TIỀN CỦA có phải là kho báu của cha ông?

Tôi vừa lướt qua một video về giai thoại Công tử Bạc Liêu. Cũng chẳng lạ lẫm gì về cụm từ này. Tôi nói là cụm từ này, chứ không nói về người này, bởi tôi chưa bao giờ nghiêm túc tìm hiểu về ông, bởi tìm hiểu làm gì đâu, chả lợi ích gì ở đây sất, phải chăng là có chuyện mà tám với thiên hạ.

Thế nhưng xem video về giai thoại của công tử Bạc Liêu lại cho tôi những dòng suy nghĩ khác nhau về cái mà cha ông nên để lại cho đời sau của mình.

Cũng như, cái gì chúng ta nên nhận từ cha ông với vai trò là đời sau?

Nhà công tử Bạc Liêu giàu!

Nhưng không như Kane trong tiểu thuyết Hai số phận. Tôi cảm thây ông không phát huy được cái bản tính nhạy cảm với việc kiếm tiền như Kane – đứa trẻ 10 tuổi đã bắt đầu nghĩ cách kiếm tiền.

Thay vào đó, ông ngông nghênh với sự nghèo đói đến vô tận.

Vậy đâu là sự khác nhau giữa Kane và Ông. Tôi nghĩ chắc không phải tiền. Đến đây chắc ai cũng hiểu tôi muốn nói gì.

Cái khác nhau chính là thứ mà Kane nhận từ cha mình và công tử Bạc Liêu nhận từ cha mình.

Kane lớn lên trong gia tộc tài chính ngân hàng, họ chưa bao giờ cho những đứa con của mình tiền, ngay từ nhỏ thì cha ông đã dạy Kane cách kiếm tiền thay vì đưa tiền cho Kane xài mà không có lí do.

Bố của công tử Bạc Liêu, cũng là dân biết “làm” tiền, nhưng lại không đưa thứ đó cho ông, mà lại đưa tiền cho ông xài. Và sẵn tính thể hiện mình, ông lại càng sa đoạ vào các thú thể hiện sự hào nhoáng.

Khỏi phải nói, chưa tới ba đời thì gia sản của nhà Trạch đã cạn không còn mống nào.

Tôi không thể nói được trí tuệ “chắc chắn” là thứ đúng đắn nhất để truyền lại cho đời sau. Nhưng rõ ràng, chỉ một trường hợp đấy cũng làm rõ lên “tiền của” không phải nên được xem là kho báu mà cha ông để lại cho con cháu.

From: Thuật sư TaN

Ghé thăm ở blog của tôi nhé ! Tôi sẽ để dưới comment !

Ảnh: Công tử Bạc Liêu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *