THUYẾT KHÍ ĐỘC (MIASMA)

Trong ảnh chính là những chiếc khẩu trang mà bác sĩ đeo vào để phòng chống dịch bệnh. Chiếc mặt nạ kỳ quái và kinh dị, trông như người chim này được tạo ra từ thuyết Khí độc (Miasma).
Học thuyết này được hình thành từ thời Trung cổ tại châu Âu. Các bác sĩ thời ấy tin rằng môi trường sống xung quanh con người tồn tại một số khi nguy hiểm, gọi là khí độc. Vì vậy mà mọi người thời ấy tin rằng những loại bệnh tật truyền nhiễm như dịch sốt rét hay dịch hạch đều do khí độc gây ra.
Thế nên các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân trong nạn Đại dịch hạch đã tạo ra những loại mặt nạ có chứa nhiều loại thảo mộc hay hoa khô, thậm chí còn cắm hoa vào mặt nạ để ngăn ngừa khí độc thâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng không bảo vệ bác sĩ khỏi dịch bệnh hoàn toàn.
Thuyết Khí độc (Miasma) dần không còn phổ biến từ đầu thế kỷ 19, lúc đó các nhà khoa học đã chỉ rằng bệnh tật lây lan là do các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút gây ra.
Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận đó là thuyết Khí độc đã bộc lộ ưu điểm. Đó là giúp mọi người ý thức hơn về việc vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh, luôn đảm bảo bầu không khí trong lành, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đeo khẩu trang tránh các bệnh truyền nhiễm trong không khí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *