Tom Scott và học trò của mình Andrew Carnegie đang xoay xở để sống sót

Tom Scott và học trò của mình Andrew Carnegie đang xoay xở để sống sót. Kể từ khi các đường ống của Rockefeller không được mở rộng tới Pittsburgh, ông ta bắt buộc phải tiếp tục sử dụng tàu hỏa của Tom Scott. Nhưng Scott biết rằng nếu ông và Carnegie không kinh doanh đa dạng, họ sẽ không thể sống sót. Scott nghĩ ra một kế hoạch táo bạo để mở rộng đế chế của mình. Một kế hoạch mà chắc chắn thu được chú ý của Rockefeller. Ông ta thâm nhập vào kinh doanh dầu mỏ bằng cách xây dựng các tuyến đường ống của riêng mình.
Nhưng điều mà John Rockefeller ghét hơn bất kỳ thứ gì khác, đó là cạnh tranh. Tom Scott đang khai chiến.
Nước Mỹ lớn mạnh sau Nội chiến là nhờ đường sắt kết nối đất nước, và dầu lửa để thắp sáng. Không ai đầu tư cho sự tăng trưởng nhiều hơn John D. Rockefeller, người mà bây giờ đã kiểm soát 90% thị trường dầu mỏ Hoa Kỳ. Với cái chết của Cornelius Vanderbilt, chỉ còn người duy nhất cản trở con đường Rockefeller kiểm soát toàn bộ ngành dầu mỏ. Đó là Tom Scott.
Có một sự ngưỡng mộ lẫn nhau giữa các nhà đầu tư, nhưng sự ngưỡng mộ đó đi kèm với sự ngờ vực sâu sắc. Các nhà đầu tư lớn ngày nay nhìn nhau rất thận trọng. Rockefeller coi Tom Scott, của công ty đường sắt Penn Railroad, như là một đối thủ. Các chuyến tàu của Tom Scott vận chuyển dầu từ nhà máy của Rockefeller ở Pittsburgh, nơi mà các đường ống của Standard Oil không vươn tới được. Với tất cả những lợi thế, Scott tin rằng ông có đủ đạn dược để tấn công Rockefeller. Nhưng Rockefeller không phải là kẻ chạy trốn khỏi cuộc chiến.
Đóng cửa nhà máy sẽ tốn của Standard Oil cả một gia tài về doanh thu, nhưng với Rockefeller, tiêu diệt đối thủ còn quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác. Không có dầu của Rockefeller, Scott mất gần một nửa doanh thu, khiến ông phải sa thải 10 ngàn lao động, và quyết liệt cắt giảm tiền lương. Những người công nhân đó xuống đường phản đối. Và khi bóng tối bao trùm Pittsburgh, bạo lực lên ngôi. Lửa bốc cháy ở sân ga của Tom Scott. Trước khi trời sáng, hơn 39 tòa nhà và 1200 toa tàu bị phá hủy. Công ty của Tom Scott nằm trong đống đổ nát. Đó là cách chủ nghĩa tư bản làm việc. Đường sắt từng là nhà cung cấp vận tải lớn nhất cho công nghiệp dầu mỏ. Nhưng cuối cùng họ tự đánh mất tất cả.
John D. Rockefeller đã thay thế Cornelius Vanderbilt trở thành người giàu nhất nước Mỹ. Tài sản ròng của ông là hơn 150 triệu đô-la tương đương 225 tỉ ngày này. Thật sự là đáng kinh ngạc rằng một cá nhân có thể cung cấp tới 98% lượng dầu hỏa và cuối cùng là tất cả các sản phẩm từ dầu trên toàn thế giới. Nhưng tất cả các người khổng lồ đều có mục tiêu. Và giờ Rockefeller chuẩn bị đối mặt với thử thách lớn nhất của ông.
Tom Scott, người thầy của Andrew Carnegie, được chôn vào một ngày mưa ở ngoại ô Philadelphia. Ông chết trong thất bại. Bị thua cuộc và làm nhục dưới tay của John D. Rockefeller. Đó là sự mất mát rất lớn đối với Carnegie. Không có Tom Scott thì Carnegie cũng không có được như ngày hôm nay.
Ở tuổi 12, Andrew Carnegie đã bắt đầu làm việc cho một công ty đường sắt địa phương ở Pittsburgh. Tại đó, ông ấy gặp chủ tịch của công ty, Tom Scott. Scott thích sự trẻ trung của Carnegie và Scott thuê cậu bé làm trợ lý cho ông ta. Khi Andrew Carnegie thể hiện được sức mạnh của trí thông minh trong những việc mình chịu trách nhiệm, Scott đã nhận ra đây là con người đáng để bồi dưỡng, đáng để nuôi dạy. Ở tuổi 24, Carnegie đã đảm nhận vị trí giám đốc công ty. Làm việc cùng với Scott để nhìn xa trông rộng mở rộng đường sắt về phía Tây.
Scott: Ta đã mua 100.000 cổ phiếu với giá 10 đô la một cổ phiếu trước khi tin tức về hợp đồng lan đi. Khi mọi việc đã công khai, cổ phiếu tăng giá gấp đôi. Ngày hôm sau, cậu biết ta làm gì không? Ta bán sạch. Ta không phải xây thứ gì. Chìa khóa là mở rộng về phía Tây.
Carnegie: – Vâng, thưa ngài.
Scott: – Đây. Đây là chỗ ta muốn xây một chiếc cầu. Ngay đây. Cậu có tin là mình làm được không?
Carnegie: – Có, thưa ngài.
Scott: – Ta biết một nhà thiết kế giỏi. James Eads. Hắn ta điên, nhưng là một thiên tài.
Carnegie: – Người đó sẽ xây cầu ư?
Scott: – Không. Nhưng anh ta làm việc nhanh, và giá thì rẻ. Anh ta có thể làm mọi việc. Đi thôi.
Cây cầu mà Scott vạch ra sẽ là cây cầu lớn nhất nước Mỹ. Vấn đề là, Carnegie không biết làm sao thế nào để xây nó.
Cây cầu bắc qua sông Mississippi sẽ nối phía Đông với phía Tây; điều chưa từng có trước đây.Vượt qua sông Mississippi, đó là chìa khóa cho thành công đối với bất kỳ công ty đường sắt nào. Một khi đã vượt qua được sông Mississippi thì có thể dễ dàng tiến về phía tây. Câu hỏi là làm cách nào để vượt qua sông Mississippi? Cây cầu sẽ phải dài hơn 1 dặm. Một trong 4 cây cầu xây vào lúc đó đã sập. Và không ai xây một cây cầu đường sắt to cả. Nhưng Carnegie biết phải mạo hiểm thì mới thành công lớn. Ông đầu tư mọi thứ ông có vào cây cầu. Andy Carnegie chuẩn bị cẩn thận từng bước một. Ông tin là mình có thể làm được.
Thép là kim loại cứng nhất từng được sản xuất vào thời điểm đó. Được tạo thành bởi hỗn hợp sắt và các bon ở nhiệt độ hơn 2000 độ. Vấn đề là nó quá đắt đỏ và rất khó để sản xuất hàng loạt. Ở thời của Carnegie sắt rất hiếm, nó chỉ được dùng để sản xuất các đồ vật nhỏ. Nĩa, dao, và đồ trang trí. Cho tới tận lúc đó chưa ai từng dùng sắt để xây dựng các công trình lớn.
Nhà phát minh người Anh Henry Bessemer, đã tạo ra thiết bị rút ngắn thời gian sản xuất thanh đường ray đơn bằng thép từ 2 tuần xuống 15 phút. Carnegie hiểu được vai trò của của công nghệ mới này và bắt đầu vận dụng nó. Mỗi doanh nhân có một nét riêng, có một tài năng riêng biệt, một sản phẩm riêng biệt, khả năng riêng biệt. Điều quan trọng là đi tìm nó, và sau khi tìm thấy nó thì dùng nó làm vốn. Với thép trong tay, Carnegie đã có khả năng để bắt đầu xây dựng.
Ở tuổi 33, Andrew Carnegie đã sẵn sàng đương đầu với những điều không thể. Xây dựng cây cầu lớn đầu tiên bắc qua sông Mississippi là điều tưởng như không thể đầu tiên để kết nối nước Mỹ. Nhưng quyết định sử dụng thép đã cho Carnegie thấy sự tốn kém. Sau 2 năm lập kế hoạch Carnegie mới bắt đầu xây dựng. Dù tính toán rất chi tiết nhưng chi phí xây dựng liên tục tăng. Ngân quỹ không còn đồng nào, Carnegie buộc phải tạm dừng xây dựng. Giấc mơ đẹp của ông dần trở thành ác mộng. Nhưng ông sẽ không bỏ cuộc mà không chiến đấu.
Với một mức giá khổng lồ. Công trình xây dựng vượt dự toán nhiều lần khiến quỹ xây dựng của Carnegie nhanh chóng trống rỗng. Đó là một áp lực không nhỏ mà Canegie phải giải quyết. Tuyệt vọng, Carnegie tiếp cận các nhà đầu tư, tìm thêm nguồn tiền mặt.
   "Các ông sẽ rất vui khi biết rằng tiến độ xây dựng cầu St. Louis đang rất thuận lợi. Tôi tin tưởng rằng thép rất có tương lai; tuy nhiên, cung cấp một số lượng lớn thép là một khó khăn, khiến chúng tôi bị trì hoãn. Nó cũng được chứng minh là rất tốn kém. Theo dự đoán của tôi chúng ta sẽ cần thêm một triệu đô la trước năm mới. Nhưng tôi hoàn toàn tự tin khi khánh thành mọi người sẽ tới chiêm ngưỡng cây cầu như là kỳ quan thứ 8 của thế giới"
Trân trọng,
Andrew Carnegie.
Nỗ lực của Carnegie cuối cùng đã có kết quả: tài chính được đảm bảo. Và sau 4 năm, cây cầu được hoàn thành. Đó là một thành tựu thật ngoạn mục.
Sau thành công đó, Carnegie nhận thêm nhiều đơn hàng cho thép của ông, hơn nhiều lần khả năng ông có thể cung cấp. Và khách hàng lớn nhất của ông là ngành công nghiệp mà ông nắm rõ nhất – Đường sắt. Ngành đường sắt đang tìm cách thay thế các cây cầu cũng như đường ray của nó bằng thép. Nhưng Carnegie không thể sản xuất đủ thứ kim loại mới này cho các đơn hàng. Ông cần phải tăng cường khả năng sản xuất của mình. Và để làm điều đó, ông cần huy động thêm vốn bổ sung. Vậy nên ông quay lại người thầy cũ của mình, Tom Scott. Với sự giúp đỡ của Scott, Carnegie đã có số vốn hơn 21 triệu đô-la theo tỉ giá hiện nay. Với số tiền đó, ông bắt đầu xây dựng nhà máy thép đầu tiên của mình. Ông nhìn thấy tương lai và ông sẵn sàng đầu tư vào nơi mà những nhà đầu tư Mỹ khác đang sẵn sàng đầu tư: xây dựng các nhà máy khổng lồ.
Với diện tích hơn 4 mươi ngàn mét vuông tại ngoại ô Pittsburgh, nhà máy thép Carnegie là nhà máy lớn nhất quốc gia. Có khả năng sản xuất 225 tấn thép một ngày.
Với nhà máy mới, Carnegie có thể cung cấp đủ số thép mà quốc gia cần. Và thép giúp ông có một gia tài. Nhưng thời kỳ của Carnegie đột nhiên không thể tồi tệ hơn. Sau nhiều năm phát triển quá mạnh, đường sắt phải vật lộn với vấn đề lợi nhuận. Có quá nhiều công ty đường sắt vào thời gian đó. Không có đủ lượng hàng hóa vận tải để duy trì chúng. Với sự khan hiếm hàng hóa của đường sắt, John Rockefeller nhận thấy cơ hội. Và các cuộc thương lượng để giảm giá thành vận chuyển dầu.
Thầy của Carnegie, Tom Scott, cố gắng điều chỉnh. Nhưng ông không thể tồn tại mà không có dầu của Rockefeller. Sự nghiệp của ông bị đập tan. Và Tom Scott không bao giờ có thể hồi phục lại được. Cát bụi rồi cũng lại trở về với cát bụi. Andrew Carnegie mất đi người thầy của mình. Người có ý nghĩa với ông hơn bất kỳ ai khác. Và bây giờ Andrew Carnegie muốn trả thù.
Andrew Carnegie đang trên bờ vực mất tất cả. Không có đường sắt, ông bị mất đi một khách hàng mua thép. Và ông đổ lỗi cho đối thủ của mình John D. Rockefeller. Tuyệt vọng tìm thị trường mới, Carnegie nhận thấy một xu thế mới mà ông có thể tận dụng.
Hàng ngàn người Mỹ thất nghiệp đổ về các thành phố như New York và Chicago, để tìm việc. Và để có chỗ ở cho sự gia tăng dân số đó, các tòa nhà đang được xây dựng càng nhanh càng tốt. Carnegie bắt đầu nhận thấy một tương lai không phải ở những đường ray mà là ở những kết cấu thép, trong các dầm, các xà nhà, để xây dựng các tòa nhà chọc trời. Và một lần nữa, ông ấy đi trước 1 bước. Tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới được xây ở Chicago. Các bức tường gạch mỏng bao quanh những khung xà dày được sản xuất từ thép của Carnegie. Trong vài năm tiếp theo, chỉ riêng tại Chicago, đã có hơn 100.000 tòa nhà mới được xây dựng. Nước Mỹ vươn mình theo chiều dọc bởi thép. Nước Mỹ hiện đại được xây dựng bởi thép của Carnegie. Sự bùng nổ của các tòa nhà chọc trời đã đưa Andrew Carnegie trở thành một trong những người giàu nhất nước Mỹ.
Nhưng với Carnegie, như vậy là chưa đủ.
Tài sản cá nhân của John Rockefeller gấp 7 lần tài sản của Carnegie. Của cải mà ông ta có được là nhờ những tính toán tàn nhẫn. Carnegie tin rằng để trả thù cho cái chết của người thầy của mình, ông ta phải vượt mặt John Rockefeller để trở thành người quyền lực nhất nước Mỹ. Và để làm điều đó, Carnegie cần sự giúp đỡ từ người khác, một người tàn độc hơn cả đối thủ của ông ta. Và Carnegie biết một người hoàn hảo với công việc đó – Henry Frick.
Henry Frick là một tỷ phú tự lập ở tuổi 30. Ông ta là một trong những nhà cung cấp than lớn nhất miền Trung Tây Hoa Kỳ. Một doanh nhân tàn độc, Frick nổi tiếng về việc giành được cái mình muốn bằng mọi cách. Sự hợp tác giữa Carnegie và Frick tương tự như cách như các hợp tác kinh doanh tốt ngày nay, một người nào đó hoàn toàn trái ngược và khác biệt nhưng có thể chấp nhận. Việc giao quyền cho Frick đã khiến công ty thép Carnegie dần thành hình. Sếp của ông ta, Carnegie tin rằng Frick sẽ dùng sự cứng rắn để cắt giảm giá thành và giảm sự lãng phí tức là kiếm được lợi nhuận lớn hơn. Nhiều người coi việc trao cho Frick nhiều quyền lực là một rủi ro lớn. Nhưng Carnegie xem đó là rủi ro xứng đáng.
Đế chế thép của Carnegie đang mở rộng với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong vòng 2 năm, lợi nhuận đã tăng gấp đôi. Với việc đẩy mạnh sản xuất, Carnegie và Frick đã có khả năng tiến hành mua lại các đối thủ ở Ohio và Pennsylvania. Quyết định thuê Henry Frick được xem như là một quyết định sáng suốt. Frick bằng cả đe dọa và tạo nỗi kinh sợ đã tái đàm phán các hợp đồng một cách thuận lợi với các nhà cung cấp. Các chi phí không cần thiết được loại bỏ trong khi vẫn tăng sản lượng. Những năm cuối cùng của thập kỷ, Công ty thép Carnegie kiếm được lợi nhuận lớn hơn bao giờ hết. Carnegie bổ nhiệm Frick là chủ tịch của công ty, người quyền lực thứ 2 trong ngành thép. Nhưng với Frick, như vậy là chưa đủ. Ông ta muốn chiếc ghế của sếp mình.
Cha của Frick là một kẻ thất bại. Và giờ ông muốn đảm bảo mọi người biết rằng ông không giống như cha của mình. Frick mua lại khu đất trên đồi phía đông Pittsburgh. Trên đó, ông ta xây dựng một câu lạc bộ mà thành viên là những người giàu có nhất đất nước. Câu lạc bộ câu cá và săn bắn South Fork nằm trên một hồ nước nhân tạo lớn, nơi các hội viên có thể chèo thuyền và câu cá. Ngay cả Carnegie cũng tham gia câu lạc bộ.
Để tạo nên cảnh quan, câu lạc bộ tiếp quản con đập South Fork, ngăn giữ 20 triệu tấn mét khối nước. Con đập thuộc loại lớn nhất thế giới so với các con đập cùng loại. Chỉ cách đó 22 km dưới về phía hạ lưu là Johnstown, nơi ở của một công đồng các công nhân nhà máy thép và gia đình họ, những người sống với nguy cơ mưa lớn sẽ làm vỡ đập. Các quan chức thành phố đề nghị Frick gia cố con đập. Nhưng ông ta phớt lờ hoàn toàn những lời cầu xin.
Frick bắt các công nhân hạ thấp mặt đập để mở rộng đường cho xe ô tô của ông dễ dàng qua được, phớt lờ mọi sự cảnh báo tằng con đập sẽ bị yếu đi. Cuối cùng, đến một ngày, sau đợt mưa lớn, con đập vỡ tung. Nước tràn về thị trấn nơi 10.000 dân đang sinh sống. Khi nước rút, hơn 2 ngàn người chết. Cứ ba người thì có một người bị vùi lấp đến mức không thể nhận dạng. 1.600 ngôi nhà bị phá hủy và hơn 10 km2 thị trấn hoàn toàn bị nhấn chìm. Trận lũ Johntown là thảm họa kinh hoàng nhất do con người gây ra tại nước Mỹ tính đến trước thảm họa ngày 11 tháng 9. Xác chết vẫn còn được tìm thấy sau đó nhiều năm. Một số trôi tới tận Cincinnati, cách Johntown hơn 350 km.
Tình nguyện viên tới từ khắp nơi trong cả nước để giúp khắc phục thảm họa. Đây là nỗ lực cứu trợ trong thời bình gần đây nhất của tổ chức chữ thập đỏ Mỹ. Sự phẫn nộ sau trận lụt ngày càng tăng, mọi người tìm người để đổ lỗi. Hầu hết mọi người đổ lỗi cho những hội viên của câu lạc bộ câu cá và săn bắn South Fork. Nhưng các hội viên phủ nhận trách nhiệm. Các đơn kiện được nộp nhưng cuối cùng chúng không có tác dụng. Trong mắt của công chúng đang giận dữ, các hội viên của South Fork bao gồm cả Henry Frick đáng phải nhận án giết người.
Trong khi đó đế chế dầu lửa của Rockefeller vẫn lớn mạnh không ngừng, thép trở thành sự lựa chọn của những công trình. Và việc kinh doanh của Carnegie cất cánh. Thép của Carnegie đã khởi động việc mở rộng các thành phố Hoa Kỳ. Nhưng nếu ông ta muốn thế chỗ Rockefeller với danh hiệu doanh nhân quyền lực nhất Hoa Kỳ thì Carnegie phải kiếm nhiều lợi nhuận hơn nữa. Nhưng ông ta sẽ phải trả giá cho tham vọng của mình. Nó sẽ đe dọa phá hủy mọi thứ mà ông ta gây dựng.
Để vượt qua người giàu nhất đất nước Rockefeller, không thể chỉ là một người kinh doanh thép có lãi. Andrew Carnegie phải trở thành người có lãi nhất. Để làm điều đó, ông ta cần một vũ khí. Ông để ý tới một nhà máy thép đang gặp khó khăn ở ngoại ô Pittsburgh. Carnegie lên kế hoạch biến nó thành nhà máy lớn nhất trong đế chế luyện thép của mình. Nhiều triệu đô la được đầu tư lắp mới máy móc mới cho nhà máy Nhà máy luyện thép Homestead là ngôi nhà cổ tích thời hiện đại. Nhưng nó không thể được quản lý nếu thiếu một người quyền lực.
Một trong những chi phí lớn trong nhà máy thép là nhân công. Carnegie biết rằng để có lãi. Ông ta phải giữ giá thành thấp. Và cách duy nhất lúc đó để giữ giá thép thấp là giảm tiền lương và tăng thời gian lao động. Để kiếm lợi nhuận hơn nữa, Carnegie cần tiếp tục giảm giá thành bao gồm cả tiền lương.
Nhưng Carnegie cũng xác định đphải bảo vệ hình ảnh của mình. Có những việc ông không thể làm trong các tranh chấp lao động. Vậy nên ông ta để chủ tịch của mình làm công việc bẩn thỉu đó. Henry Frick chẳng bao giờ quan tâm đến người khác nghĩ gì trong những giải pháp của ông ta. Ông ta chỉ quan tâm tới 1 điều đó là chiến thắng. Carnegie không thích làm người xấu, làm nhân vật phản diện, còn Frick thì không thèm bận tâm.
Bây giờ, chỉ có một câu hỏi duy nhất là Công ty sẽ kiếm được bao nhiêu vào năm tới.
Frick được chỉ định làm chủ tịch của công ty Thép, Carnegie sếp của ông ta tới Scotland để nhường lại đất cho Frick độc diễn. Những nhà công nghiệp thời kỳ đó là những người mà sẵn sàng từ bỏ nhiều thứ để kiếm được một món lợi lớn càng nhanh càng tốt, thậm chí có thể định nghĩa lại những việc họ phải làm.
Frick bắt đầu lột sạch tất cả những gì mà ông ta có thể lấy khỏi những người công nhân ở Homestead. Frick quyết định cách duy nhất để nhà máy hoạt động hiệu quả là công nhân phải hoạt động 12 giờ một ngày, 6 ngày trong tuần. Điều đó có nghĩa là một điều kiện lao động không thể chấp nhận. Không ai có thể làm việc 12 tiếng 1 ngày.
Điều kiện lao động nguy hiểm. Và một nhóm nhỏ người lao động liên kết với nhau để nêu lên mối quan tâm của họ. Rất nhiều lao động ở nhà máy thép cảm thấy thay đổi điều kiện lao động là điều cần thiết. Họ đã kiệt sức và họ muốn tiền lương đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Công đoàn còn tương đối mới ở Mỹ. Và Frick không để nó bén rễ trong công ty của ông ta. Nhưng trước khi hành động, ông ta tìm đến ông chủ của mình để nhận ý kiến.
” Gửi Andrew, có thể một cuộc chiến là cần thiết vào mùa hè này. Một khi đã nổ ra, sẽ phải chiến đấu đến cùng”.
Andrew Carnegie nhận thức được sự hiếu chiến của Frick. Đó là lý do ông ta tránh xa gần 5 ngàn km.
“Anh Frick, không nghi ngờ gì nữa, anh sẽ lập lại lẽ phải ở Homestead. Anh sẽ làm mọi thứ trở nên đúng đắn với sự kiên trì của mình.”
Có một ranh giới rất nhỏ, giữa làm thế nào để bảo vệ công nhân, và cùng lúc đó, tiếp tục bôi trơn bánh xe của chủ nghĩa tư bản? Đôi khi cả hai đều có mục đích khác. Frick coi những lời của Carnegie như một chỉ thị rõ ràng đã đến lúc bắt đầu chiến tranh. Ông đẩy mạnh sản xuất, bắt người của mình lao động vất vả hơn bao giờ hết. Trong trường hợp đình công, ông ta có một kho thép thành phẩm dự trữ. Các tai nạn tại nhà máy tiếp tục tăng lên cho đến khi xuất hiện một vụ được chứng minh là tử vong. Cái chết có khả năng đoàn kết các lực lượng lao động đang quá tải. Frick biết chuyện gì sắp diễn ra.
Gửi Andrew, tôi không tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng mà không cần một cuộc đấu tranh nghiêm trọng. Tôi rất tiếc phải nói là không còn lối thoát nào khác mở ra cho chúng ta. Tốt hơn là chúng ta nên chuẩn bị chiến đấu và chiến thắng”.
“Henry, một điều mà chúng ta chắc chắng là không có cuộc chiến nào đều dẫn tới thất bại. Chúng tôi tin tưởng vào những gì anh làm. Chúng tôi sẽ bên anh đến phút cuối”.
Biết rằng được ông chủ chống lưng, Frick tung cú đấm đầu tiên. Ông ta tuyên cha với công nhân rằng “công ty Thép Carnegie sẽ không có một cuộc thương lượng nào hết”. Tất nhiên là chất lượng lao động sẽ không được cải thiện.
Để ngăn Frick thay thế người khác, 2 ngàn công nhân thép tạo chướng ngại vật phía trước nhà máy. Cuộc chiến chuyển thành chuyện cá nhân. Nhưng Frick không lùi bước. Ông ta gọi quân tiếp viện.
Trong nhiều năm, các thám tử Pinkerton đã xây dựng một lực lượng bảo vệ tư nhân, lực lượng này nổi tiếng với những vụ theo dấu các tên trộm đường sắt. Họ thậm chí còn được thuê làm người bảo vệ cho Tổng thống và từng ngăn chặn được một vụ ám sát Abraham Lincoln. Nhưng bây giờ họ trở thành lính đánh thuê. Vâng, họ có nhiều nhân lực và súng đạn hơn cả quân đội Hoa Kỳ. Nếu có tiền, họ sẽ chiến đấu vì bạn. Và Frick thì dư sức thực hiện điều đó.
Pinkertons là lính đánh thuê. Họ tới từ ngoài thị trấn. Họ không có quan hệ gì với Pittsburgh, lại càng không có quan hệ gì với các công nhân. Họ được trả tiền để sử dụng sức mạnh của họ mình. Thời điểm Frick quyết định mang Pinkertons tới, thần chết đã được thả ra và chỉ có duy nhất một cách để cuộc đình công kết thúc, đó là trong bi kịch.
Hai ngàn người làm hàng rào sống bên trong Nhà máy Homestead. Khi cuộc chiến kết thúc, 9 công nhân công ty thép Carnegie đã chết cùng vô số người bị thương. Tình hình nghiêm trọng đến mức thống đốc Pennsylvania phải gửi quân đội tới lập lại trật tự. Homestead trở lại tay của Frick. Nhưng khi cuộc tàn sát kết thúc sự phản đối của cộng đồng cũng bắt đầu. Đến đêm, Homestead trở thành biểu tượng héo úa của sức sống nền công nghiệp Mỹ.
Rồi Frick bị ám sát. Andrew Carnegie buộc phải suy tính lại mọi thứ.
Với các sự kiện như chủ tịch bị bắn, và công nhân thì chống đối, Andrew Carnegie đang gặp rất nhiều khó khăn. Công ty của ông danh tiếng của ông đang bị đe doạ. Và đế chế ông dành cả đời để xây dựng đang bên bờ vực của sự sụp đổ. Với mong muốn cứu vãn gia tài của mình, Carnegie đành rút ngắn chuyến đi nước ngoài của mình, và mau chóng trở về Pittsburgh.
Henry Frick sống sót qua khỏi vụ mưu sát. Chỉ 3 ngày sau khi bị bắn và đâm, ông đã trở về văn phòng ở Carnegie Steel. Cuộc gặp gỡ hụt giữa Frick và Thần chết chỉ càng khiến ông kiên quyết hơn. Nhưng đối với Andrew Carnegie thì khác, sự kiện nhắc nhở ông rằng chủ tịch giờ là một gánh nặng. Mối quan hệ giữa Carnegie và Frick dần xấu đi, và ông nhận ra rằng mình cần phải thay đổi nó. Carnegie không vui vì chuyện này. Ông to nhỏ với phóng viên vùng Pittsburgh rằng nếu không phải do ông đi công tác nước ngoài, thì tình hình đã khác. Rồi thì sẽ không có vụ đổ máu này. Rằng ông sẽ tôn trọng công nhân hơn. Và ông giảm thiểu quyền của Frick.
Tức giận vì bị Carnegie trừng phạt, Frick thậm chí âm mưu và chỉ đạo một vụ thôn tính. Carnegie Steel từ từ mục ruỗng từ trong ra ngoài. Nhưng thách thức lớn nhất cho đế chế của Carnegie không phải từ bên trong. Một mối đe doạ mới đang nổi lên – J.P. Morgan.
Nguồn: The Men Who Built America trên History Channel.
#history #america #vanderbiltcornelius #AndrewCarnegie #JohnDRockefeller #JPMorgan #ThomasEdison #NikolaTesla #HenryFord #TheodoreRoosevelt
Seri film này trên Yotube có bản Viesub, nếu các bạn có nhiều thời gian thì hãy xem nhé. Còn nếu không có thời gian thì cứ đọc thôi.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *