Và bài kiểm tra dưới đây là cách các nhà tâm lý học dùng để giải thích về việc tại sao trẻ em tự kỷ gặp khó khăn trong việc hiểu và nghĩ về người khác. Nghiên cứu này dựa theo lý thuyết tâm trí (Theory of Mind).
THUYẾT TÂM TRÍ LÀ GÌ
Là một con người, chúng ta có khả năng thấu hiểu hành động và suy nghĩ của bản thân, chúng ta hiểu người khác mong muốn gì và có cảm xúc thế nào, đây là lí giải đơn giản của “thuyết tâm trí”. Và học thuyết này rất quan trọng, vì khi chúng ta đoán biết được người khác nghĩ gì và làm gì thì ta sẽ dễ dàng xoay sở trong những trường hợp giao tiếp xã hội cần thiết.
Và ngược lại, một người có “thuyết tâm trí” hạn chế sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp trong xã hội (Ví dụ như những trẻ em và người lớn được chuẩn đoán là mắc chứng tự kỷ). Họ bị hạn chế trong việc đoán biết người khác khi giao tiếp, và khó đoán trước được các hành động của người khác trong cuộc sống.
Và đây là nội dung bài kiểm tra “Sally và Anne” để giải thích việc này (xem ảnh mô tả của nghiên cứu trong lúc đọc sẽ dễ hình dung hơn: https://www.scinexx.de/dossier…/der-ball-in-der-schachtel/):
1. Người ta đưa 2 con búp bê đến trước mặt đứa trẻ và giới thiệu với cô bé rằng một bé là Sally, và đâu là Anne.
2. Sau đó, chúng ta nói với đứa bé rằng “Sally có một cái rổ, còn Anne có một cái hộp giấy” ( người thực hiện sẽ dùng tay để điều khiển 2 con búp bê).
3.Tiếp theo, ta nói rằng “Sally sẽ bỏ một quả bóng vào cái rổ của cô ấy” (và điều khiển búp bê Sally cầm trái bóng bỏ vào rổ).
Sau đó “Sally sẽ rời khỏi căn phòng, cô ấy để cái rổ có quả bóng lại trong phòng.“ (chúng ta đem con búp bê Sally giấu đi).
4.Sau khi chúng ta giấu Sally ra ngoài, chúng ta bắt đầu điểu khiển búp bê Anne đến và lấy quả bóng từ cái rổ của Sally. Tiếp đó búp bê Anne giấu quả bóng vào trong hộp của Anne.
Đứa trẻ sẽ chứng kiến quá trình búp bê Anne làm việc đó.
5.Sau đó, chúng ta mang búp bê Sally trở lại bên cạnh Anne.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đặt câu hỏi cho đứa bé.
(Nhưng trước hết đứa trẻ đó phải phân biệt được búp bê Sally và búp bê tên Anne )
6. Đặt câu hỏi cho bé:
– Con có biết bây giờ quả bóng ở đâu không?
– Và lúc đầu quả bóng ở đâu?
Và câu hỏi kiểm tra ”thuyết tâm trí” cho đứa trẻ đó là:
– Sally sẽ tìm quả bóng ở đâu?
(đứa bé đã chứng kiến cả câu chuyện khi búp bê Anne lấy mất quả bóng ra khỏi rổ và bỏ vào hộp)
Kết quả:
1. Nếu đứa bé nhận ra rằng Sally sẽ tìm quả bóng ở trong rổ của cô ấy (chứ không phải là đến tìm ở cái hộp), đứa trẻ đó có khả năng tư duy và đoán biết việc Sally sẽ và nên làm gì trong tình huống đó. Chúng ta có thể kết luận rằng đứa trẻ có khả năng tư duy lý luận.
2. Nhưng nếu đứa bé nói Sally sẽ tìm quả bóng ở trong hộp của Anne, đứa trẻ này không phát triển lý thuyết tư duy. Đứa bé trả lời và nghĩ rằng Sally nghĩ giống như mình. Trong trường hợp này, cô bé không hiểu vấn đề là Sally không hề nhìn thấy quá trình Anne lấy mất quả bóng bỏ vào hộp.
Kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học từ năm 1985 tìm ra rằng bài test “Sally Anne” có thể dùng để phát triển khả năng tư duy của các bé bị tự kỷ và hội chứng Down.
Phần lớn các bé đều trả lời đc các câu hỏi cơ bản đầu tiên: Ai là Sally? Ai là Ann? Và về qủa bóng đã ở đâu. Nhưng các câu hỏi liên quan đến thuyết tư duy, 80% trẻ em tự kỷ trả lời sai và 14% trẻ em hội chứng Down trả lời sai (trả lời rằng Sally sẽ tìm quả bóng ở trong rổ của Anne). Và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em tự kỷ trả lời sai các câu liên quan đến luận thuyết tư duy, và đó là lí do các em ấy gặp khó khăn trong việc phát triển các kĩ năng xã hội và giao tiếp với người khác. Vì các em gặp khó khăn trong việc đánh giá người khác và đánh giá tình huống như những đứa trẻ bình thường.
(Các bạn có thể click vào link nguồn bài dưới đây để xem tranh vẽ về thí nghiệm búp bê Sally và Anne. Cũng như cách thực hiện rõ và kĩ càng hơn.)
Nguồn: http://www.educateautism.com/info…/sally-anne-test.html…
https://www.verywellmind.com/theory-of-mind-4176826
Nguyễn Lê Hoài Thương,
Psychology facts – tâm lý học Việt Nam