Tôn giáo, 1 vấn đề nhạy cảm, nhạy cảm tới mức mà con người sẵn sàng lao vào chém giế…

Tôn giáo, 1 vấn đề nhạy cảm

Tôn giáo, 1 vấn đề nhạy cảm, nhạy cảm tới mức mà con người sẵn sàng lao vào chém giết nhau còn ác hơn cả Liên Xô với Đức Quốc Xã. Từ khi Tây La Mã sụp đổ, các cuộc giao tranh giữa hai tôn giáo Kito và Islam trên bán đảo Iberia, Bắc Phi, Tiểu Á diễn ra liên miên nhưng vào năm 1095, một sự kiện trọng đại, đánh dấu cho 1 chuỗi những cuộc chiến liên lục địa giữa hai tôn giáo diễn ra sau đó chính là cuộc Thập tự chinh lần nhất (1095-1102) và đây chính là nguyên nhân:
Cuộc thập tự chinh lần nhất
Cuộc thập tự chinh lần nhất (1095-1102) là một chiến dịch quân sự được tiến hành bởi các quốc gia lớn ở Châu Âu lúc bấy giờ nhằm tái chiếm Jurusalem và Vùng đất Thánh khỏi sự kiểm soát của Hồi Giáo. Được phát động bởi Giáo hoàng Urban II và từ sự cầu cứu từ Hoàng đế Alexios I Komnenos của đế quốc Đông La Mã hay còn gọi là đế quốc Byzantine, khoản 60.000 quân cùng với nửa số đó là dân phu lên đường thực hiện lời kêu gọi. Sau những chiến dịch quân sự dài dằng dẳng diễn ra ở vùng Tiểu Á và Trung Đông, những thành phố lớn như Nicaea, Atioch rơi vào tay của quân thập tự và cuối cùng là thành Jurusalem thần thánh vào ngày 15/7/1099. Nhiều cuộc thập tự chinh khác đã diễn ra sau đó, mục tiêu của các cuộc trường chinh này bắt đầu rộng ra và đương nhiên chiến trường sẽ không chỉ diễn ra trên đất Hồi Giáo, đến ngay cả thành Constantinople cũng phải hứng chịu chiến tranh.
Nguyên nhân của cuộc thập tự chinh lần nhất
Nguyên nhân đầu tiên và cũng là quan trọng nhất dẫn đến cuộc thập tự chinh là phát triển không ngừng của đế quốc Hồi giáo Seljuks, khởi nguồn là một bộ tộc người Turk ở vùng thảo nguyên Khwarazm. Phát triển dần và hấp thụ văn hóa Ba Tư, đế quốc này từng trải rộng khắp vùng Tiểu Á, Hindu Kush và trải thẳng tới vịnh Ba Tư. Selijuks trên quá trình hình thành đã có một chiến thắng lớn trước quân Byzantine nhằm giành lấy vùng Tiểu Á, đặc biệt nhất là trận Manzikurt tại Armenia vào tháng 8 năm 1071. Chiến thắng vang dội này dẫn đến việc Đông La Mã mất luôn 2 thành phố quan trọng là Edessa và Antioch. 7 năm sau, Selijurks chính thức trở thành Hồi quốc Rum theo dòng Sunni, đóng đô ở Niceae thuộc vùng Bithynia, cầu nối giữa Á và Âu tại tây bắc Tiểu Á. Cuối cùng, thành Jurusalem về tay Hồi quốc Rum trước năm 1078.
Hoàng đế Byzantine Alexios I Komnenos (trị vì: 1081-1118) nhận thấy sự bành trướng của Hồi quốc Rum vào vùng đất thánh là lúc ông cầu viện thế giới phương Tây nhằm đoạt lại Tiểu Á. Lời khẩn cầu của Hoàng đế được hoàn thành vào tháng 3 năm 1095 và được gửi đến Giáo hoàng Urban II (tại vị: 1088-1099), Giáo hoàng lập tức hồi âm rất tích cực và bắt đầu chiến dịch vận động các lãnh chúa Châu Âu hưởng ứng. Trước đó, Giáo hoàng đã gửi quân đến cứu giúp Hoàng đế nhằm chống lại các hoạt động quấy phá biên cương của từ các bộ lạc bán du mục Pecheneg tại phía bắc sông Danube của đế quốc. Nhưng lần đó Alexios từ chối lời giúp đỡ này với nhiều lí do. Tuy nhiên, lần này lại khác, một cuộc thập tự chinh nhằm đưa vùng đất thánh về với Thiên Chúa là một việc làm tất yếu, không có gì để thắc mắc. Đó là phương thức bảo vệ tốt nhất đối với mộ Chúa Jesus, nhà thờ Mộ Thánh tại Jurusalem. Ngoài ra, giáo dân sống tại đó hoặc tổ chức hành hương đến rất cần sự bảo vệ (các hội thánh hiệp sĩ hình thành từ đây).
Một cuộc thập tự chinh như thế còn là tăng uy danh của Giáo Hoàng, củng cố vị trí của mình tại bán đảo Ý sau nhiều lần bị Hoàng đế HRE uy hiếp, thậm chí có lần Giáo Hoàng phải dời đô khỏi thành Rome. Không những thế, Urban II còn có tham vọng thống nhất hai tông phái Catholic và Orthodox, vượt lên trên cả Đức thượng của tòa thánh Constantinople. Hai tòa thánh ở Rome và Constantinople đã gần như tuyệt giao sao Đại ly gián năm 1054 do sự bất tương đồng về giáo lý và cách cử hành lễ nghi. Để tránh những lời chất vấn về cuộc hành quân này tòa thánh Vatican đã trích dẫn một đoạn trong Kinh thánh và còn nhấn mạnh rằng đây là cuộc hành trình giải phóng chứ không phải tấn công và mục tiêu của nó rất đúng đắn và hợp ý Chúa.
Vào ngày 27/11/1095, Giáo hoàng Urban II chính thức phát động cuộc thập tự trong một bài diễn văn tại hội đồng Clermont ở Pháp. Thông điệp của bài phát biểu như là sự Khoan hồng đối với các hiệp sĩ rằng: “Những ai đứng ra bảo vệ lãnh thổ của Thiên Chúa sẽ tham gia cuộc hồi hương gian khổ này, mọi tội lỗi sẽ được rửa sạch và linh hồn của các người sẽ được ban phước đời đời ở kiếp sau”. Ngay sau hội nghị tại Clermont chấm dứt, Giáo hoàng Urban II tiếp tục đi khắp nước Pháp để vận động sự ủng hộ của người dân và mộ thêm lính. Các sứ giả mang theo thông điệp của Giáo hoàng bắt đầu tỏa đi khắp Châu Âu, những thánh đường lớn như Limoges, Angers, và Tours trở thành những trung tâm tuyển lính, những nhà thở nhỏ khác ở các vùng nông thôn cũng đóng vai trò tương tự, đặc biệt là các tu viện. Lời kêu gọi: “Hãy cầm lấy Thập giá” được nhiều người hưởng ứng, họ lần lượt tuyên thệ trở thành một chiến binh thập tự và được đeo thập giá lên vai để thể hiện lòng trung thành. Khắp cả Châu Âu, các hiệp sĩ và binh lính bị khuấy động bởi những ý niệm về lòng sùng đạo, sự cứu rỗi, sự phiêu lưu và đặc biệt là của cải vật chất thu được sau chiến tranh. Ngày khởi hành được ấn định là ngày 15/8 năm 1095, khoảng 60.000 quân bao gồm 6000 hiệp sĩ sẽ lên đường đến Tiểu Á trong cuộc thập tự chinh lần nhất.
Về phía lực lượng Hồi giáo
Hồi quốc Rum sau khi bành trướng ra khắp cả vùng Tiểu Á và bắc Syria đang dần trở nên mất đoàn kết nội bộ. Nhà Fatimid dòng Shitte ở Ai Cập đang tranh giành với Hồi quốc Rum thành Jurusalem và chiến thắng trước khi quân Thập đến vài tháng sau. Khó khăn chưa giải quyết xong thì Sultan Malikshah băng hà năm 1092, điều đó tạo ra một khoảng trống quyền lực lớn lao và các lãnh chúa người Hồi giáo bắt đầu tranh giành vị trí tối thượng đó. Thêm một khó khăn trong cuộc chiến sắp tới của quân Hồi giáo trước sự xâm lăng của Thiên Chúa giáo đó là nơi xảy ra chiến sự cách quá xa thủ đô Baghda của đế quốc và vì thế, nguồn lực để tiếp ứng không được dồi dào. Tuy nhiên, sự thiếu sót lớn nhất của phe Hồi giáo nằm ở nhận định mang tính chiến lược của 2 dòng Sunni và Shitte, các nhà lãnh đạo cho rằng cuộc thập tự chinh này chỉ là những vụ cướp phá được Byzantine đứng ra tổ chức nhưng sự thật là quân Thập tự đến vùng Levant để chiếm đóng vĩnh viễn.
Nguồn:https://www.ancient.eu/First_Crusade/
Diễn biến cuộc chiến: https://www.youtube.com/watch?v=ydVFqpbIIwA
https://www.youtube.com/watch?v=v_8NtmecHMA





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *