Tôi mắc chứng DID (rối loạn nhân dạng phân ly), hay có thể hiểu là tôi bị đa nhân cách. Ask Me Anything

Trong “bộ máy hoạt động” của tôi có đến 8 tính cách khác. Tôi là nhân cách chủ quản, nghĩa là tôi là đứa thường được xuất hiện nhất. Mấy ông hỏi gì hỏi đi.

_____________________

(T/N: Rối loạn đa nhân cách (DID – Dissociative identity disorder) hay còn được gọi là rối loạn nhân dạng phân ly, là một rối loạn tâm thần được đặc trưng bằng ít nhất hai nhân cách khác biệt và tồn tại tương đối lâu ở người bệnh. Triệu chứng thường đi kèm với bệnh mất trí nhớ tâm lý vượt xa so với sự lãng trí thông thường Những nhân cách này thay phiên thể hiện trong hành vi của một người.)

_____________________

u/Spudshed (102 points)

Trừ nhân cách chủ quản ra thì ông thích nhân cách nào nhất và không thích nhân cách nào nhất? Tại sao?

Nếu câu hỏi trên có ý gì sai thì phiền ông giải thích thêm nhé được không? Xin lỗi tại cái này tôi cũng không rành lắm

>u/botinator3000 (134 points)

Ông đừng lo nè! Nói thiệt thì có những nhân cách tôi thích hơn những nhân cách khác. Có một nhân cách nam mà tôi nghĩ là tôi khá thân thiết, và anh ấy giúp tôi đưa ra nhiều quyết định quan trọng về “bộ máy”.

Còn nói về nhân cách tôi không ưa nhất, thì chắc là “kẻ phản diện”, hay còn gọi theo kiểu “nhân cách ác ôn” mà mấy ông hay thấy trên phim ảnh á. Những nhân cách đó không thật sự là “ác”, chúng chỉ là cơ chế phòng vệ thôi, do những tổn thương mà chúng tôi đã trải qua, và chúng bảo vệ chúng tôi theo một cách khá tiêu cực.

_____________________

u/Robin230592 (76 points)

Cảm giác như thế nào khi ông mất quyền kiểm soát cơ thể vậy? Tôi không biết diễn đạt kiểu nào nữa, nếu tôi có hỏi gì sai ông bỏ qua nhé.

Cảm ơn ông vì đã rất mở lòng với cái Ama này, đây là một cơ hội tuyệt vời cho mọi người để tìm hiểu thêm về DID!

>u/botinator3000 (81 points)

Đừng lo nè! Cách hoạt động của cơ thể tôi kiểu, khi một nhân cách không xuất hiện thì nó sẽ bỏ đi vào một “thế giới nội tâm”. Mọi người ai cũng đều có thế giới nội tâm của mình cả, một không gian an toàn để họ trốn mọi thứ, nhưng những người mắc DID thì có thế giới nội tâm vững chắc và phát triển hơn nhiều. Nó gần giống như một nơi ngoài đời thực vậy, chỉ khác là nó ở bên trong tâm trí của bạn.

Đôi khi việc chuyển đổi giữa các nhân cách có thể giống như là “ngất đi” vậy. Ông sẽ đột ngột thức dậy và ông không chắc mình đang ở đâu, giờ là mấy giờ, v.v. và ông sẽ không nhận thức được điều gì đã xảy ra trong lúc ông mất điều khiển. Tôi nghĩ khi tôi mất điều khiển thì nó sẽ kiểu vậy á 

>>u/bolicsteroids (24 points)

Vậy thì làm thế nào để ông biết ông có thích mấy nhân cách khác hay không?

>>>u/botinator3000 (40 points)

Dựa trên những hành động họ đã làm, cả với bản thân chúng tôi và cả với người khác. Một số nhân cách sẽ cẩn thận hơn khi chăm sóc bản thân, một số khác sẽ cố tình gây nguy hiểm cho cơ thể chúng tôi. Một số nhân cách thì khá vui tính và tử tế hơn những nhân cách khác, v.v.

>>>>u/bolicsteroids (12 points)

Vui tính kiểu thích đi chọc phá á hả?

>>>>>u/botinator3000 (20 points)

Chọc phá, các thể loại hài hước khác (mỉa mai, hài nhạt, hài mặn, v.v…) kiểu mấy cái đó á.

_____________________

u/Sokromek (46 points)

Ông nghĩ gì về việc ngày càng có nhiều người giả bị mắc chứng DID, đặc biệt là trên TikTok?

>u/botinator3000 (101 points)

Thấy khó chịu vãi. Tôi đã nghe có người nói là “mày không cần phải có chấn thương tâm lý (hệ thống “nội sinh”) mới mắc DID”, và cái cách nghĩ đó xem nhẹ hoàn toàn chứng bệnh này, chứng bệnh mà tôi và nhiều người khác đang thực sự trải qua. Tôi đã thấy những người tuyên bố có hơn 100 nhân cách, điều này cũng có thể xảy ra nhưng cực kỳ hiếm.

Tôi nghĩ mấy người giả mắc bệnh thường nói là họ có những nhân cách khác dựa trên các nguồn phương tiện giải trí, như anime hoặc sách. Những nhân cách này cũng có thể có khả năng xảy ra, được biến đến với cái tên “đa nhân cách vô thức”, nhưng xã hội thì hay gọi họ là bọn “hoang tưởng”. Nhưng nếu một “bộ máy” có hơn 100 “nhân cách” khác nhau, và chúng đều là các nhân vật anime, thì khá chắc kèo là xạo.

Hầu hết mọi người coi DID như là một “tính cách kỳ quặc” chứ không xem nó như một chứng rối loạn thật sự. Mắc chứng DID chả vui tí nào, nó không làm ông ngầu hơn chút nào, đó là một chứng rối loạn do chấn thương tâm lý thời thơ ấu gây ra khiến người bệnh rất khó sinh hoạt bình thường. Nhưng rất nhiều người trẻ tuổi trên tiktok thì nói “không phải bị chấn thương tâm lý mới có thể mắc DID” và đó là điều thực sự làm tôi buồn, vì họ đang xem nhẹ chứng bệnh mà tôi đang trải qua.

_____________________

u/Unequal_Trex (29 points)

Ông tôi cũng bị dạng tương tự, ổng sẽ ở trong một nhân cách trong nhiều năm. Còn ông thì có thường xuyên chuyển nhân cách không?

>u/botinator3000 (41 points)

Cái này phụ thuộc vào người mắc DID, đôi khi ông có thể chuyển đổi nhân cách một lần một năm hoặc nhiều lần một ngày! Thường đối với chúng tôi thì khoảng một lần một ngày.

>>u/curioussspineapple (10 points)

Khi ông chuyển đổi nhân cách thì có thường là do “công tắc” nào không? Kiểu một sự kiện, bối cảnh, hoặc một cảm giác nào đó làm ông chuyển đổi?

>>>u/botinator3000 (31 points)

Có cả những “công tắc” tích cực và tiêu cực. Mấy cái tiêu cực thì là những thứ liên quan đến những tổn thương trong quá khứ của chúng tôi và vì một số nhân cách được hình thành do những trải nghiệm đau thương khác nhau, nên một số nhân cách có thể có một số “công tắc” riêng trong khi những nhân cách khác có thể không bị ảnh hưởng bởi nó.

Những tác nhân tích cực có thể giống như âm nhạc, hoặc tiếng động. Tôi biết một trong những nhân cách của chúng tôi thực sự thích tuyết và thích ngắm tuyết, vì vậy, cô ấy có nhiều khả năng “nắm quyền” mỗi khi trời có tuyết.

_____________________

u/KamionBen (27 points)

Mấy bộ phim hoặc chương trình truyền hình lột tả chứng DID có làm ông đồng cảm không?

>u/botinator3000 (86 points)

Nói thật thì chả có bộ nào luôn.

Phim “Sybil” thì kể về một người phụ nữ giả bị mắc chứng DID từ đầu, do đó, nhân vật trong phim đó không chính xác.

Phim “Split” thì tệ vãi, tôi không hiểu tại sao nó được người ta đồng ý sản xuất luôn. Nó miêu tả những người mắc DID là “siêu anh hùng”, kiểu tượng tự như “Music” của Sia cho rằng tự kỷ là một “khả năng đặc biệt” vậy á. DID không phải là siêu năng lực, đó là một chứng rối loạn và rất khó để sống khi bị mắc phải.

Một phim khác mà tôi thường nghe mọi người nhắc đến là “United States of Tara”. Phim này có lẽ là thể hiện chính xác nhất về DID, nhưng nó vẫn không hay lắm vì nó bêu xấu việc nhân vật chính Tara không chịu trách nhiệm về hành động của mình, và chỉ đổ lỗi cho cho những nhân cách của mình. Không may là, nếu một nhân cách của ông làm điều gì đó, về cơ bản thỉ ông cũng đã làm điều đó. Kiểu nếu ông là cha mẹ và con ông đi đánh người, thì dù ông không phải là người đánh, nhưng ông vẫn phải chịu trách nhiệm, xin lỗi đứa bị con ông đánh, và phải trò chuyện với con mình để mai mốt nó không đánh người nữa. “United States of Tara” thể hiện các mặt khác khá tốt nhưng mặt này thì chưa.

_____________________

u/lemonoreo_ (23 points)

Những nhân cách khác có mối quan hệ nào với những người bên ngoài “bộ máy” không? Kiểu, các nhân cách có kết bạn cho riêng mình không, giữa 9 người các ông có bạn chung không, nếu cơ thể ông nhận được giao một công việc thì đó là công việc của ai?

>u/botinator3000 (44 points)

Cái này phụ thuộc vào việc chúng tôi có nói với người khác chứng DID của mình hay chưa! Nếu đó là một người bạn mà chúng tôi thực sự thân thiết, chúng tôi sẽ nói “Ê, mày đang nói chuyện với nhân cách xxx á” và họ sẽ chọn nói hoặc không nói chuyện, hòa hợp hoặc không hòa hợp và họ sẽ hình thành mối quan hệ của riêng họ bởi vì họ biết đó là một người khác.

Nếu người đó không biết tôi bị DID, kiểu sếp hoặc người lạ, thì tất cả chúng tôi phải hợp tác để “đi làm” như một người cụ thể. Đồng nghiệp của chúng tôi có thể nghĩ rằng chúng tôi đang rất thất thường, nhưng họ có thể sẽ không nghi ngờ rằng tất cả chúng tôi là những nhân cách khác nhau, lol. Những nhân cách khác nhau sẽ có quần áo và phong cách thời trang, và kiến thức cũng như sở thích khác nhau, nhưng nhìn chung, nếu đó là một thứ quan trọng trong cuộc sống của chúng tôi như công việc, thì thứ quan trọng đó cũng xem như là của tất cả chúng tôi luôn 

_____________________

u/sadddddboii (21 points)

Lần đầu tiên ông nhận ra mình bị DID là khi nào, ông tự nhận ra nó hay người khác nhận thấy điều gì đó “bất thường”. Ngoài ra, khi biết mình bị DID thì ông phản ứng ra sao?

>u/botinator3000 (33 points)

Hồi đầu thì tôi nghĩ rằng tôi bị rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder), rồi “rối loạn nhân cách ranh giới” (borderline personality disorder), và cuối cùng là khi tôi nói chuyện với một nhà trị liệu, tôi nhận ra rằng mình mắc DID. Tôi luôn biết có điều gì đó “không ổn” và những “thay đổi tâm trạng” bất thường của tôi không chỉ liên quan đến việc bản thân trở nên thất thường, đó là lý do tại sao những chứng rối loạn khác không bao giờ diễn tả đúng triệu chứng của tôi. Chỉ khi tôi bắt đầu nói chuyện với bác sĩ trị liệu của mình, tôi mới nhận ra đây là những gì tôi đang phải đối mặt. Lúc đó tôi vừa cảm thấy sốc nhưng cũng vừa kiểu… bình thường vãi?

Tôi chỉ từng xem những bộ phim như “Split” miêu tả những người bị DID như những kẻ săn mồi, gần như vô nhân đạo, nhưng thực tế DID không giống vậy chút nào, vì vậy tôi đã đối phó với hiện thực bằng cách xem video youtube của những người mắc DID khác và lắng nghe kinh nghiệm của họ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *