Thời tàn của đối thoại: Một nghịch lí khi còm dạo lên ngôi

Thời tàn của đối thoại: Một nghịch lí khi còm dạo lên ngôi

#WedNonQuora #Tornad
Tôi nhận ra thời buổi này có nhiều người chuyên đi bình luận dạo, hay gọi vui là còm dạo, cạnh đó có nhiều người cũng thích đọc còm dạo hơn cả đọc bài viết chính. Hẳn anh chị ở đây cũng không thiếu người như thế.
Thông thường người ta nghĩ rằng còm dạo là hành động vô bổ của những người thích giết thời gian trên mạng. Nhưng bản thân tôi thấy đây là hành động lành mạnh và trí tuệ bởi các luận điểm sau:
Còm dạo làm sống lại không khí triết học của thành Athens xưa kia, nơi Socrates đi lang thang bắt chuyện với mọi người trong thành nhằm tìm ra chân lí từ cuộc đối đáp. Hay nói ngắn ngọn hơn, còm dạo là một hình thức của Đối thoại Socrates.
– Con người là loài động vật kể chuyện, chúng ta không được tiến hoá để đọc các văn bản kí thực, chúng ta hứng thú với các câu chuyện hơn, từ xa xưa kể chuyện vừa để giải trí, vừa để con người giáo dục lẫn nhau. Vậy nên còm dạo có thể được coi là phương pháp tiếp thu kiến thức hữu hiệu hơn đọc bài viết chính nơi chỉ có mỗi luận điểm, không có nhân vật hay đối thoại.
– Bằng đặc điểm không thể viết dài dưới bình luận, còm dạo như một tấm giấy nhớ kiến thức, mỗi người có thể học một chút với thời gian dàn trải thì dễ tiếp thu hơn đọc một bài dài trong một lúc. Mặt khác, kiến thức được ngắn gọn và đơn giản hoá sẽ phù hợp với thời buổi thông tin hiện giờ.
Nhìn chung, thoạt nhìn còm dạo là vô bổ và vô ích, nhưng nghịch lí ở chỗ đây là hành động lành mạnh và đáng làm nhất trong thời buổi nhiễu nhương và nhiều độc hại trên internet như hiện nay.
Bài dài 5000 chữ.
http://tornad.spiderum.com/bai-dang/Thoi-tan-cua-doi-thoai-Mot-nghich-li-khi-com-dao-len-ngoi-q9q

Thời tàn của đối thoại: Một nghịch lí khi còm dạo lên ngôi

Bài viết gửi bởi Tornad trong mục Quan điểm – Tranh luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *