Thống chế Helmuth von Moltke Già

Thống chế Helmuth von Moltke Già.
(Gọi là Moltke Già để phân biệt với cháu ông là Helmuth von Moltke Trẻ (1848 – 1916))
Helmuth Karl Benhard Graf von Moltke(26/10/1800 – 24/4/1891) chào đời tại Parchim, Mecklenburg trong một gia đình quý tộc nghèo, và cậu bé Helmuth, người vốn có sức khỏe bạc nhược đã có trải nghiệm đầu đời không được tốt khi quân Pháp đốt trụi vùng quê nhà của cậu
Năm 1805, khi cha ông di cư sang Holstein (đất Đan Mạch), Helmuth lấy quốc tịch Đan Mạch và gia nhập quân đội Đan Mạch vào năm 1818. Năm 1821, Moltke đến Phổ và quyết định gia nhập quân đội Phổ
Năm 1823, Moltke đến học tại Học viện Quân sự tại Frankfurt, nhưng vì sức khỏe không cho phép nên ông phải nghỉ giữa chừng vào năm 1825 để dưỡng bệnh. Mùa hè năm 1826, khi trở lại Frankfurt, Moltke bắt đầu viết lách để kiếm tiền. Năm 1828, ông được chuyển đến Cục Đo đạc ở Berlin.
Năm 1832, Moltke bắt đầu gắn bó với Bộ Tư lệnh ở Berlin. Năm 1835, ông được phái sang Ottoman để giúp Sultan Mahmud II hiện đại hóa quân đội và gia nhập quân đội Thổ vào năm 1836. Năm 1839, mặc dù có Moltke, nhưng quân Thổ vẫn thua quân Ai Cập vì chỉ huy quân Thổ không chịu nghe lời Moltke.
Sau khi trở lại công việc tại Bộ Tư lệnh, Moltke bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề của quân đội Phổ: sự thống nhất nước Đức và chiến lược phòng thủ của một quốc gia không có biên giới tự nhiên. Và sau cùng, ông đã quyết định rằng chỉ có quân đội mạnh mới giải quyết được những vấn đề này.
Năm 1857, Moltke trở thành lãnh đạo Bộ Tư lệnh. Và thời kì của Tam hùng Albrecht von Roon – Helmuth von Moltke – Otto von Bismarck bắt đầu. Đó là 13 năm mà bản đồ châu Âu sẽ thay đổi hoàn toàn.
Moltke bắt đầu công việc mới vào thời kì các tiến bộ công nghệ đang thay đổi nhận thức về chiến tranh. Vào thời gian đó, việc tái trang bị bằng pháo loại breech loading đã gần hoàn thành.
Ông cũng là một trong những sĩ quan cấp cao đầu tiên nghĩ đến việc dùng đường sắt để vận chuyển và tiếp tế cho quân đội với quy mô lớn. Theo đó, tầm nhìn của Moltke hướng đến việc triển khai một lượng quân và trang bị lớn nhanh hơn trên một mặt trận rộng lớn, và tiếp tế với số lượng lớn giúp quân đội có thể hoạt động suốt cả năm trong mọi điều kiện thời tiết.
Cùng lúc ấy, Moltke cũng cải cách phương thức chỉ huy theo hướng mới là “general directive” thay cho “operation order”. Theo đó, người nhận lệnh sẽ có một mệnh lệnh chung chung, nhưng người đó sẽ được phép thi hành nó tùy theo sự khôn khéo và ý chí của bản thân. Phương thức này sau đó đã được các tướng lãnh như Heinz Guderian và Erwin Rommel,…. sử dụng rất hiệu quả.
Khi Moltke gia nhập Bộ Tư lệnh, ông đã cải cách lại toàn bộ khi lựa chọn những sĩ quan nắm quyền dựa theo công trạng và tư duy thay vì sự giàu có và COCC cũng như thu nhỏ quy mô Bộ Tư lệnh lại theo hướng trọng chất lượng hơn số lượng. Hệ thống này sau đó đã trở thành hình mẫu cho tất cả quân đội sau đó và cho mãi đến ngày nay.
Các tư tưởng mới của Moltke đã có dịp thử nghiệm trong cuộc Chiến tranh thống nhất nước Đức. Khởi đầu là chiến tranh Đan Mạch – Phổ năm 1864 rồi Chiến tranh 7 tuần với Áo năm 1866. Trong cuộc chiến này, quân Phổ đã triển khai được 3 quân đoàn với 256 000 người trên một mặt trận dài 420km trong thời gian ngắn nhờ vào xe lửa và thắng áp đảo quân Áo tại Königrätz
Chiến thắng năm 1866 của Phổ đã khiến Napoleon III ghen tị và quyết định khiêu khích Phổ. Và Bismarck quyết định đánh Pháp, nhưng sau khi nghe Roon và Moltke khuyên, ông quyết định dời sang năm 1869 khi thời cơ chín muồi. Và khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 7/1870, Moltke lại làm được việc phi thường khi triển khai đến 384 000 quân cho cuộc chiến này.
Sau chiến thắng Sedan và sau lễ kí kết hiệp ước hòa bình, Moltke được thăng làm Thống chế và được ban tước vị Graf (Bá tước)
Trong 17 năm sau đó, Moltke vùi đầu vào việc ngăn chặn tình huống Phổ phải căng mình ra gánh hai mặt trận khi phải đánh nhau với Nga và Pháp ở hai đầu. Năm 1888, Moltke là người cuối cùng trong Tam hùng Bismarck-Moltke-Roon về hưu. Cũng như Bismarck, Moltke có sự xung khắc với Kaiser Wilhelm II về cả tư tưởng lẫn đường lối ngoại giao.
Năm 1891, vị tướng thông minh có tiếng nhưng ít nói qua đời mà không có con nối dõi. Moltke được chôn cất tại nghĩa trang gia đình tại Kreisau, nhưng mộ ông đã bị trộm khi Kreisau rơi vào tay Ba Lan sau WW1. Di hài của Moltke không còn tồn tại kể từ đó.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *