Tôi không nghĩ tiếng Trung khó như mọi người vẫn nói quá lên

Nghe tôi nói đã này.

EDIT #2: Tôi không hề nói mình là thiên tài trong ngành ngôn ngữ mà phải đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, và tôi cũng không nói nó dễ học với mình nhé. Tôi chỉ cho rằng sự “bất khả thi” và nói quá về sự phức tạp của một ngôn ngữ là không đúng thôi.

Tôi đã học tiếng Pháp được 2 năm (tại trường học với hệ thống giảng dạy siêu tệ) và hiện đang học tiếng Trung (Mandarin) chuyên sâu được 6 tháng với khoảng 30 giờ học/tuần ở một môi trường chính quy có người hướng dẫn và khả năng tự học của bản thân.

Tôi khá sợ khi mới bắt đầu học vì ai cũng kêu rằng “Có hàng đống nét trong một chữ!!! Thanh điệu thì siêu khó!!!” nhưng đến khi thực sự bắt đầu học thì cá nhân tôi thấy nó không khó bằng tiếng Pháp (mà được nhiều người công nhận là dễ học). Để học chữ Hán, đương nhiên là buộc phải ghi nhớ, nhưng chỉ cần bạn có gốc và học đúng theo ngữ cảnh và bính âm thì nó cũng không quá khó đến vậy.

Về phần phát âm thì nó dễ hơn nhiều so với nguyên âm trong tiếng Pháp. Chỉ cần nói theo đúng cấu trúc và được chỉnh sửa bởi gia sư/giáo viên/người bản địa đồng thời nắm vững bính âm thì nó không hề khó đâu.

Ý tôi không phải nói tiếng Trung dễ ẹc, chỉ là nó dễ hơn một số ngoại ngữ khác thôi. Mỗi khi học một ngôn ngữ mới đều cần dành thời gian, công việc và sự tập trung vào nó nhưng tôi chưa bao giờ thấy nản lòng hay muốn bỏ học tiếng Trung vì nó khó cả.

Học ngoại ngữ chính là một thử thách, là cả một qua trình, và lúc nào trong thâm tâm cũng nghĩ rằng mình sẽ không thể nói trôi chảy được. Nhưng tôi không thấy việc xếp hạng độ khó về ngôn ngữ bạn đang học để mọi người thấy nản chí, đó chỉ là do khả năng của bản thân bạn mà thôi.

Mọi người có muốn chia sẻ thêm gì không?

Edit: Trình độ hiện tại của tôi là mới bắt đầu nhưng tôi có thể giao tiếp cơ bản được rồi (ở một mức độ) và khả năng đọc ở trình độ của một đứa trẻ 5-6 tuổi (theo gia sư đánh giá). Tôi cũng sẵn sàng để tới Đài Loan vào tháng 2 và hoàn toàn thoải mái chứ cũng không lo lắng gì nhiều.

_____________________

Không khó để học các nét, nhưng nó tốn thời gian. Mất rất nhiều thời gian để thông thạo tiếng Trung hơn là tiếng Pháp, và việc này cũng chẳng đáng để tranh cãi nếu tiếng mẹ đẻ của bạn là tiếng Anh

>u/greenslime300 (153 points)

Như thể OP đang coi nó như một công việc full time vậy. Có gì ngạc nhiên khi tiến bộ nhanh hơn mặt bằng chung và thấy thế là đơn giản. 30 giờ học/tuần, có gia sư và theo học lớp chính quy? Kể cả tôi có muốn dành từng đó thời gian để học thì cũng không thể nào có tận 30 tiếng rảnh rang mỗi tuần chỉ để làm một việc gì đó. Và tôi nghĩ phần lớn mọi người đều như vậy.

Cũng không có ý bóp méo thực tế về việc dân nói tiếng Anh bản ngữ có thể học tiếng Pháp nhanh hơn tiếng Trung. Nếu thống kê của OP đúng thì họ có thể học tiếng Tây Ban Nha hay Hà Lan thay vì học tiếng Trung như hiện tại.

>>u/LNhart (10 points)

Chuẩn, nếu dành 30 tiếng một ngày để học tiếng Pháp thì chắc chắn sẽ nói trôi chảy được chỉ sau vài tháng. Tôi biết có nhiều người nói trôi chảy được tiếng Pháp hay Tây Ban Nha nhờ việc sống tại nước đó mà không cần học qua một lớp ngoại ngữ nào. Ngay cả nhiều sinh viên ở Trung mà tôi biết cũng còn tốn ít thời gian hơn thế. Ngoại lệ duy nhất là đứa bạn tôi vì nó đã nói được tiếng Quảng Đông trước đấy rồi. Nhưng nó lại không thể đọc hiểu được cái gì sau một năm!

(Rõ ràng đây là quan điểm từ một người nói tiếng Roman hoặc tiếng Đức. Có thể sẽ khó hơn với những người khác)

>>>u/emperorchiao (21 points)

học 30 tiếng một ngày

Bố mẹ châu Á à 

>>u/godelski (34 points)

Như thể OP đang coi nó như một công việc full time vậy. Có gì ngạc nhiên khi tiến bộ nhanh hơn mặt bằng chung và thấy thế là đơn giản.

Đồng ý cái này. Mọi người đều dựa vào những biểu đồ như này [https://www.lingholic.com/…/05/Hard-Languages-To-Learn.png] hoặc của FSI [https://external-preview.redd.it/YD1eMEsVz4V…]. Họ xếp tiếng Pháp tốn 24 tuần hoặc 600 giờ (học 25 giờ/tuần + 3-4 giờ tự học). Và u/frogs_and_shinies thì dành 24 tuần để học tiếng Trung. OP đã thành thạo tiếng Trung chưa (không trở ngại khi bị bỏ lại nước đó và có thể sử dụng ngôn ngữ mà không có sự hỗ trợ)? Nếu chưa thì biểu đồ có thể đúng đấy. OP cũng có thể có thiên phú về ngoại ngữ (với tiếng Trung thì nhạc nền có thể hỗ trợ trong việc luyện nghe thanh điệu). Họ không nói trình độ đến đâu mà chỉ là học mới học 6 tháng và vẫn đang rất yêu thích nó. Tôi hiểu ý bạn nhưng đó không phải điều chúng tôi muốn nói khi bảo việc học ngôn ngữ này khó hơn ngôn ngữ kia. Chỉ là tốn nhiều thời gian hơn để thành thạo thôi mà.

_____________________

u/gravymaster420 (18 points)

Có thể bạn đúng, nó không khó đến vậy, cho đến khi lên đến mức nâng cao, và rồi một chân trời mới mở ra và đạp vào mặt bạn với hàng đống thành ngữ chữ Hán cổ, cảm giác dù bạn có dành hàng đống thời gian mà trình độ vẫn dậm chân tại chỗ vậy. Điều mà bạn đang trình bày nghe thú vị và truyền rất nhiều động lực cho tôi đấy.

>u/Dudite (10 points)

Thật sự luôn… Bài đăng này tràn ngập sự khoe khoan.

Tôi sống 2 năm ở Đài Loan và học tiếng Trung cũng được chục năm rồi. Tôi phải sử dụng nó hàng ngày vào công việc. Thứ ngôn ngữ này thật sự sẽ đập bạn khi bước vào trình độ nâng cao.

Số lượng thành ngữ và tài liệu mà phổ biến thì không nằm trong bài thi HSK hoặc là một đống từ vựng chẳng biết ở đâu ra. Đấy là còn chưa tính đến từ chuyên ngành khoa học kỹ thuật nhé.

Yeah, trình độ cơ bản thì ez đấy nhưng cứ thử học lên cao hơn xem… Chúc may mắn nhé!

_____________________

u/BunnyCatLove (34 points)

Chả có ngôn ngữ nào khó nữa nếu bạn dành hẳn 30 tiếng một tuần để học cả.

Những người tị nạn đến nước tôi còn chẳng đặt được trình độ đó, nơi có hệ thống tích hợp tốt nhất châu Âu, và nó được hy vọng có thể hoạt động trong xã hội này.

Phần lớn đều không thể có đủ thời gian và khả năng để coi việc học tiếng Trung như một công việc toàn thời gian cả

_____________________

u/BeckyLiBei (8 points)

Tôi thấy có nhiều người đều từng thấy “có khó lắm đâu” khi học tiếng Trung (tôi cũng thế). Nó diễn ra vào giai đoạn HSK2/3 khi bạn mới tiếp thu kiến thức như miếng bọt biển. Và khi đến HSK5/6, vốn từ vựng phải gấp đôi gấp ba lên và độ sâu kiến thức cũng phải tăng lên đáng kể, lúc này bạn mới nhìn lại những thứ mà tưởng như đã nắm rõ rồi. Lại còn thành ngữ nữa, mỗi cái lại có quy tắc ngữ pháp và cách sử dụng riêng. (Và tại sao tiếng Trung lại có nhiều từ có nghĩa là “tình hình” vậy?)

Tôi đã có bằng Tiến sĩ (mất 3 năm rưỡi). Học tiếng Trung cũng giống việc phải làm một lượng lớn công việc (Tôi dành hẳn 2 năm, bắt đầu từ HSK4 và đến giờ vẫn chưa được HSK6). Và khi giao tiếp thì vẫn khá tệ (có nhiều vấn đề khi giao tiếp hơn là phát âm).

Với tôi thì học tiếng Tung siêu siêu siêu khó luôn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *