Thú chơi súng ngoại của NKVD Liên Xô
- Trước năm 1917, hàng ngàn khẩu súng ngắn ngoại quốc đã được sử dụng trong dân chúng nước Nga. Trong giai đoạn chiến tranh WW1, một số lượng kha khá khẩu Mauser được thu giữ từ quân Đức và Thổ. Các khẩu súng ngoại này tiếp tục được sử dụng trên khắp các mặt trận của Nội chiến Nga. Ngoài ra, nguồn gốc của các khẩu súng còn đến từ việc mua từ Tây Ban Nha hoặc Cộng hòa Weimar.
- Đến mãi đầu 1930, việc sở hữu những khẩu súng ngắn ngoại này ở trong rất nhiều đối tượng: quân nhân, nhân viên an ninh, đảng và các quan chức khác, thậm chí là nhân viên thu ngân và kế toán. Hồi đấy, sở hữu súng còn là một thú chơi như bây giờ người ta khoe BMW, Mercedes. Stalin cũng có Mauser (phiên bản 1910), 6 Walthers và một vài khẩu súng tự động khác.
- Nửa đầu thập niên 3x, việc tịch thu súng đã diễn ra, hầu hết các súng đều bị thu giữ và tập trung ở NKVD. Những ai còn giữ đều là phải giấu rất kỹ, là phạm pháp. Các nhân viên NKVD rất thích sử dụng Walther PP và PPK loại dùng đạn 7.65mm, tuy nhiên việc sở hữu nó thì không phải ai cũng có. Cũng phải nói rằng một khối lượng súng Walthers cỡ nòng 7,65 mm đã được mua từ Đức vào năm 1931.
- Ngoài ra những năm 1926 – 1930, Mauser 7.63mm cũng được sử dụng phổ biến trong hàng ngũ Cheka-OGPU, đó cũng là kết quả của sự hợp tác giữa Liên Xô và Cộng hòa Weimar. Nhà máy Podolsky đã mua bản quyền dây chuyển sản xuất đạn 7.63mm và sản xuất khá đại trà. Có thể nói, nếu như Walther 7.65mm phụ thuộc vào việc nhập khẩu đạn, thì Mauser 7.63mm Liên Xô hoàn toàn tự chủ và sử dụng rộng rãi hơn. Phiên bản nhỏ hơn của nó được cải tiến vào đầu thập niên 30 là 7.62mm (7.62x25mm), và đây cũng chính là tiêu chuẩn đạn của Liên Xô: 7.62x25mm.
- Một khẩu súng ngoại nữa được ưa thích ở Liên Xô đó là Nagant M1895 loại sử dụng đạn 7.62mm. Súng này được sáng chế ở Bỉ, Nga đã mua bản quyền sản xuất vào năm 1898. Với chạm khắc ngôi sao đỏ, đây là vinh dự của bất kỳ đảng viên nào được trao tặng nó. Sử dụng đạn 7.62x38mm. Sử dụng rất rộng rãi. Chúng ta có thể thấy qua mức độ sản xuất của nó: 1937 (72.086 khẩu), 1938 (98.647 khẩu), 1941 (118.453 khẩu).
- Từ năm 1933, Nagant M1895 đã bắt đầu được thay thế bằng súng ngắn bán tự động Tokarev, tuy nhiên việc thay thế không trở nên phổ biến, thậm chí Nagant M1895 còn được sản xuất khối lượng lớn trong Chiến tranh vệ quốc.
Những khẩu mà NKVD Liên Xô sử dụng:
http://stopgulag.org/object/64895261?lc=ru
Như vậy có nghĩa là gì ?
1) Loại 7.65mm là loại đạn quốc tế, Liên Xô không có sản xuất, chủ yếu là mua từ Đức dùng cho các dòng súng Walthers.
Hoàn toàn có thể check loại đạn này ở : nguồn gốc xuất sứ, nhà máy, năm sản xuất.
2) 7.65mm chỉ là một trong những loại đạn sử dụng phổ biến ở Liên Xô. Tiêu chuẩn của Liên Xô là loại 7.62mm (7.62x25mm). Ngoài ra sử dụng phổ biến khác còn có 7.62x38mm và 7.63mm. Có thể nói NKVD sử dụng bao gồm 7.65mm, 7.63mm và 7.62mm (7.62x25mm và 7.62x38mm) ngoài ra còn có 6.35mm nữa.
(đính kèm 1 tài liệu giải mật sở hữu súng của các nhân viên NKVD 1941 và loại đạn sử dụng)
3) Ngoài dòng Walthers ra sử dụng 7.65mm thì các dòng còn lại như Mauser 7.63mm, Nagant M1895, Tokarev 7,62mm thì không sử dụng đạn 7.65mm được.
