Người Hồ Nam (湖南 – Hunan)
Ngưòi Hồ Nam được gọi là “ngưòi phương bắc của phương nam” tính cách bộc trực, khí khái dữ dội như ớt cay, cổ họng cũng tưong đối lớn. Sử sách cố có nhiều từ ca ngợi ngưòi Hồ Nam nhất (ví dụ: “Sở chỉ còn 3 hộ vẫn có thể diệt Tần”, “không có Hồ Nam không thành quân đội”, “người Hồ Nam chưa đổ, Hoa Hạ chưa đổ”. Quân Hồ Nam của Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường đã kéo dài thêm hương hoả nhà Thanh gần nửa thế kỷ,
Người Hồ Nam thông minh, dũng cảm, mạnh mẽ quả quyết, dám đảm nhiệm việc lớn coi thiên hạ hưng vong là trách nhiệm của mình, “nước Trung Hoa chỉ diệt vong khi ngưòi Hồ Nam chết hết” ngưòi Hồ Nam tập trung đựoc mỹ đức ưu tú của dân tộc Trung Hoa. Học tập, đi lính đánh nhau, lao động đều tốt.
Người Thiểm Tây (陕西 – Shaanxi)
Thiểm Tây là nơi phát nguyên nên văn minh truyền thống Trung Quốc, ở đây có thể tìm thấy dấu vết ban đầu của Hoàng Đế (ông tổ của văn minh Hoa Hạ). Các triều đại Tây Chu, Tần, Tây Hán, Tuỳ, Đường đều đóng đô ở đây, nghe nói có rất nhiều thôn trang cứ đào đất lên là thấy văn vật. Có rất nhiều danh nhân trong lịch sử, Bạch Cư Dị, Tư Mã Thiên, Lỹ Tự Thành… đều là ngưòi Thiểm Tây. Cơ thể ngưòi Thiểm Tây phát triển đều, rất khỏe, quân Tần xưa được mệnh danh là “đội quân hổ báo”, khiến quân chư hầu nghe thấy gió là bỏ chạy
Ngưòi mặt vuông dài rất phổ biến, chất phác thật thà nhưng lại sảng khoái hào phóng. Nhưng họ khá bảo thủ, bằng long với hiện trạng, thích hò hát nhưng không giỏi kiếm tiền do vậy về tổng thể, Thiểm Tây vẫn là tỉnh nghèo.
Ngưòi ThiểmTây không những thích hát dân ca mà chửi người không thua người Đông Bắc. Ngưòi Thiểm Tây ăn uống giản dị, thích ăn thịt thái to, uống rượu bằng bát. Đàn ông Thiểm Tây quyến luyến gia đình, ít ngưòi ham gái, càng không có “vợ hai”. Con Gái Thiểm bắc dịu dàng nhưng nội tâm cưong nghị.
Người Sơn Đông (山东 – Shandong)
Quê hưong Khổng Mạnh, tỉnh của lễ nghiã, từ xưa Sơn Đông đã có nhiều tuớng, nhiều kẻ sĩ trung nghĩa.Có thể là do quá thẳng thắn nên ít có nhà âm mưu và hoàng đế. Hình tượng của người Sơn Đông nói chung khá tốt, đàn ông có tinh thần trách nhiệm cao, trung hậu, bộc trực, nặng tình người, trọng hiếu thuận, bên ngoài thô lỗ, bên trong tốt đẹp, được văn hoá nhà Nho tôi rèn, đặc biệt coi trọng quan hệ giao tiếp và tôn trọng đẳng cấp.
Quan niệm gia đình mạnh, rất thích hợp làm bố chồng; phụ nữ hiền hậu lo việc nhà, nhưng ngang ngựoc, chân tưong đối to, tiếng nói rất khó nghe. Ý thức quê cha đất tổ của người Sơn Đông rất nặng lòng tự hào rất mạnh. Ngưòi Sơn Đông nấu rượu giỏi nhưng phần lớn là rượu kém chất lượng. Ngưòi Sơn Đông thích ăn hành tỏi, nên phần lớn đều hôi mồm, nhưng ít ngưòi mắc bệnh ung thư, nói chung.ăn ít rau, cứ có hành tỏi là được.
Ngưòi Đông Bắc (gồm 3 tỉnh Hắc Long Giang (黑龙江-Heilongjiang), Liêu Ninh (辽宁-Liaoning), Cát Lâm (吉林-Jilin) và phần phía đông khu tự trị Nội Mông Cổ)
Sở dĩ gộp lại để nói vì ngôn ngữ, phong tục các vùng này rất giống nhau. Thời cổ đại Đông Bắc là vùng đất hoang dại, ngưòi Hán ngày nay ở đó chủ yếu là thế hệ sau của những ngưòi di dân nghèo khổ Sơn Đông, Hà Bắc, cũng từng là thiên đường của những tội phạm bị lưu đầy, những kẻ sát nhân vượt ngục trốn tội từ trung nguyên tới, chỉ trong nửa thế kỷ mà đã chịu sự thống trị của Thanh, Nga, Nhật, quân phiệt, Trung Hoa Dân Quốc, CHND Trung Hoa, ở trong tình trạng vô pháp vô thiên lâu dài, Cộng thêm sự hoà nhập Mãn, Mông, Triều, khí hậu rét mướt, đất đai rộng lớn đã hình thành nên nền văn hoá Đông Bắc độc đáo, là vùng có sự khác biệt gien lớn nhất(di truyền học cho rằng khác biệt gien càng lớn nhân chủng càng ưu tú)
Người Đông Bắc thích đánh nhau mà không tính hậu quả, khi đánh nhau người Đông Bắc thưòng tìm vũ khí nơi gầm nhất, chuyên đánh vào chỗ nguy hiểm(không ai muốn đánh nhau với ngưòi Đông Bắc) dễ bị lợi dụng làm kẻ giết ngưòi đánh thuê. Nhiều hộp đêm thích thuê ngưòi Đông Bắc làm bảo vệ. Tội phạm bạo lực ở Bắc Kinh chủ yếu là do ngưòi Đông Bắc làm, thu lộ phí đen trên mấy con đường ở Bắc Kinh về cơ bản đều là ngưòi Đông Bắc, tổ chức xã hội đen trên thị trường bán buôn tại Bắc Kinh đều do ngưòi Đông Bắc làm chủ
Nguồn: http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=2696