Tính chất hóa học của các màu máu khác nhau

(T/N: những dòng dưới là chú thích của người dịch, nhằm giải thích một số chỗ có thể gây lú hoặc hiểu nhầm trong hình)

  • Hemoglobin: lượng sắt có trong hemoglobin của một người trưởng thành vào khoảng 1 đồng xu Mỹ, tức 2.5g, còn tổng lượng sắt có trong cơ thể của một người trưởng thành vào khoảng 3-4g. Hai cái này khác nhau nhé
  • Động vật tay cuộn: theo wiki thì tay cuộn là nhóm động vật không xương sống, phần cơ thể mềm bên trong được bảo vệ bởi hai lớp vỏ đặc biệt. 2 mảnh vỏ có kích thước khác nhau, ở bụng lớn hơn và ở lưng nhỏ hơn
  • Cá băng: cá băng sống ở môi trường nước âm độ C nên cơ thể chúng đã sản xuất một loại protein chống đông, nhằm giữ cho máu không bị đông lại. Đổi lại, máu chúng không có hồng cầu hay hemoglobin. Thế nhưng không có hemoglobin cũng đồng nghĩa với việc lượng oxy trong máu sẽ bị giảm đến 90%. Cá băng thích nghi với sự thiếu hụt oxy này bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ như có trái tim rất lớn, mạch máu lớn, mang lớn và không có vảy. Những sự khác biệt này giúp tăng lưu lượng máu và lượng oxy hòa tan trong máu.
  • Động vật chân đầu: cephalopod, trong đó “cephalo” nghĩa là đầu, “pod” nghĩa là chân, “cephalopod” nghĩa là chân đằng trước đầu
  • Biliverdin: biliverdin là kết quả của sự phân hủy nhóm heme của hemoglobin trong hồng cầu, tạo màu xanh lá

____________________

u/Victorino95 (65 points)

Đỉa là loài bò sát hả?

>u/jswhitten (10 points)

Đâu, cái hình nói máu của mấy con đỉa có màu xanh là vì máu tụi nó chứa chlorocruorin, và một số loài bò sát mặc dù cũng có hemoglobin như người nhưng vì có thêm sắc tố mật xanh nên máu tụi này cũng xanh nốt

____________________

Translated by South

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *