Tổng thuật về Champa: Cham từ hưng vong đến suy tàn
Trong các sách giáo khoa lịch sử Việt Nam kể cả trong giáo trình đại học của các trường Khoa học xã hội nhân văn thì Cham hiện diện rất ít ỏi. Chân dung Cham thường được vẽ nên như sau: Vương quốc này nằm ở miền Trung Việt Nam vốn kế thừa từ Văn hóa Sa Huỳnh mà lên. Tính thường hung hãn hiếu chiến. Họ hay xâm lấn và có đôi khi còn liên minh China để xâm lăng Đại Việt.
Trong nhận thức của người dân, thì Cham thoang thoảng ở thánh địa Mỹ Sơn, ở tháp Chàm. Đại khái vẫn hay cho rằng Cham vì quá cứng đầu, ham chinh chiến với Đại Việt nên thành mất nước. Cũng có đôi khi gọi Cham là Hời, còn sử sách (phong kiến) thì gọi Cham bằng Mọi
Nhưng Cham không phải chỉ có thế, trong khoảng 1600 năm, Cham đã có một nền văn hóa – văn minh rực rỡ. Sự giàu có, hay cái gọi là ánh sáng Lâm Ấp từng lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á. Cham cũng có những đóng góp, nuôi dưỡng không nhỏ cho văn hóa Việt.
* Bài viết xuất phát từ yêu cầu bạn đọc
* Bài viết dựa trên quan điểm và kiến thức cá nhân, có thể đúng và cũng có thể sai.
* Không nên coi đây là một tiểu luận khoa học. Trên kiến thức cá nhân, người viết chỉ cố gắng đưa đến bạn đọc một số kiến thức cơ sở về Champa.
* Khi tìm hiểu Cham có 02 mà người Việt ta cần bỏ đi: tinh thần So vanh, và Chủ nghĩa dân tộc quá khích. Sự thực là người Việt kế thừa từ Cham rất nhiều, thậm chí cả trong tiềm thức.
I – LIÊN BANG CHAMPA
Cham tóc xoăn, da đen, người thấp mà chắc, đặc trưng giống Nam Đảo. Về mô tả hình dung khá giống với nhân dạng của Quang Trung Nguyễn Huệ. Còn người Việt da mái vàng, tóc thẳng, mũi tẹt, râu lưa thưa.
Cham hiện có khoảng hơn 160 ngàn người ở Việt Nam được nhà nước công nhận là Cham, nhưng thực tế họ có liên kết, quan họ hàng rất gần với Bana, Ê Đê, Chu ru…
Giáo sư Lương Ninh cho rằng cư dân văn Sa Huỳnh đã tỏa đi lên phía Bắc, vượt đèo Hải Vân, xuống phía Nam đi đến tận vùng Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. ThẬM chí “Có lẽ, một nhóm người Sa Huỳnh đã đi về phia Tây, ngược lên núi, lách qua người H’Re người Sedang và Banahr, để tìm thêm đất sống”. Nhiều học giả cho rằng Champa là sự tiếp nối của Sa Huỳnh.
Người Cham dựng nước
Sử liệu China ghi rằng cuối Thế kỷ II ở cực nam của Giao Chỉ (tương đương với Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) ngày nay trở nên bất trị. Một thủ lãnh ở địa phương là Khu Liên thống kế được hai tộc Cau, Dừa, đánh bại quân Hán. Nhà nước Lâm Ấp ra đời năm 192.
Tuy nhiên nhiều người cho rằng họ không hề có danh xưng là Lâm Ấp. Trước sau chỉ có Champa thôi. Và tên gọi Lâm Ấp chỉ là một cách gọi nhầm của China.
Cũng lại có giả thuyết cho rằng Champa (Indrapura) thực chất là một thuộc địa của Thành bang Cham mãi tận Sông Hằng (Ấn Độ). Giả thuyết này cho rằng chữ Cham ban đầu rất đẹp mà càng về sau càng trở nên cẩu thả, xấu xí. Đấy là vì tinh hoa Ấn Độ đã bị lu mờ, thay vào đó là giới Bình dân bản địa lên nắm quyền.
Dù bất cử giả thuyết thì trên địa bàn khu vực miền Trung Việt Nam hiện nay đã vào quãng Thế kỷ II sau CN, Cham đã lập quốc. Cũng từ đây hình thành ra mô thức vừa đối kháng vừa hòa hoãn vừa cùng hưởng lợi giữa contex Đông Bắc Á và contex Đông Nam Á.
Cham vẫn triều cống với thiên tử Trung Hoa, nhưng khi hùng mạnh lại có ý định quản lĩnh Giao châu (Giao chỉ, sau là An Nam). Sử Việt cười là “con ếch muốn nuốt con bò”. Khi nhà Hán hưng vượng thì con đường tơ lụa trên biển cũng mở ra. Người Cham đã hội lưu cùng con đường này để kiến thiết và phát triển quốc gia.
Họ giầu đến nỗi thường dân cũng mặc áo thêu chỉ vàng. Họ đi lại giữa hai thế giới China và Idia và là một thế lực hàng hảng đương thời. Đến nỗi Biển Đông từng được người Bồ Đào Nha ở thế kỉ XVI gọi là Biển Champa – Sea of Champa.
Không gian văn hóa Cham
Cham (Champa) có năm tiểu vương quốc. Lần lượt từ Bắc vào Nam là Indrapura (vùng Quảng Bình, Quảng Trị – có thể có thêm vùng từ bắc đèo Ngang – Hoành Sơn đến Cửa Sot) – Amaravati (vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi) – Vijaya (Bình Ðịnh) – Kauthara (Phú Yên, Khánh Hòa) – Panduranga (Phan Rang, Phan Rí).
Tên các tiểu quốc này đều rất Ấn. Thậm chí ta có thể thấy cả Amaravati ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ.
Phía Bắc, theo sử chính thống thì lãnh thổ Cham đến Hoành Sơn. Tuy nhiên cổ sử Việt lại cho biết Nam Giới (Cương giới phía Nam của nước Việt) là ở miền Cửa Sót. Đoạn bắc Đèo Ngang từ Kỳ Anh ra tới hết Cẩm Xuyên (khoảng 50km) cũng phát lộ rất nhiều giếng cổ Champa. Như vậy phải chăng biên giới phía Bắc của Cham có thể đã mở lên đến cực hạn là chỗ sông Hạ Vàng (Hà Tĩnh ngày nay)?
Phía Nam Cham giáp với Phù Nam (sau này là Chân Lạp Thủy). Trái độn là Mạ quốc và Xương Tinh Thành (tức người Mạ, người Stiêng) – Bà Rịa, lên đến Bình Dương, Bình Phước. Phía Tây có cao nguyên Kontum, Đắc Lắc và cả không gian Tây Nguyên cũng được coi là biên giới chính trị của người Cham. Tháp Yang Prong ở Ea súp (Đắk lắk) là minh chứng rõ ràng nhất cho sự hiện diện của văn hóa Cham tại Tây Nguyên.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giữa Cham và các dân tộc như Bana, E đê, Churu… có mối quan hệ huyết thống khá gần gũi. Thậm chí có vị vua Cham còn người gốc Churu như Po Rome. Nhiều người Tây Nguyên cũng trở thành các quan lại, sĩ quan trong triều đình Cham.
Liên bang Cham, một nhà nước lỏng lẻo?
Không trung ương tập quyền như người Việt, các tiểu quốc Cham (đôi khi tôi còn nghĩ là thành bang Cham) tồn tại khá độc lập với nhau. Và thường chỉ gắn kết bởi yếu tố tôn giáo tín ngưỡng. Có lẽ Tiểu quốc hùng mạnh nhất sẽ đóng vai trò là người lãnh đạo như với trường hợp Indrapura, Panduranga (thời kỳ Hoàn Vương quốc) hay Vijaya say này.
Giữa các tiểu quốc Cham đôi khi cũng phát sinh xung đột. Dương Mại II chạy nạn Đàn Hòa Chi (năm 436) lại … tiện tay chiếm luôn Vijaya, Kauthara. Còn Panduranga nằm tận cực nam của liên bang lại có thánh địa Ponagar thì luôn … ương ngạnh.
Trên những tư liệu lịch sử Việt Nam, người viết cho rằng, trong chiến tranh với Đại Việt, Cham đã không huy động toàn bộ sức mạnh của cả Liên Bang. Cuộc Thay vào đó chỉ là sự đối đầu lần lượt của Indrapura, Vijaya, Kauthara và cuối cùng Panduranga bị đổi thành Thuận Thành trấn rồi tiêu vong vào năm 1832.
Cuộc viễn chinh Đồ Bàn của Lê Thánh Tông năm 1471 thực chất là cuộc đụng độ giữa Đại Việt và Vijaya. Các tiểu quốc Cham còn lại không thấy có việc đưa cứu viện. Hạ Đồ Bàn xong, vua Lê Thánh Tông còn phong vương cho 3 tiểu quốc Cham trong đó Hoa Anh thực chất là Kauthara, và Nam Bàn có lẽ là vùng lãnh thổ Cham thuộc về Tây Nguyên ngày nay.
Yếu tố khu biệt của các Tiểu quốc Cham
Các tiểu quốc Cham đều được ngăn cách nhau bởi các con đèo như Đèo Hải Vân (ngăn cách Indrapura với Amaravati). Vijay nằm ở miền Bình Định ngày nay bắc có đèo Bình Đê, nam có đèo Cù Mông. Amaravati bắc có đèo Hải Vân, nam có đèo Bình Đê…
Giữa khoảng hai cái đèo như vậy là là một khu tương đối rộng rãi được bồi đắp bởi các con sông như: sông Hương (Huế), sông Thu Bồn (Quảng Nam) – gắn với văn hóa Sa Huỳnh, sông Đà Rằng (Phú Yên)… hoặc vũng vịnh rất thuận lợi cho việc làm cảng biển.
Thành Phật Thệ cũng rất giàu có, nó bị tàn phá bởi các cuộc tấn công của nhà Tiền Lê, và nhà Lý. Vijaya với kinh thành Đồ Bàn (theo cách gọi của Sử Việt) cũng là một thương cảng lớn cho tới tận năm 1471.
Và từ sự khu biệt như vậy các tiểu quốc Cham ra đời. Đại khái mặt tiền thì hướng ra biển, bao quanh là núi non với hai con đèo chặn nam và bắc. Trung tâm là một đô thành như là Phật Thệ, Đồ Bàn… đóng vai trò là một thương cảng. Bao quanh thủ đô là một vùng nông thôn. Có vẻ các tiểu quốc Cham khá là giống với sự hình thành của các thành bang Hy Lạp xưa kia?
Indrapura (thường bị gọi là Lâm Ấp). Tục gọi là dòng Dừa. Do nằm ngay trên con đường thương mại biển Đông, giỏi nghề đi biển, sản vật phong phú nào trầm hương, ngà voi, giỏi việc tìm nguồn nước (đào giếng) canh nông lên Indrapura rất thịnh vượng. Khi Đàn Hòa Chi, Tông Xác (tướng nhà Lưu Tống) đã cướp của thành bang này 10 vạn cân vàng chưa kể vô vàn đồ quý hiếm khác.
Indrapura suy yếu vào quãng Thế kỷ 7, 8. Lịch sử Cham được tiếp nối bởi thời kỳ Hoàn vương quốc. Dòng Cau phía Nam (Kauthara và Panduranga) nổi lên. Sử Trung Quốc gọi đây là thời Hoàn Vương quốc. Hoàn Vương Quốc (Kinh đô tôn giáo là Ponagar – Nha Trang ngày nay) thịnh vượng trong khoảng trăm năm. Hoàn Vương Quốc bị giặc biển Chà Và (Java), Chân Lạp (Khờ Me) liên tục tấn công, tàn phá.
Trong khi các tiểu quốc Cham phải vất vả chống với Đại Việt, rồi cuộc xâm lăng của Khờ Me, Panduranga kéo chiến thuyền ngược sông Mekong. Quân Panduranga tiến vào Biển Hồ tập kích, giết vua Chân Lạp và đô hộ nước này từ 1177 – 1190.
Phần sau: Ánh sáng Champa: Văn hóa và Kinh tế
Ngay ở vùng Bắc Bộ ta cũng thấy rất nhiều những Cham. Cái cối xay thóc ngày xưa! Khúc hát Quan Họ thì ôi chao hệt với dân ca Cham. Kinh thành Thăng Long Lý Trần, người Việt xiết bao tự hào vẫn có bóng hình Cham.
Giếng nước cũng là tạo tác là di sản của Cham (còn các dân Bách Việt thì chỉ dẫn nước từ núi đồi cao về bản, hoặc dựng nhà ngay bên suối nước). Nước mắm, lúa Chiêm (lúa Chiêm Thành) nữa… toàn những thứ gắn với ông bà, cha mẹ ta từ… thủa ấu thơ.
Ngày xưa bà đội thúng đi chợ, thì cũng hệt với các mẹ người Cham mãi tận ngày nay. Cái Áo Dài mà ta tự hào, chao ôi nó lại giống với Aw Kamei. Mà âm “Áo” (người Việt) với “Aw” (âm Cham) cũng rất gần gụi.
Ngắt bài, chờ view! Biên hết lấy gì mai biên?