TIGRANES ĐẠI ĐẾ, VUA CỦA ARMENIA — TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN

Dưới triều đại Vua Tigranes II, từ năm 95 tới năm 55 trước Công Nguyên, Armenia trỗi dậy thành một vương quốc mạnh nhất phía Đông La Mã thời điểm đó.

Trong gần một thiên niên kỷ dưới sự cai trị của La Mã, vùng Armenia Plateau phát triển mạnh và là nơi xuất phát của hầu hết các loại khoáng sản trên thế giới. Có thể kể tới như là đồng, thiếc, vàng, bạc, sắt, chì, kẽm, magne, antimony, thạch tín, thạch anh, muối, và nhiều thứ nữa. Vì giàu tài nguyên khoáng sản nên đây là vùng đất hấp dẫn để cai trị.

Dư âm sau khi Antiochus Đại Đế bị người La Mã đánh bại vào năm 190 trước Công Nguyên tại Trận Magnesia, một phần của Đế chế Seleucid ở phía Đông bị suy yếu. Theo địa lý gia người Hy Lạp Strabo, vào thời điểm này, Armenia do 2 vị chỉ huy của Antiochus là Artaxias và Zariadris cai trị. Nắm bắt cơ hội này, 2 vị chỉ huy tuyên bố lòng trung thành trước người La Mã và quyền tự chủ trước một Đế chế Seleucid dần suy tàn. Trong phần lớn tài liệu lịch sử sau này, Vương quốc Armenia đóng vai trò là một vùng đệm giữa hai thế lực là Đế chế La Mã ở phía Tây và Đế chế Parthia ở phía Đông. Tuy nhiên, điều này không hẳn là chính xác, vì có thời điểm Armenia là một vương quốc hùng mạnh ở phía Đông dưới triều đại của Tigranes II, còn gọi là Tigranes Đại Đế. 

Theo sau sự độc lập của Armenia, vùng đất này bị chia cắt bởi 2 vị chỉ huy. Artaxias cai trị Vương quốc Armenia, mà theo Strabo, bao gồm “những vùng được gọi là Armenia, nằm liền kề với Media và Albania và Iberia, mở rộng tới Colchis và Cappadocia trên biển Euxine (Hắc Hải)”. Mặt khác, Zariadris cai trị Vương quốc Sophene, “nắm giữ phương Nam và những phần đất nằm chếch về phía Tây”. Tigranes là hậu duệ của Artaxias, ra đời vào khoảng năm 140 trước Công Nguyên. Khoảng năm 120 trước Công Nguyên, Tigranes bị người Parthia bắt làm con tin, và chỉ được thả ra sau 25 cầm tù với món tiền chuộc là “70 thung lũng ở Armenia”.

Một khi thoát khỏi người Parthia và trên con đường tiến lên ngai vàng Armenia, Tigranes không ngừng củng cố địa vị của mình. Đầu tiên, ông lập liên minh với Mithridates VI xứ Pontus bằng cách kết hôn với con gái ông là Cleopatra. Sau đó, ông bắt đầu công cuộc chinh phục. Vào thời điểm này, Vương quốc Sophene đang được cai trị bởi Artanes, hậu duệ của Zariadris. Tigranes quyết định mở rộng vương quốc bằng cách xâm lược các vùng đất của Artanes vào năm 93 trước Công Nguyên. 

Sau cái chết của Mithridates II xứ Parthia vào năm 91 trước Công Nguyên, Tigranes thành công trong việc đoạt lại “70 thung lũng ở Armenia” mà ông đã nhượng lại trước đó, và tấn công các vùng đất khác của người Parthia. Tigranes chinh phục Osroene (Edessa), Nisibis, Gordyene, Atropatene, và Adiabene. Ông còn gây chiến với Đế chế Seleucid và đoạt lấy Syria và Phoenicia vào năm 83 trước Công Nguyên. 

Mặc dù Tigranes phát triển quyền lực nhanh chóng, nhưng vinh quang của ông lại rất ngắn ngủi. Ở phía Tây Armenia, cha vợ của Tigranes, Mithridates VI xứ Pontus, đang có chiến tranh với người La Mã, mà ngày nay gọi là Chiến Tranh Mithridatic Lần Thứ 3. Sau khi bị đánh bại bởi tướng quân La Mã là Lucullus, Mithridates VI phải tháo chạy về với Tigranes. Ông từ chối trao cha vợ mình cho người La Mã, đồng thời chánh thức tuyên chiến với Rome. 

Mặc dù quân lực thua kém đối phương, nhưng Lucullus vẫn quyết định hành quân về Tigranocerta, tân thủ phủ chưa hoàn thiện của Vương quốc Armenia vào năm 69 trước Công Nguyên. Trong khi người La Mã đang vây thành, Tigranes tới nơi mang theo đội quân khổng lồ với quân số, theo Plutarch, tới gần 26 vạn người. Để lại 6000 quân tiếp tục vây thành, Lucullus mang theo quân số 1 vạn 1000 người đụng độ với Tigranes. Sau một loạt các sự kiện bất ngờ, Tigranes bị Lucullus đánh bại và phải rút lui về cố đô của Armenia là Artaxata, tại đây ông một lần nữa bị đánh bại bởi người La Mã. 

Khi đội quân La Mã đã quá mệt mỏi vì chiến dịch phương Đông này, và từ chối đi xa hơn, Lucullus được Viện Nguyên Lão triệu tập và thay thế bởi Pompey. Năm 66, trước Công Nguyên, Pompey hành quân về Armenia, và Tigranes tuyên bố đầu hàng mà không tham chiến. 

Để hòa giải với người La Mã, Tigranes đồng ý trở thành “bạn và là đồng minh” của người La Mã, với điều kiện ông phải từ bỏ các vùng đất đã đoạt được trong các chiến dịch trước đây. Tigranes tiếp tục cai trị Armenia cho tới khi qua đời vào năm 55 trước Công Nguyên. 

Các hậu duệ của Tigranes tiếp tục cai trị Vương quốc Armenia như là một chư hầu của La Mã cho tới khi bị lật đổ bởi Vương triều Artaxiad vào năm 12 Công Nguyên vì bị cáo buộc trung thành với người Parthia. 

Tigranes Đại Đế, Vua của Armenia
Lãnh thổ Armenia mở rộng dưới triều đại của Tigranes II

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *