TRẢM MÃ ĐAO nhà Tống

TRẢM MÃ ĐAO nhà Tống

Năm 1125, triều Liêu diệt vong, quân Kim tràn vào quan ải. Bắc Tống lúc bấy giờ đứng trước cục diện nguy khốn, người Kim mới nổi lên nên song còn tỏ ra hung ác hơn cả người Liêu, thừa thế diệt Liêu, rầm rộ xâm lăng Đại Tống. Quân Kim có thiết kỵ và khí giới hiện đại nên xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ vương triều Bắc Tống bị Kim chiếm lĩnh. Năm 1130, tướng Kim là Ngột Truật cất đại quân vượt sông Trường Giang đánh Tống, thế như chẻ tre. Đơn vị thiết kị tinh nhuệ 1500- 3000 người mang tên THIẾT PHỦ ĐỒ của Ngột Truật chính là nỗi kinh hoàng của quân Tống. Các Thiết Phủ Đồ được bọc giáp toàn thân, chỉ để lộ hai mắt và bàn tay, gần giống với các kị binh Ba Tư thế kỉ 4-7. Những con ngựa cũng được bọc giáp. Họ sử dụng giáp lamellar và giáp bông dày. Một kị sĩ sẽ được cấp cho hai con ngựa để đảm bảo được độ cơ động và khả năng tác chiến trong mọi tình huống. “Thiết Phủ Đồ” được sử dụng như một mũi dùi tiên phong lao thẳng vào đội hình quân địch. Triệu Ngạn Vệ, một người Tống đã ghi chép lại về chiến thuật của họ: “Những kị sĩ xếp thành hình tam giác hướng về phía trước, họ lao về phía kẻ thù nhanh hết mức có thể rồi sau đó tỏa ra, chạy quanh bao vây quân địch, chờ cơ hội để tấn công thêm lần nữa, nếu tình hình yêu cầu, họ có thể xuống ngựa chiến đấu như những người lính bộ binh”

Những tưởng có thể dễ dàng đánh bại quân Tống lần này, tuy nhiên Ngột Truật lần đầu tiên đối mặt với khắc tinh của mình: Nhạc Phi.

Phải nói thêm triều Tống lúc bấy giờ với nền kinh tế phát triển nhưng quân sự lại yếu hơn so với kẻ thù phương bắc như Tây Hạ, Liêu, Kim. Với việc các đồng cỏ phía Bắc đã bị chiếm nên không có kị binh mạnh chính là yếu điểm của quân đội Tống. Bởi vậy việc phát triển hàng loạt các loại vũ khí mới cho bộ binh để đối phó với kị binh phương bắc được ưu tiên hàng đầu. Thập bát ban binh khí xuất hiện từ đây. Ngoài các loại pole arm như câu liêm thương, chĩa ba… một loại vũ khí đặc biệt dùng đễ khắc chế kị binh nặng ra đời : TRẢM MÃ ĐAO.

Trảm mã đao dài trung bình khoảng 120-150 cm trong đó cán dài từ 40 -60cm, nặng 1kg 2 – 1kg 5,lưỡi thép một cạnh ( có thể thẳng hoặc hơi cong) được thiết kế không có mũi nhọn hoặc ít nhọn để ưu tiên cho động tác chém. Nói thêm rằng tuy ngựa của Thiết Phủ Đồ đươc bọc giáp nhưng bốn chân không thể bọc giáp và nó chính là mục tiêu của trảm mã đao. Vũ khí này được sử dụng trong quân của Nhạc Phi.

Sữ dụng trảm mã đao là một đơn vị giáp sĩ tinh nhuệ dũng cảm nhất được tuyển chọn gắt gao. Cũng giống như Thiết Phủ Đồ, mỗi giáp sĩ Tống được này mặt giáp toàn thân, đầu đội nón sắt rộng vành để có thể chịu được những nhát chém từ trên xuống. Khác với các loại bộ binh khác chiến đấu trong hàng ngũ dày đặc như đội hình trường thương, khiên đao, cung nỏ, …, mỗi giáp sĩ này phải tiến ra phía trước ra khỏi hàng ngũ vì động tác chém của họ đòi hỏi khoảng không khá rộng . Họ sẽ tấn công vào rìa của đội hình thiết kị.Do chiến đấu free will và xa hàng ngũ nên xác suất thương vong của các giáp sĩ này cũng khá cao.( điều này cũng có ghi trong hồi kí của Thích Kế Quang nhiều thế kỉ sau trên chiến trường với kị binh Mông Cổ) Mục tiêu duy nhất của họ trên chiến trường không phải là tay kị sĩ bọc giáp mà là … cái chân ngựa. Tài liệu TQ ghi là: “ … các giáp sĩ dùng trảm mã đao lăn xả vào chém chân ngựa…”. có thể thấy rằng người Tống đã chọn loại vũ khí “ tránh chỗ mạnh, tấn công chỗ yếu, dùng đoản đánh trường”. Trường thương của bộ binh đâm thủng người thiết kị với 2 lớp giáp dầy có thể bị mắc kẹt . Khi sữ dụng trảm mã đao, người lính có thể chém rụng hàng chục cái chân ngựa như dùng dao cắt bơ mà không sợ bị kẹt hay mất đao, dĩ nhiên trừ khi họ không bị hạ bởi trường thương dài hơn 3 m của tay thiết kị. Chỉ cần một chân ngựa rụng xuống, tay thiết kị bị ngã ngựa sẽ bị đè bẹp bởi chính đồng đội của y ở phía sau, gây hỗn loạn cho toàn đội hình.

Dĩ nhiên người Tống thiếu ngựa tốt nhưng không thiếu người và sắt thép, trong khi với việc tổn thất hơn phân nửa đội hình Thiết Phủ Đồ trong 4 trận đánh, Ngột Truật đã bị đánh bại hoàn toàn bởi Nhạc Phi.

Có thể nói Trảm mã đao không phải là vũ khí chủ yếu đánh bại thiết kị mà chính là sự phối hợp nhịp nhàng của các binh chủng, tinh thần kĩ luật trong chiến đấu của người lính. Sau nhiều thế kỉ trảm mã đao vẫn là vũ khí không thể thiếu của người lính bộ binh nặng nhà Minh tại vùng biên cương phía Bắc.



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *