Lưu Vĩnh đã nói rất nhiều làm tôi chết lặng “chúng nó thế mà người nhà không quan tâm à?”
“Người nhà? Ha ha”. Lưu Vĩnh tiếp tục nói “nếu anh ra ngoài bắt nạt người khác và không bị bắt nạt thì người nhà họ còn khen ngợi anh cơ! Ngược lại nếu bị bắt nạt thì sẽ bị mắng là vô dụng. Nói tóm lại là trong thôn, mọi người đều nghĩ rằng ra ngoài xã hội còn dễ hơn đi học nhiều, vậy tại sao em lại không được chơi với chúng nó?”
“Em bị đánh mà không biết báo cảnh sát à?”
“Báo cảnh sát? Cảnh sát các anh có quản lý không? Đều là vị thành niên, cảnh sát sẽ thả hết ra, sau đó chúng nó sẽ trả thù em, vậy em được gì?”\
Lưu Vĩnh lý luận làm tôi cứng họng.
Với sự mở rộng của thành phố, hầu hết các gia đình ở đoạn giữa thành phố nông thôn đều bị thu hồi mặt bằng hoặc dỡ bỏ, bố mẹ thì đi làm thuê, trong nhà những đứa trẻ 14-15 tuổi đều không có người quản lý, nên đã sớm bỏ học và chơi bời lêu lổng. Lưu Vĩnh cũng nằm trong số đó.
Tôi nhớ rõ rằng, mấy năm trước ở chính thôn mà bà ngoại tôi ở, mỗi đêm tôi đều có thể nhìn thấy 5-6 đứa học sinh cấp hai cầm dao, dàn thành hàng bên đường hút thuốc. Còn trong mắt những người lớn đi qua thì trong ánh mắt của họ phảng phất sự thờ ơ.
Trẻ vị thành niên vốn dĩ những ý thức về pháp luật rất yếu, thêm vào đó là sợ nuông chiều của bố mẹ, điều đó thực sự là một mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn.
Mùa hè năm 2017, khi đang trực ban ở phân cục đội cảnh sát hình sự phía Nam thành. 3h20 phút sáng, nhận được chỉ thị từ trên, có một siêu thị tiện ích 24h ở khu vực kết hợp thành phố và nông thôn bị cướp, còn có người bị thương.
Chờ khi chúng tôi đến hiện trường thì thấy trong tiệm là một mớ hỗn độn, tất cả các kệ hàng gần quầy thu ngân bị đẩy đổ, hàng hóa nằm rải rác trên sàn còn nhân viên thu ngân thì bị chém một nhát, máu chảy xuống cả mặt
Camera giám sát có trong tiệm đã ghi lại hết toàn bộ sự việc: 2h40 sáng, có 4 thanh niên đeo mặt nạ và đội mũ cầm dao xông vào siêu thị tiện ích. Lúc đầu, tên cầm đầu không nói gì mà chỉ lấy dao chém vào thu ngân, làm rách một vệt dài trên đầu nạn nhân.
2h42, nhân viên thu ngân sợ hãi mở hộp tiền và tủ đựng phía sau dưới sự ép buộc của 4 tên cướp. Sau đó chúng đã lấy đi hết tiền mặt và các loại thuốc lá đắt tiền trong quầy, đạp đổ các giá hàng rồi chạy trốn vể phía Tây bằng 4 chiếc xe máy điện. Theo thống kê, siêu thị đã bị cướp hơn 4000 RMB; 15 tút thuốc Trung Hoa với tổng giá trị gần 2 vạn tệ, không những thế vết thương trên đầu của nhân viên thu ngân cũng được giám định là thương tích cấp độ 2.
Trong một thời gian dài trước đây, không có vụ án cướp bóc nào như vậy xảy ra cả, vì vậy vụ án đã gây chấn động toàn thành phố.
Do hiện trường vụ án nằm trên một con đường đang cải tạo, camera giám sát chỉ có thể quan sát được hai con phố sau đó nghi phạm đã biến mất. Từ việc phân tích trang phục, hình dáng cơ thể, hình săm và kiểu tóc thì 4 nghi phạm liên quan đến vụ cướp rất có khả năng là trẻ vị thành niên. Dưới sự chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi rất nhanh chóng tiến hành khoanh vùng, tập trung điều tra những khu vực kết hợp thành thị nông thôn gần đó.
Tuy nhiên 3 ngày sau, một siêu thị tiện lợi khác cũng bị cướp, thủ đoạn giống hệt nhau, nhưng manh mối để lại vẫn rất ít. Rất nhanh sau đó, băng đảng cướp này đã đi cướp cửa hàng thứ 3-đó quả thực là một sự khiêu khích với cảnh sát.
Dựa trên những manh mối thu được từ 3 vụ án, cảnh sát nhanh chóng phán đoán hoạt động và đặc điểm tâm lý của bốn tên cướp- chúng đều chọn những cửa hàng ở khu vực hẻo lánh vào ban đêm, toàn bộ quá trình đều đeo khẩu trang, chứng tỏ chúng dã có những nhận thức ban đầu về việc chống trinh sát; Mỗi lần phạm tội đều tối đa khoảng 20 phút, rõ ràng chúng đã rất kiêu ngạo, điều này là hoàn toàn phù hợp với tâm lý tội phạm vị thành niên, chúng sẽ dùng thời gian là 3 ngày để tiêu hết tiền cướp được và sau đó lại phạm tội. Thêm vào đó là 4 tên này đã bỏ trốn trên hai chiếc xe máy điện, chứng tỏ nơi ở của chúng sẽ trong phạm vi không quá 3km. Vì vậy chỉ cần điều tra trinh sát khu vực với phạm vi 3km trong vòng 3 ngày thì nhất định sẽ có manh mối.
Vào tối của ngày thứ hai sau vụ án thứ 3, sư phụ và tôi đang mặc thường phục kiểm tra ở cách hiện trường vụ án hai con phố thì phát hiện một thiếu niên tầm 17-18 tuổi ngồi xổm ở lề đường đối diện cửa một siêu thị, nó đeo dây chuyền vàng chóe, nhuộm tóc vàng, hút thuốc và nhìn chằm chằm vào dòng người đi siêu thị. Quan trọng hơn đó là chiếc áo kẻ xanh sọc trắng cộc tay và chiếc xe máy điện đằng sau, đây chính là đặc điểm nhận dạng của một tên cướp mà camera giám sát ghi lại được.
Do tôi và sư phụ làm việc với nhau đã lâu nên rất hiểu ý nhau, đúng lúc sư phụ tiến lại gần để hỏi thì tên này bỏ chạy, nhưng đã bị tôi quật ngã và đè xuống đất.
Chúng tôi đem nó về đồn một cách rất thuận lợi, chưa bắt đầu hỏi thì nó đã rất sợ hãi và khai ra hết rằng: nó 17 tuổi, là một học sinh trường nghề, 3 vụ cướp gần đây đều là do nó và đồng bọn làm, hôm nay ở cửa siêu thị cũng là để thăm dò trước.
Dựa theo những manh mối mà tên này cung cấp, cảnh sát ngay lập tức tiến hành bắt giữ những tên đồng bọn còn lại khi chúng đang ở một quán KTV cách siêu thị đó không xa để uống rượu và hát hò.
Sau khi xét hỏi thì 10 thiếu niên bắt được trong KTV đều ở cùng một thôn, đứa lớn nhất 17, bé nhất là 14 tuổi, toàn bộ đều đã bỏ học. Một nhóm thanh niên đã bắt chước xã hội đen trong phim để thành lập nhóm “hội anh em”, 4 tên đứng đầu chính là 4 đứa đi cướp siêu thị.
Do trong đó có hai thiếu niên khác không tham gia cướp, 4 cô gái trong đó cũng chỉ có quan hệ tình cảm, vì vậy cảnh sát đã liên hệ người nhà đến đón về.
Tôi nhập thông tin danh tính của 4 nghi phạm vào hệ thống của cảnh sát thì phát hiện rằng tên cầm đầu là một đồng phạm với Lưu Vĩnh khi đó. Trước đó tôi chưa từng gặp đồng phạm của Lưu Vĩnh, vì thế không biết chúng. Cũng vào lúc này, cảnh sát đã đem mấy chiếc xe máy điện bị thu giữ về đồn, nhìn vào chiếc xe, tôi bỗng dưng như nín thở…
“Chiếc xe máy điện này ở đâu vậy?” Tôi lập tức hỏi.
Bố của thằng nhóc cầm đầu đã đến đồn cảnh sát sau khi nhận được thông báo, lúc này ông ta đang ngồi trên ghế và thở dài, thằng nhóc cũng không còn vẻ cao ngạo như trước nữa, nó ngồi một góc và nói “mượn của bạn”
Trước đây khi xem camera giám sát tôi đã thấy chiếc xe rất quen mắt. Tôi vội vàng gọi điện về cho bác tôi hỏi tình hình dạo này của Lưu Vĩnh. Bác tôi nói nó dạo này rất yên định, không làm chuyện gì xấu cả, thấy vậy nên tôi cũng không nghĩ nhiều nữa, chắc chỉ là cùng một mẫu xe mà thôi, thế nhưng chiếc xe này lại giống y hệt như của Lưu Vĩnh.
“Mượn của ai?” Tôi tiếp tục hỏi.
“Lưu Vĩnh”
Tôi im lặng. Sư phụ cũng nhìn thấy được sự lo lắng trong tôi nên hỏi tiếp “nếu xe là mượn của Lưu Vĩnh thì nó có biết việc cậu đi cướp không?”
“Lưu Vĩnh không biết. Trước đây chúng cháu đã từng đi cướp cùng nhau”, nó nói “sau khi ra tù, chúng cháu cũng thường xuyên uống rượu cùng nhau, sau đó cháu mượn xe của nó, vì là anh em nên nó cũng không hỏi là để làm gì”
Sư phụ tôi nghe xong thì đứng dậy gọi tôi vào bên trong “nghi phạm này là đồng phạm trước đây của em họ cậu, hiện tại cậu và cậu ta thuộc người có quan hệ, vì vậy tránh đi. Sau này khi xét xử nhỡ luật sư có phát hiện ra thì nhất định sẽ gặp rắc rối đó. Không những thế chiếc xe này là phương tiện gây án, cảnh sát còn phải tìm em cậu đến để lấy lời khai, cậu xuất hiện ở đây không tiện”. “Vụ án này cậu đừng tham gia nữa. Cậu là cảnh sát, em họ lại là một thiếu niên phạm tội, cũng phiền phức lắm. Mà cậu vẫn còn phép năm chưa dùng, vậy thì về nhà nghỉ ngơi đi…”.
Rất nhanh Lưu Vĩnh bị đem đến đồn cảnh sát để lấy lời khai. Tuy là chỉ lấy lời khai nhân chứng cho chiếc xe liên quan đến vụ án, đồng nghiệp biết đó là em tôi nên cũng rất khách sáo, nhưng bà ngoại tôi thì vẫn đem Lưu Vĩnh đến nhà tôi náo loạn, nói rằng tôi làm cảnh sát mà làm nhục mặt Lưu gia, không coi trọng tình cảm họ hàng, để cho đồng nghiệp chỗ làm bắt Lưu Vĩnh đi.
Cho dù tôi có giải thích thế nào thì bà ngoại vẫn kiên quyết nghĩ vậy. Tôi cũng chẳng biết nói thế nào, mấy năm sau đó tôi cũng không về nhà bà ngoại nữa.
Cho đến tận cuối năm 2018 khi ông ngoại bệnh mất, bố mẹ đưa tôi về chịu tang. Trong tang lễ, Lưu Vĩnh không biết tại sao lại cãi nhau với bà ngoại, mẹ tôi vì không chịu được nên đã phê bình nó mấy câu, vì vậy Lưu Vĩnh đã hỗn láo với mẹ tôi và có cảnh như ở đoạn văn đầu.
Sau đó mấy ngày, Lưu Vĩnh toàn tránh mặt tôi, những người họ hàng cũng nhìn tôi bằng con mắt lạ lùng. Chờ khi tang lễ kết thúc, trước khi chúng tôi về, bà ngoại đột nhiên kéo tôi lại và nói “Lưu Vĩnh còn nhỏ, sau này cháu phải chăm sóc và nhường nhịn nó”.
Tôi vừa mừng thầm vì lời của bà ngoại nói thì không ngờ rằng vế sau của nó là “Lưu Vĩnh không thích cháu, sau này nếu không có việc gì thì đừng đến nhà bà”
Sau vụ án cướp siêu thị, tôi hỏi sư phụ về kết quả xử lý 4 tên cướp. Tuy rằng chúng là trẻ vị thành niên, nhưng cũng đã đủ 16 tuổi, nên đều phải chịu xét xử.
Tháng 10 năm 2019, sư phụ bỗng nhiên gửi cho tôi một bài báo với nội dung là một nữ sinh cấp 2 trong thành phố đã bị mấy tên cướp vị thành niên cướp liên tục trong 3 tháng với số tiền lên đến vạn tệ, còn hiện trường thì cách nhà Lưu Vĩnh không xa. Sư phụ cũng nhắc nhở tôi hãy lưu ý đến em họ mình.
Tôi cũng lo lắng nên gọi điện thoại cho nó, nhưng không liên lạc được. Tôi vội vàng gọi cho bác tôi, may là nó không tái phạm, nhưng cũng gặp phải chuyện không hay:
“Lúc cháu đánh nó bác còn không vui, sau đó không liên lạc gì với cháu nữa. Cho đến bây giờ bác mới biết, đợt trước nó nghĩ học nghề ở quán của dì không có tương lai gì nên muốn ra ngoài, bác không đồng ý. Ai ngờ, không biết nó làm thế nào được mấy cái thẻ tín dụng, lấy ra 3 vạn tệ và nói là muốn góp vốn làm ăn với bạn. Kết quả là không lâu sau đó bị lừa hết tiền, cho đến khi ngân hàng gọi điện về nhà đòi thì bác mới biết chuyện. Không còn cách nào khác bác đành phải trả nợ cho nó, còn thu lại điện thoại, nhốt nó trong nhà không cho đi đâu. Không ngờ đột nhiên nó lại bị bệnh, giờ đang đi khám ở Bắc Kinh.”
“Bệnh gì có nghiêm trọng không ạ? còn việc bị lừa tiền đã báo cảnh sát chưa?”
Chỉ nghe bác tôi thở dài “Sau khi bác nhốt nó trong nhà thì bà ngoại cháu lén mua cho nó một cái điện thoại, từ đấy nó ngày nào cũng chơi game thâu đêm, kết quả là bị bệnh về não….việc bị lừa thì cảnh sát đã ử lý rồi, lừa nó là bạn nó, vừa đầy 19 tuổi, người thì bắt được rồi, nhưng tiền thì chẳng còn nữa. Thằng nhóc đó bố mất còn mẹ đi lấy chồng, sống cùng ông bà nội, nhà cũng nghèo nên không có khả năng bồi thường….”
Hết!