Cơ chế phòng vệ là những “chiến thuật” tâm lý mà chúng ta sử dụng để bảo vệ mình khỏi những mối đe dọa hay những điều mà ta không muốn nghĩ đến hoặc đối mặt. Cụm từ này bắt nguồn từ lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud nhưng dần trở thành ngôn ngữ thường ngày. Thực tế là chúng ta vẫn hay sử dụng những cơ chế phòng vệ trong đời sống mà không hề nhận ra. Và dưới đây là 10 cơ chế phòng vệ phổ biến nhất.
- Chối bỏ (Denial)
Chối bỏ có lẽ là một trong những cơ chế thường gặp nhất, được sử dụng khi một người từ chối chấp nhận một hiện thực hay sự thật, dù nó là hiển nhiên. Cơ chế này có mục đích bảo vệ bản ngã khỏi những thứ mà chủ thể không thể đối mặt nổi. - Đè nén (Repression)
Đè nén giúp giữ những ký ức khó chịu không xâm nhập vào vùng ý thức. Tuy nhiên, những ký ức này không biến mất đi mà chúng sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lên hành vi.
Ví dụ, một người đè nén ký ức bị bạo hành khi còn nhỏ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tạo dựng những mối quan hệ sau này khi lớn lên. - Phóng chiếu (Projection)
Phóng chiếu là một cơ chế tự vệ khi chủ thể lấy những cảm xúc hay phẩm chất khó chấp nhận của bản thân và gán chúng lên người khác.
Ví dụ, nếu bạn cực kỳ không ưa một ai đó, bạn có thể tin rằng người đó cũng chẳng ưa gì bạn. Phóng chiếu cho phép chủ thể bộc lộ những khao khát hoặc thôi thúc ra ngoài nhưng bản ngã không nhận ra sự thể hiện này, chính vì vậy lo âu của chủ thể mới nhờ đó mà giảm xuống. - Đổi chỗ (Displacement)
Đổi chỗ là việc trút nỗi bực dọc, cảm xúc, thôi thúc đè nén của chủ thể lên những người hoặc những vật ít có khả năng đe dọa đến chủ thể hơn.
Ví dụ, sau một ngày làm việc tệ hại, bạn trút sự tức tối lên vợ/ chồng hoặc con cái vì làm điều này với sếp của bạn sẽ mang lại hậu quả khôn lường. - Thoái lui (Regression)
Trong những lúc căng thẳng, bạn có thể thấy rằng hành vi của mình trở nên trẻ con hơn. Đây là một trong những cơ chế bảo vệ được gọi là thoái lui. Sự thoái lui khiến bạn quay trở lại giai đoạn phát triển trước, có những hành vi khiến bạn dễ chịu hơn để tránh khỏi việc đối mặt với tình huống thực tế.
Ví dụ, một người phụ nữ tranh cãi với ai đó tại nơi làm việc và bắt đầu khóc nức nở không kiểm soát được. - Hợp lý hóa (Rationalization)
Hợp lý hóa diễn ra khi chủ thể giải thích một hành vi hay cảm xúc không được chấp nhận theo một cách thức hợp lý, logic để biện minh cho những lý do thực sự đằng sau hành vi.
Ví dụ, một sinh viên có điểm bài kiểm tra tệ hại có thể sẽ đổ lỗi cho người hướng dẫn thay vì thừa nhận mình thiếu sự chuẩn bị. - Thăng hoa (Sublimation)
Thăng hoa là một cơ chế tự vệ được coi là tích cực vì nó giúp ta bộc lộ những thôi thúc không được chấp nhận bằng cách điều chỉnh những hành vi này theo cách thức dễ được chấp nhận hơn.
Ví dụ, một người trải nghiệm cơn giận tột độ có thể sẽ lao vào chơi đấm bốc, lấy đó là phương tiện để trút giận. - Hình thành phản ứng ngược. (Reaction Formation)
Những người sử dụng cơ chế bảo vệ này nhận ra cảm xúc của họ, nhưng họ chọn cách cư xử ngược lại với tính cách hoặc bản năng của họ.
Ví dụ, một người phản ứng theo cách này có thể cảm thấy họ không nên bộc lộ cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như tức giận hoặc thất vọng. Thay vào đó, họ chọn phản ứng theo cách tích cực một cách quá mức. - Phân chia (Compartmentalization)
Phân chia là một cơ chế bảo vệ mà chúng ta sử dụng để tránh sự lo lắng nảy sinh từ sự xung đột của các giá trị hoặc cảm xúc trái ngược nhau ở bên trong mình.
Ví dụ, một nhà khoa học rất sùng đạo có những niềm tin đối nghịch nhau trong các ngăn nhận thức khác nhau, chẳng hạn như khi người đó ở trong nhà thờ, người đó có thể có niềm tin mù quáng, nhưng khi ở trong phòng thí nghiệm thì lại đặt nghi vấn với mọi thứ. - Trí tuệ hóa (Intellectualization)
Trí tuệ hóa là cơ chế bảo vệ chúng ta khỏi sự lo âu của một tình huống căng thẳng bằng cách tiếp cận vấn đề từ góc độ logic và bỏ qua yếu tố cảm xúc.
Ví dụ, nếu người A thô lỗ với người B, B có thể nghĩ về những lý do có thể khiến A hành xử như vậy. B có thể hợp lý hóa rằng A đang có một ngày căng thẳng.