Phần 1:Nguyên nhân mở ra một thời kì quân phiệt ở Trung Quốc
Năm 1911, Cách Mạng Tân Hợi bùng nổ đòi lật đổ nhà Thanh. Quân Bắc Dương do Viên Thế Khải làm thống lĩnh được cử xuống đàn áp (Quân đội nhà Thanh bấy giờ không có quân đội quốc gia, mà tận dụng dân quân và quân địa phương thiếu chính quy và trung thành. Đội quân hùng mạnh nhất là quân Bắc Dương của Viên Thế Khải). Đội quân này hùng mạnh và áp đảo khiến cho lực lượng cách mạng gặp nhiều khó khăn. Tôn Trung Sơn ra đề nghị cho Viên lật đổ nhà Thanh và Viên sẽ được bầu làm Đại Tổng Thống của 1 nước cộng hòa mới. Viên liền đem quân vào Bắc Kinh phế truất Hoàng Đế Phổ Nghi chỉ mới vài tuổi.
Nhà nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Viên không vào Nam Kinh (Trọng tâm của cách mạng Tân Hợi) mà ở lại Bắc Kinh, nơi mà quyền lực của ông được an toàn và cũng cố.
Sau khi nhậm chức Đại Tổng Thống, với sự độc đoán của Viên đã làm các tỉnh miền Nam dấy loạn, phản đối vào năm 1913 nhưng bị quân Bắc Dương đàn áp. Viên quay vốn nước ngoài lên đến 25 triệu bảng Anh để chạy đua vũ trang. Tháng 12 năm 1915 , Viên thực hiện mục đích từ lâu của mình là trở thành Hoàng Đế Trung Hoa. Một lần nữa, các tỉnh miền Nam dấy loạn. Tuy nhiên, lần này nghiêm trọng hơn do các tướng lĩnh Bắc Dương đã bỏ rơi Viên. Ở Vân Nam, Thái Ngạc phát động chiến tranh Hộ Quốc. 80 nghìn quân Bắc Dương được gửi xuống thảo phạt, nhưng thất bại nặng nề. Sau sự kiện này, chiến tranh Hộ Quốc lan rộng ra nhiều tỉnh lân cận. Áp lực chiến tranh đã làm cho Viên Thế Khải phải khôi phục lại nền Cộng Hòa ở Trung Quốc và qua đời không lâu sau đó.
Sau cái chết của Viên Thế Khải, Lê Nguyên Hồng được bầu lên chức Đại Tổng Thống. Tuy nhiên, do không có binh quyền trong tay nên bị phụ thuộc vào các tướng lĩnh Bắc Dương, chính vì thế một khoảng trống quyền lực của Viên để lại nhưng không ai đủ khả năng lãnh đạo quân Bắc Dương. Từ đó, Trung Quốc nổi lên nhiều phe phái, mở ra thời kì hỗn chiến đầy ác liệt ở Trung Quốc.