Máy lão hóa rượu hay còn gọi là Máy làm già tuổi rượu, là thiết bị xử lý rượu sử dụng công nghệ từ trường kết hợp với sóng siêu âm tách các phân tử rượu ra thành nhiều hạt nhỏ hơn tương đương với kích thước nano. Alcohol Aged Machine, Alcohol Aging Equipment là tên gọi của thiết bị lão hoá rượu do Orville Zelotes Tyler phát minh ra từ những ngày đầu. Công nghệ làm già rượu cũng đã được chứng thực và công bố trên tạp chí danh giá về công nghệ Popular Science tháng 1 năm 2012.
NGUỒN GỐC MÁY LÃO HÓA RƯỢU?
Máy lão hóa rượu hay Máy làm già rượu có nhiều cách gọi khác nhau như Alcohol Aged Machine, Alcohol Aging Equipment. Orville Zelotes Tyler được coi là cha đẻ của máy làm già rượu bởi phát minh ra công nghệ TerrePURE và đã được cấp bằng sáng chế chứng nhận và nhiều giải thưởng khác. Công nghệ làm già rượu cũng đã được chứng thực và công bố trên tạp chí danh giá về công nghệ Popular Science tháng 1 năm 2012. Trong công nghệ làm già rượu, ngoài Terressentia còn có Lost Spirits và Cleveland, đều là những thương hiệu hàng đầu về lĩnh vực sản xuất rượu whisky theo công nghệ lão hóa mới.
Máy làm già rượu được coi như là cỗ máy thời gian dành riêng cho rượu, sử dụng tần số siêu âm, giúp rút ngắn quá trình ngâm ủ rượu lâu năm, từ vài năm chỉ còn 45 – 60p. Theo đó, Lão hóa rượu cũng là quá trình hóa học, các phản ứng hóa học trong quy trình làm già rượu tạo ra các phân tử mới, và nhiều phân tử trong số đó có đặc tính như phân tử có trong rượu được ủ lâu năm theo cách truyền thống. Nghiên cứu của Sở đo lường và ATTP thuộc đại học California đối với 60 loại whisky thì các mẫu rượu sử dụng công nghệ lão hóa tương đương với mẫu rượu được ủ 33 năm tuổi.
DỄ DÀNG KIỂM SOÁT HƯƠNG VỊ, MÀU SẮC, TĂNG KHẢ NĂNG ĐỒNG NHẤT CỦA RƯỢU
Đối với những nhà sản xuất rượu vang, rượu ngâm hoặc whisky, việc sử dụng công nghệ lão hóa rượu mang lại ưu điểm đáng kể, ngoài rút ngắn thời gian ngâm ủ rượu, giảm chi phí sản xuất thì chất lượng rượu là ưu điểm lớn nhất công nghệ này mang lại.
Hương vị và màu sắc của rượu sau quá trì lão hóa đồng đều như nhau, mỗi mẻ rượu lão hóa trong thời gian tương tự đều cho mùi vị, độ đậm nhạt giống nhau nên không mất công thử từng thùng rượu, pha trộn các thùng chứa rượu như trước nữa.
RÚT NGẮN THỜI GIAN SẢN XUẤT RƯỢU
Thay vì phải ngâm rượu trong các chum sành, bình gốm hay ủ rượu vang, whisky trong thùng gỗ sồi vài năm, vài chục năm thì người sản xuất rượu có thể làm có hương vị tương tự như rượu lâu năm chỉ trong vài giờ đồng hồ, và tất nhiên chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể.
GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
Stu Aaron, một chuyên gia về rượu, đồng thời là người sáng lập Bespoken Spirits, cho biết mỗi năm có khoảng 70 triệu lít rượu bị “bốc hơi” do quá trình lão hóa trong thùng gỗ sồi, gây lãng phí và tốn thời gian. Trong khi đó rượu sử dụng công nghệ lão hóa giúp người sản xuất giảm chi phí sản xuất một cách đáng kể, tiết kiệm cho người dùng 70% khi mua sản phẩm tương tự.
P/s hiện nay thị trường trong nước đã có máy già rượu của một số hàng made in Việt Nam, theo kết quả phân tích một số mẫu rượu thử nghiệm cho thấy hàm lượng Aldehyde, Methanol, Fufurol nhưng độ cồn không bị giảm nhiều. Có thể nói là làm cho rượu êm hơn, dịu hơn.
P/s phát nữa, em hóng hớt được thì là mà rằng các hãng rượu whisky, bourbon, cognac tên tuổi sản xuất rượu ủ thùng sồi chục năm với hàng trăm nghìn lít thì thời gian đâu mà chờ, chỗ đâu mà ủ lắm thế, nên thường người ta sẽ dùng máy lão hoá để đẩy nhanh quá trình.