Bàn về vết đạn 7.65mm ở Katyn. - Báo cáo của ĐQX từ 1943 cho đến nay không cung cấp chính xác loại đạn 7.65mm ở Katyn là gì. Họ chỉ cung cấp ảnh đạn thu giữ và cho biết là loại 7.65mm. Hoàn toàn không biết chính xác: nguồn gốc, mã nhà máy, năm sản xuất, lô hàng. Chúng ta có thể căn cứ trên phần đuôi của đạn có thể xác định chính xác nguồn gốc của đạn. Vậy tại sao Đức Quốc xã chỉ công bố ảnh đạn 7.65mm mà không bố chính xác chủng loại, lô hàng và nguồn gốc sản xuất ?
Tài liệu ĐQX chỉ cho biết có thể được mua từ 1928 hoặc thu được từ chiếm đóng Đông Ba Lan. Tuy nhiên họ cũng không chứng minh điều đó. - Báo cáo ĐQX cho biết hơn 4.000 nạn nhân đều có vết đạn 7.65mm. Không có bất kỳ loạn đạn 7.63mm, 7.62mm, 6.35mm.
Nếu các nhân viên NKVD thực hiện thì đáng ngạc nhiên khi họ lại không thu được các loại đạn khác hoặc các thi thể có vết đạn khác ngoài 7.65mm. Hay nói rõ hơn, không có dấu hiệu “hàng Nga” trong Katyn.
Như vậy trong báo cáo của ĐQX có 2 điểm rất đáng ngờ:
a) Không có hàng Nga nội địa.
b) Nếu hàng ngoại, thì lại không chịu cung cấp danh tính và thông tin chi tiết của các loại đạn này. Điều hoàn toàn có thể làm được bằng cách lật đít viên đạn mà dòm.
* Vậy thì tại sao Đức lại không hề cung cấp thông tin chính xác về nguồn gốc của những viên đạn đó? - Rất đơn giản, vì theo như nghiên cứu về các vụ thảm sat tại Vladimir-Volynsky (Ukraina ) của Tiến sĩ Khoa Khoa học Lịch sử của Đại học Nicholas Copernicus ở Torun (Ba Lan), Dominika Siemińska trong bài lần trước tôi đăng đã cho thấy đầy đủ thông tin về xuất xứ, nguồn gốc của đít đạn.
Loại thứ nhất: vỏ đạn có ký hiệm ” kam “, lần lượt đánh số “67”, “19”, “40”. Trong đó “kam” là mã sản xuất đạn thuộc nhà máy của Đức nằm tại thị trấn Skarzysko-Kamienna. Tên cũ của nhà máy là , ngay sau khi bị Đức quốc xã chiếm đóng 9/1939 nhà máy này đổi tên thành . Các số “67”, “19”, “40” lần lượt định nghĩa là: thành phần đồng 67% (kẽm 33%), lô hàng số 19, năm sản xuất 1940.
Loại thứ hai: vỏ đạn có ký hiệu ” dnh “, lần lượt đánh ký hiệu là ” * “, “3”, “41”. Trong đó ” dnh ” mã sản xuất đạn thuộc nhà máy . Các ký hiệu là ” * “, “3”, “41” lần lượt định nghĩa là: * nghĩa là làm bằng đồng thau, lô hàng số 3, năm sản xuất 1941. - Hai loại đạn trên đều sản xuất bởi nhà máy của ĐQX, và không được tìm thấy trong bất kỳ lô hàng nào mà Đức cung cấp theo giao dịch thương mại quân sự cho Liên Xô. Đây là bằng chứng không thể chối cãi.
Như vậy, việc Đức không cung cấp đít vỏ đạn mặc dù có cả Hội chữ thập đỏ quốc tế ở đó, điều đó không phải vì người Đức quên. Mà vì họ biết rằng trong số đạn đó, không có lô đạn nào mà họ từng chuyển giao cho Liên Xô. - Vậy thì nếu cung cấp đầy đủ thông tin thì khác gì tự đạp vào mặt mình đâu kkkkk
( Hình ) Đạn 7.65mm được ĐQX chụp, trong cái gọi là “Amtliches Material zum Massenmord von KATYN” 1943 của Đức http://www.katyn-books.ru/arc…/amtliches/bilds274-331.html
Xin cảm ơn Page “Lịch sử Liên Xô huyền thoại và sự thật” đã viết ra bài viết này, link gốc https://cccplenin.blogspot.com/…/thu-choi-sung-ngoai… ( bài viết đã được tôi edit một chút ).