Thực ra có rất nhiều việc mình ghim rồi đó, chỉ là mình quen với việc mỉm cười nói “không sao đâu”

1. Bạn có từng gặp phải chuyện như này chưa?
Bạn hẹn người ta đi ăn, bạn đi từ sớm, lúc đến tiệm thì lại nhận được cuộc gọi đến từ người ta, bảo là xin lỗi, tôi có việc đột xuất.
Hay là bạn hẹn với bạn trai cùng nhau đi du lịch, bạn hào hứng hoạch định lộ trình, chọn khách sạn, lên kế hoạch đâu đó xong xuôi, gần đến thời điểm đi, anh ấy lại nói với bạn rằng anh ta bận, kế hoạch đi du lịch bàn sau đi, nói cần được sự cảm thông từ bạn.
Gặp tình huống trên, các bạn giải quyết như thế nào?
Tôi nghĩ, bạn cũng chỉ có thể chọn cách “cảm thông” mà thôi, sau đó mỉm cười nói rằng không sao đâu.
Nhưng mà chúng ta đều hiểu, trong lòng liệu có thật sự “không sao”?
Dù là có sao thì còn có thể làm gì nữa đây?
Rõ ràng bạn biết đối phương đã có sự lựa chọn, họ đã chọn đi làm việc khác, dẫu cho biết bạn sẽ thất vọng, họ vẫn sẽ không chọn bạn.

2. Cùng phòng ban có một cô bạn vừa mới tốt nghiệp đại học, được sắp xếp làm việc cùng một lãnh đạo tính tình cực kỳ không dễ chịu, nổi tiếng là nóng tính trong công ty, chỉ một chút việc nhỏ cũng đủ để ông ấy nổi trận lôi đình.
Tuy ông ấy tức giận xong, rất nhanh đã bình tĩnh lại. Nhưng mỗi lần trút cơn giận đều rất dọa người. Chính vì thế trợ lý thiết kế theo ông ấy liên tiếp đổi hết người này đến người khác, cô bạn ấy trụ được cũng tính là lâu dài rồi.
Lúc đó, chúng tôi đều cảm thấy tiếc cho cô ấy khi gặp một người cấp trên nóng nảy. Ngoài dự liệu của chúng tôi đó là cô ấy vẫn kiên trì, dù cấp trên nóng tính như nào, cô ấy đều lời hay ý đẹp, không chút bực bội.
Tất cả mọi người đều cảm thán sự tốt tính của cô ấy.
Cho đến một ngày, bởi vì cấp trên tìm không ra một hộp trà ông ấy vô cùng yêu thích mà ở văn phòng hành lên hành xuống, sau đó còn điều tra camera.
Cuối cùng tra ra là do ông ấy không cẩn thận làm rơi hộp trà yêu quý vào thùng rác, bận rộn không để ý mà nhặt lại.
Ông ấy đến xin lỗi cô ấy, chung tôi đều cho rằng cô ấy sẽ giống như những lần trước cười rồi nói “không sao”.
Kết quả không ai ngờ tới là ngày hôm sau cô ấy xin từ chức rồi.
Rất nhiều đồng nghiệp cảm thấy cô ấy như vậy là làm quá việc nhỏ không đáng, lúc trước sếp trút giận, cũng không thấy cô ấy ấm ức, sao có chút việc nhỏ này đã chịu đựng không nổi rồi. Số người nói cô ấy cố ý làm quá chiếm phần lớn.
Trước khi rời đi, cô ấy nói với tôi: “Khi tôi đề nghị từ chức cấp trên nói tôi là nhà thiết kế mà ông ấy xem trọng nhất, ông ấy luôn muốn làm chút chuyện gì đó vì tôi, bởi tôi đã dạy ông cách nói “không có gì”. Khoảnh khắc đó tôi đột nhiên tha thứ cho ông ấy, người hay mềm lòng quả nhiên càng dễ dãi không có giới hạn, thế nhưng tôi vẫn quyết định từ chức. Tôi muốn nói, thực ra có nhiều việc tôi rất để bụng, nhưng lại cười cười rồi nói không có gì.”
Tôi như hiểu được một điều, khi nói câu không có gì, không có ý là tôi hoàn toàn không để ý. Tôi tha thứ cho bạn, và rồi hậu quả cũng là do tôi ôm về mình.

3. Tôi ngày trước, trong mắt bạn bè là một cô gái dễ chịu tốt tính.
Trước những lời nhờ vả của bạn bè, tôi không nỡ từ chối, lúc nào cũng đáp ứng mọi yêu cầu. Ra ngoài, cũng không bao giờ phản bác ý kiến của đối phương, đều thuận theo người ta.
Tôi cho rằng, những việc đó trên danh nghĩa tình bạn thì là việc nhỏ mà thôi. Tôi lầm tưởng nhân nhượng, họ sẽ hiểu được là vì tôi tốt tính. Cho đến một hôm, tôi phát hiện họ đã quen thuộc với sự nhân nhượng đó, hầu như phớt lờ ý kiến của tôi. Rõ ràng biết tôi ghét việc đó mà vẫn để tôi làm.
Đến lúc này tôi mới biết hóa ra mối quan hệ giữa tôi và họ được duy trì bởi từng bước nhẫn nhịn của tôi. Nếu có một ngày, tôi không làm được như những gì họ kỳ vọng, sẽ bị phủ định tất cả. Thậm chí còn bị oán trách, bị bỏ lại.
Cái câu “không sao đâu” nói nhiều quá, mệt thân, người khác không quan tâm, ngược lại còn nghĩ mình là người dễ dãi.
Bạn gánh lên quá nhiều những lần “không sao” ấy, không có tác dụng chứng minh bạn là người rộng lượng tốt bụng, ngược lại còn làm người khác thấy rằng chính bạn còn chẳng nghĩ cho bản thân, hoặc không yêu thương chính mình. Hơn nữa còn làm người khác xem thường thản nhiên tùy ý đối đãi bạn.
Nếu ví trái tim con người là một ly nước ấm, người nào thường hay nói “không sao”, “tôi không để ý đâu”, dù tính tình tốt thế nào, tính cách rất mực ôn hòa, đến cuối cùng sẽ có một ngày ly nước ấm ấy trở nên lạnh giá.
Giống như một nhân vật hoạt hình mà tôi thích, có người hỏi anh ấy, vì sao không để người khác nhìn thấy mặt lương thiện của mình.
Bởi lẽ nếu như họ nhìn thấy rồi, sẽ vọng tưởng anh ấy luôn là lương thiện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *