Tìm hiểu chiến dịch can thiệp quân sự của Liên Xô vào Trung Đông gần 50 năm trước với mật danh chiến dịch Kavkaz ( Phần 1 )Dịch : Bài này được dịch từ article Operation Kavkaz – Soviets Over Egypt – Tác giả : Tom Cooper trích từ tạp chí Aeroplane số tháng 1.2016
Trước cuộc phiêu lưu quân sự của Nga tại nội chiến Syria vào 2015 thì giới lãnh đạo Moscow đã từng tham gia vào một cuộc chiến khốc liệt vô hình tại Trung Đông gần 50 năm trước , đỉnh điểm là sự can dự của Liên Xô khi siêu cường đưa lực lượng và khí tài quân sự đến Ai Cập vào mùa xuân 1970 nhằm đối phó với chính quyền non trẻ Israel
Chiến thắng lừng lẫy của Israel trong cuộc chiến Tháng 6 – 1967 hay còn gọi là Cuộc Chiến Sáu Ngày đã khiến toàn bộ bán đảo Sinai , bờ Bắc kênh đào Suez rơi vào tay sự kiểm soát của Do Thái , nhằm rửa nỗi hận này thì chỉ có một giải pháp được đưa ra bởi Tổng thống Ai Cập lúc đó là Gamal Abdel Nasser , giải pháp quân sự .
Bước đầu tiên của kế hoạch Nasser đưa ra là khôi phục lại sức mạnh của không quân nước này , lúc đó vẫn đang được gọi là Không quân Cộng Hòa Hồi giáo Thống nhất ( United Arab Republic Air Force – UARAF ) , tên chính thức của Không quân Ai Cập trong giai đoạn 1958 – 1972 , được âm thầm nhen nhóm trước cả khi hiệp ước đình chiến vào 10.6.1967 bắt đầu . Chính quyền Cairo lúc này đã đổ lỗi đồng minh Liên Xô đẩy nước này vào khủng hoảng dẫn đến chiến tranh Sáu Ngày và Nasser yêu cầu Moscow phải đền bù thiệt hại quân sự trên tiêu chí một đổi một , và không ngạc nhiên với tầm quan trọng của đồng minh Ai Cập tại Trung Đông thì Liên Xô đương nhiên gật đầu yêu cầu này , hai ngày sau đó một cuộc viện trợ quân sự khổng lồ bằng đường không khi gần 200 chiếc máy bay vận tải Antonov An-12 không vận suốt 3 tuần đổ trang bị khí tài đến điểm nóng quân sự Bắc Phi này
Bước đầu tiên của kế hoạch Nasser đưa ra là khôi phục lại sức mạnh của không quân nước này , lúc đó vẫn đang được gọi là Không quân Cộng Hòa Hồi giáo Thống nhất ( United Arab Republic Air Force – UARAF ) , tên chính thức của Không quân Ai Cập trong giai đoạn 1958 – 1972 , được âm thầm nhen nhóm trước cả khi hiệp ước đình chiến vào 10.6.1967 bắt đầu . Chính quyền Cairo lúc này đã đổ lỗi đồng minh Liên Xô đẩy nước này vào khủng hoảng dẫn đến chiến tranh Sáu Ngày và Nasser yêu cầu Moscow phải đền bù thiệt hại quân sự trên tiêu chí một đổi một , và không ngạc nhiên với tầm quan trọng của đồng minh Ai Cập tại Trung Đông thì Liên Xô đương nhiên gật đầu yêu cầu này , hai ngày sau đó một cuộc viện trợ quân sự khổng lồ bằng đường không khi gần 200 chiếc máy bay vận tải Antonov An-12 không vận suốt 3 tuần đổ trang bị khí tài đến điểm nóng quân sự Bắc Phi này
Tuy nhiên giới chức quân sự Liên Xô chỉ đồng ý cung cấp vũ khí phòng vệ ( defense material ) và từ chối cung cấp cho Ai Cập các máy bay ném bom Tupolev Tu-16 và Ilyushin Il-28 mất trong chiến tranh , thậm chí mọi đòi hỏi về các hệ thống phòng không ( SAM ) và máy bay chiến đấu tiên tiến từ Ai Cập thì cũng bị bỏ qua thẳng thừng , bù lại Liên Xô rút tỉa bài học từ cuộc chiến cũ bằng cách tái huấn luyện hàng loạt quân đội Ai Cập với việc triển khai một nhóm lớn các cố vấn, giảng viên và kỹ thuật viên quân sự đến để tổ chức và đào tạo lại phi công UARAF . Đến tháng 8.1967 gần 2.000 cố vấn quân sự Liên Xô đã ở Ai Cập và con số tăng dần qua 2 năm tiếp theo , nhận thấy tiềm lực quân sự đã hồi phục đáng kể , Ai Cập phát động các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào các vị trí của Israel ở Sinai vào giữa tháng Bảy 1967. Dần dần , nước này tăng cường tần suất tấn công , cho đến khi Tổng thống Nasser chính thức tuyên bố bắt đầu Chiến tranh Đẫm Máu (War of Bloodletting ) hoặc nổi tiếng hơn ở phương Tây là Chiến tranh Tiêu hao (War of Attrition ) , bắt đầu vào 8.3.1969
Chiến lược của Nasser bắt đầu phát huy hiệu quả , quan ngại với khả năng quân đội Ai Cập vượt qua kênh đào Suez tấn công các vị trí phòng thủ của IDF ( Israel Defense Force – Lực lượng phòng vệ Israel ) thì các lãnh tụ chính trị nước này đã ra lệnh IDF/AF tấn công trước các vị trí quân sự và khu công nghiệp nằm sâu trong lãnh thổ Ai Cập trước nhằm thể hiện sức mạnh thống trị hoàn toàn về quân sự trước phe Hồi giáo , cũng phá hủy uy tín chính quyền Nasser , các chỉ huy quân sự hàng đầu IDF cũng xem xét việc leo thang chiến tranh tác động đến đồng minh số một của mình , chính quyền Mỹ của tổng thống Richard Nixon lúc đó và có thể giúp nước này nhận thêm viện trợ quân sự trong tương lai gần
Một kế hoạch không kích cực kỳ tinh vi được đưa ra , vào 1.1.1970 , những chiếc tiêm kích bom F-4E Phantom-II gầm rú trên bầu trời Sinai báo hiệu cuộc tấn công sâu ( deep-strike ) đầu tiên vào lãnh thổ Ai Cập và kéo dài thêm vài tuần lễ sau , mỗi phi vụ ( sortie ) thì chỉ có 2 hoặc 3 F-4E Phantom bay cạnh nhau và 1 trong những chiếc ở phi đội tấn công sẽ đóng vai mồi giả ( decoy ) để đánh lừa Bộ chỉ huy phòng không Ai Cập ( Egyptian Air Defense Command – ADC )
Nhằm khai thác lỗ hổng radar phòng không do Liên Xô thiết lập với việc không thể tìm kiếm mục tiêu bay dưới độ cao 300m ( 984 ft ) cho đến khi phát hiện quá muộn ở cự ly 40-45 km thì tất cả F-4E phải bay thấp , nhờ vậy sẽ giúp F-4E có thời gian tẩu thoát kịp vì phi công Mig-21 của UARAF phải mất 3 đến 4 phút đánh chặn và 2-3 phút áp sát những chiếc Phantom , trong khi đó F-4E Phantom-II lại ưu thế trong cuộc đua ở độ cao thấp hơn bất kỳ tiêm kích của Ai Cập lúc đó , điều này đồng nghĩa với việc phi công Israel có thể đào thoát kịp về phía Đông kênh đào Suez trước khi phòng không Ai Cập có khả năng chiến đấu hiệu quả
Ngay lập tức để đối phó tình hình bi quan lúc này , tổng thống Ai Cập , Nasser đã bay sang Moscow vào cuối tháng 1.1970 nhằm hội kiến Tổng bí thư Liên Xô lúc đó là Leonid Brezhnev và giải thích tình hình chiến sự cũng như cầu xin cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến hơn . Rõ ràng với yêu cầu này từ Nasser thì quân đội Ai Cập phải mất một thời gian huấn luyện chiến đấu với hệ thống vũ khí mới hơn và khoảng trống bắt đầu , do vậy Nasser đề nghị cố vấn Liên Xô ở Ai Cập trực tiếp tham chiến với Israel để lấp lổ hỗng nhân sự , Nasser cũng cho rằng việc Mỹ cung cấp các máy bay chiến đấu thế hệ 3 F-4E Phantom-II cho Do Thái lúc đó đã “ quốc tế hóa “ chiến tranh khu vực tại đây , Liên Xô cũng cần phải đáp trả tương xứng
Sáng hôm sau , Brezhnev đã đồng ý và tăng cường quân sự tại Ai Cập với 2 điểm cốt yếu : (1) cố vấn Liên Xô sẽ trực tiếp chiến đấu bên cạnh đồng minh bằng cách điều khiển các hệ thống phòng không mới , (2) quân đội Ai Cập cung cấp ba căn cứ không quân ( AFB ) để trú đóng các trung đoàn tiêm kích đánh chặn của Liên Xô sở tại
Đây chính là mấu chốt sáng kiến chiến lược của Liên Xô trong chiến tranh Lạnh quan trọng nhất nhì ở Trung Đông với mật danh Chiến dịch Kavkaz (Caucasus ) nhằm đối đầu Israel và Mỹ
Thực chất chiến dịch Kavkaz gồm 2 hai chiến dịch nhỏ nêu trên : tăng cường sức mạnh cho phòng không Ai Cập và triển khai hệ thống phòng không Liên Xô tại đây . Ngoài việc cung cấp 100 tiêm kích Mig-21MF và hệ thống phòng không cải tiến S-75M Dvina ( SA-2 ) thì Moscow cũng đồng ý bán cho Ai Cập hệ thống phòng không SA-3 cũng như pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka , cùng lúc đó thì quân đội Liên Xô triển khai các đơn vị trực thuộc Sư đoàn phòng không đặc biệt số 18 (18th Special Purpose Air Defence Missile Division ) với việc ba lữ đoàn độc lập SA-3 đổ bộ lên phía Bắc Ai Cập , mỗi lữ đoàn ( brigade ) gồm 6 tiểu đoàn phòng không và 1 tiểu đoàn hỗ trợ kỹ thuật , mỗi tiểu đoàn sẽ trú đóng một cứ điểm phòng không riêng biệt với việc bảo vệ kỹ lưỡng bởi 1 trung đội trang bị 3 xe SPAAG ZSU-23-4 Shilka và 6 nhóm nhỏ 2 binh sĩ trang bị hệ thống phòng không vác vai ( MANPAD ) SA-7 Grail xung quanh
Không quân Liên Xô trong chiến dịch gồm 2 đơn vị chính là Trung đoàn tiêm kích 135 (135thFighter Aviation Regiment ) gọi tắt là IAP 135 với 60 phi công kèm 40 tiêm kích Mig-21M , và đơn vị thứ hai là Trung đoàn trinh sát độc lập số 35 (35th Independent Reconnaissance Aviation Regiment ) gọi tắt là ORAP-35 với 30 tiêm kích Mig-21M và Mig-21R kèm 42 phi công
Đơn vị IAP-135 chỉ huy bởi Thiếu tá K.Korotyuk và đóng tại căn cứ không quân Bani Suweif và Kom Awshim từ 1.2.1970 với nhiệm vụ bảo vệ không phận Tây Nam Cairo , còn đơn vị ORAP-35 chỉ huy bởi Thiếu tá Yuriy V.Nastenko triển khai tại căn cứ không quân Jiyanklis phụ trách phòng thủ thành phố Alexandria và Mersa Matruth
Một bộ phận không quân đặc biệt hơn hỗ trợ cho hải quân Liên Xô đang hoạt động ở Địa Trung Hải cũng được điều phái tới Ai Cập là Phi đội trinh sát độc lập số 90 (90th Independent Reconnaissance Aviation Squadron ) được trang bị máy bay trinh sát điện tử và tình báo điện tử ( ELINT/SIGINT ) An-12PP , máy bay trinh sát ném bom hỗn hợp Tu-16R , thủy phi cơ chống ngầm Be-12 , trú đóng tại Tây Cairo
Tình hình chiến trường bắt đầu căng thẳng dần với các phi vụ ném bom của không quân Israel tăng cường vào trung tuần tháng 2.1970 , tình báo Israel cũng cảnh báo với lãnh đạo IDF việc khu vực phòng không mới SA-3 bắt đầu hoạt động do đó F-4E Phantom cần bay tránh các điểm nhạy cảm , điều này gây bối rối lớn cho phi công Israel lúc đó phải xác định điểm tấn công chính xác trong vùng đốm , vào 12.2.1970 , F-4E ném bom vào nhà máy luyện kim ở Abu Zambal , giết chết 68 dân thường và làm bị thương 98 người khác . Trong khi chính quyền Israel nhấn mạnh là nhầm lẫn nhưng vẫn tiếp diễn , 2 chiếc F-4E khác đã ném bom nhầm vào trường học tại Bahr al-Baqr vào 8.4.1970 giết chết 47 học sinh
Vào đợt ném bom kế tiếp thì F-4E Phantom-II chính thức đụng độ Mig-21 do phi công Liên Xô lái , ngay lập tức phi vụ hủy bỏ sau khi phi công Israel nhận ra sự hiện diện của “ kẻ lạ “ và bộ chỉ huy IDF ngừng chiến dịch ném bom vào Ai Cập vào giai đoạn tới
Ba ngày sau đó , Ai Cập bắt đầu đáp trả khi không kích vào các vị trí trú đóng của Israel tại Sinai che dấu việc ADC ( Bộ chỉ huy phòng không Ai Cập ) đang gấp rút xây dựng khu vực phòng không mới cách 50km bờ Tây kênh đào Sinai , 2 lữ đoàn SA-2 ( S-75 Dvina ) đã tiếp cận rất sát kênh đào , cuộc phản công của không quân Israel vào sáng hôm sau nhưng không hiệu quả ngăn chặn dấu chân của ADC tại khu vực này , có thể nói là bước ngoặc giai đoạn đầu cuộc chiến
Cuộc chiến tranh leo thang
Các lữ đoàn phòng không Ai Cập bổ sung tại điểm nóng kênh đào Suez tiếp tục nhận các đơn vị Liên Xô mới tham gia trận địa trong khi đó UARAF cũng tích cực hỗ trợ bằng cách tiến hành các đợt ném bom loại bỏ các hệ thống phòng không tầm ngắn MIM-23 Hawk của Israel bên kia kênh đào , trong thời điểm này thì “ chiến tích “ đầu tiên của Liên Xô ghi nhận là việc bắn hạ một máy bay Il-28U của UARAF khi đang huấn luyện , giết chết hai phi hành đoàn bởi SA-3 vào ngày 15.5.1970 , một pha friendly-fire hoàn hảo do thiếu hiệp đồng tác chiến . Cuộc chiến được chứng kiến những cấp độ mới về cường độ khi 2 đơn vị biệt kích Ai Cập tập kích lén qua kênh đào trong đêm thì đáp trả , không quân Israel tung ra hơn 100 cuộc không kích vào Cảng Said vào ngày 30.5 , ngay lập tức chỉ huy Ai Cập triển khai 13 đơn vị SA-2 kèm 3 đơn vị SA-3 vào khu vực gọi là “ cái hộp phòng không “ cách Hồ Great Bitter khoảng 50-55km về phía Tây
Trong lúc trinh sát “ hộp phòng không “ thì ngày 6.6.1970 , một tốp F-4E Phantom-II bị đánh chặn bởi 2 chiếc Mig-21 khi đang bay thấp ở Địa Trung Hải , Ai Cập xác nhận một chiếc F-4E bị bắn hạ trong giao tranh . Nhận thấy tất cả sẵn sàng , ADC tung ra chiến dịch Hy Vọng với việc mở rộng ô phòng không của mình bằng cách tăng cường thêm các đơn vị SAM
Vào 10 giờ 30 phút ngày 1.7 , 2 chiếc F-4E Phantom-II bị radar đánh chặn khi băng qua kênh đào ở độ cao 39.370ft ( tầm 10km ) và SAM kích hoạt với việc 2 loạt tên lửa đánh chặn từ 3 bãi phóng SA-2 , tất cả đều hụt mục tiêu , ngay lập tức IDF/AF đáp trả mạnh mẽ với việc tung ra 24 máy bay tiêm kích – bom tấn công các khu vực tên lửa phòng không sau đó 6 tiếng từ thởi điểm tấn công , sau giao tranh ADC xác nhận bắn hạ 5 chiếc A-4 Skyhawk ( 2 trong số đó bị bắn hạ bởi tên lửa vác vai SA-7 ) và mất 2 đơn vị SA-2 , một cố vấn Liên Xô thiệt mạng
Đợt tấn công thứ hai nửa giờ sau đó của Israel tung ra nhưng kém may mắn hơn khi tấn công bãi tên lửa giả tại phía Bắc và sườn phía Nam trận địa , đương nhiên Ai Cập đã bố trí mai phục cẩn thận . Một chiếc F-4E bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không SA-3 dưới sự chỉ huy của Đại úy Maliauka cách 11.5km hiện trường , phi công nhảy dù thoát , gần đó đơn vị SA-3 do Thiếu tá Komyagin chỉ huy bắn hạ chiếc Phantom bay cách 18km nhưng quả tên lửa thứ hai tìm chiếc F-4 bay chung đã tự hủy ( self-detonated ) và chiếc này bay thoát
Đợt không kích cuối cùng của Israel thất bại hoàn toàn với việc 2 đơn vị SA-3 của Liên Xô do Thiếu tá Kovalenko chỉ huy bắn hạ 1 chiếc F-4 và 2 chiếc khác bị thương , trong khi đó 6 chiếc A-4 Skyhawk không tiếp cận được bãi phóng tên lửa và Liên Xô tuyên bố 1 chiếc bị bắn hạ gần đó
Rút kinh nghiệm chống SEAD tại Việt Nam , cố vấn quân sự Liên Xô tại tiền tuyến yêu cầu hoán đổi hoàn toàn vị trí 11 đơn vị SA-2 và 3 đơn vị SA-3 ngay trong đêm để tránh lộ địa điểm trước đó , đến buổi chiều ngày 2 tháng 7 thì một nhóm 12 chiếc Skyhawk và Phantom áp sát phía Bắc khu vực phòng thủ , 3 tên lửa đáp trả nhưng không trúng bất kỳ chiếc nào và Israel đáp trả với một đơn vị SA-2 của Ai Cập bị tiêu diệt hoàn toàn , một lần nữa cố vấn Liên Xô yêu cầu di chuyển các đơn vị , lần này tái bố trí dồn hỏa lực về phía Bắc theo hướng tấn công trước đó của Israel , ngày 3.7 thì 4 chiếc Skyhawk thực hiện không kích không hiệu quả và đương nhiên 2 trong số chúng bị bắn hạ .
Cùng lúc thì một đơn vị phòng không SA-2 bị tấn công bởi 4 chiếc Phantom , điều phối hỏa lực của Ai Cập vội vã khai hỏa và tất cả những chiếc này hủy nhiệm vụ , bay tản mát và đào thoát về phía Bắc , một nhóm khác cũng tấn công vào trưa ngày 4.7 , tuy nhiên mục tiêu lại là bãi phóng giả và một trong những chiếc Phantom bị thiệt hại bởi phòng không vác vai SA-7 gần đó
… Còn tiếp ….