Theo bạn, một đứa trẻ như thế nào thì được xem là ngoan ngoãn và hiểu chuyện?

Thằng con trai tui nè, năm ngoái nó 2 tuổi rưỡi.

1. Lúc đi học mẫu giáo, thằng nhỏ không có khóc nhiều.

Lúc đó, không biết tại sao nhà trẻ không cho học sinh và phụ huynh sử dụng thang máy! Họ bắt tui phải cho thằng nhỏ leo cầu thang, mà con tui học tầng 4 lận! Do dịch bệnh, nhà trường còn yêu cầu gia đình phải chuẩn bị cho con cái hộp đồ dùng riêng.

Khi mỗi buổi sáng đưa con đi học, tui luôn cầm hộ hộp đựng bát đũa và cốc nước của con, còn thằng nhỏ thì xách cặp đi học. Vì là lớp mẫu giáo nên trong cặp cũng không có sách vở gì, chỉ có một chiếc quần do cô giáo yêu cầu mang theo.

Đi học kiểu này chắc cũng được nửa tháng rồi. Có một hôm, tui lẩm bẩm tự hỏi tại sao không cho đi bằng thang máy, ngày nào cũng leo cầu thang mệt quá!

Rồi tự dưng con trai tui không cho tui đưa nó lên lớp nữa. Thằng nhỏ tự cầm cái hộp đựng bát đũa trên bên trái, sau lưng thì đeo chiếc cặp nhỏ, bỏ cái cốc nước trong mũ của nó rồi tự đi lên lầu. Tui không yên tâm, muốn đi theo phía sau để trông chừng nhưng nó không cho tui đi theo.

“Con sẽ tự đi lên, mẹ về đi nha!” Sau khi nghe con trai tui nói câu này, nói thật lúc đó tôi hơi sốc. Một đứa trẻ chưa tới ba tuổi, không khóc lóc hay quấy phá, tự cầm những món đồ đó và đi lên cầu thang một mình!

Thằng nhỏ tự mình đem đồ lên phòng học như thế cũng hơn hai tháng, sau đó thì được nghỉ đông. Về quê, ông nội hỏi nó có nghe lời ba mẹ không. Đứa nhỏ nói: “Dạ có. Ba mẹ nói dắt con lên lầu mệt quá, nên con tự đi lên lầu luôn! Như vậy thì ba mẹ sẽ không mệt nữa!”

2. Thằng nhỏ nhà tui thuộc dạng ngủ sớm dậy sớm, nói muốn ngủ là đi ngủ, muốn dậy thì dậy liền.

Nhưng tui thì không thể dậy sớm như con tui được. Mỗi lần thằng nhỏ dậy mà thấy tui còn ngủ thì nó chỉ nằm mê man trên giường, hoặc là xuống khỏi giường chơi một cách nhẹ nhàng. Tui có thể cảm nhận rằng thằng nhỏ rất cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của tui!

Chờ khi tui thức dậy rồi, con tui sẽ lập tức trèo lên giường rồi bò đến gần người tui và nằm trên bụng tui, mở miệng nói một cách ấp úng: “Mẹ ơi, mẹ dậy rồi hả? Con nhớ mẹ nhiều lắm!”

3. Cách đây một thời gian, tui có đưa con trai về nhà mẹ đẻ chơi, thằng nhỏ thấy chị họ (con của anh trai tui) có một cái vali, nó nói với tui rằng nó cũng muốn có một cái. Tui thấy, có mua cho thằng nhỏ thì cũng chả có ích gì, thế là tui nói với nó cái này vô dụng lắm, mẹ không mua.

Thằng nhỏ không hề khóc lóc hay làm nũng, nhưng mắt nó sáng rực khi nhìn thấy chiếc vali của chị họ mình, và khuôn mặt đầy sự ghen tị! Tui biết là thằng nhỏ muốn có một cái lắm.

Hai tháng sau, tôi thấy con trai tui vẫn còn thích chiếc vali đó. Vì chị họ không cho thằng nhỏ đụng vào cái vali đó nên nó luôn lợi dụng lúc chị họ nó đi học (con bé đi học lúc 8 giờ, còn con tui đi học lúc 8h30) lẻn vào phòng của chị nó để sờ vào vali, và rồi kéo vali tới lui.

Sau đó, tui nghĩ tới nghĩ lui, hay là mua cho nó một cái. Rồi tui lên mạng tìm mua cho con tui. Lúc được cầm trong tay cái vali, thằng nhỏ vui mừng khôn xiết. Sau khi về nhà thì cứ kéo vali đi tới đi lui rồi nói: “Con vui quá mẹ. Hôm nay thiệt là vui quá đi.”

Có lẽ ngày nay, ba mẹ thường quá khắt khe với con cái. Tui chỉ hy vọng con tui có thể ngoan ngoãn và nghe lời, và tui cũng mong rằng tuổi thơ của nó sẽ được hạnh phúc.

Mỗi đứa trẻ trên thế giới là đều khác nhau, và tất cả các bậc cha mẹ hãy luôn tin rằng con mình là sự tốt đẹp nhất. Tính cách của mỗi đứa là khác nhau, bởi vì chúng luôn chọn cách chúng thích để lớn lên thời thơ ấu của mình!

Chúc tất cả các đứa trẻ trên thế giới luôn khỏe mạnh và lớn lên trong hạnh phúc!

Thực ra trẻ con cũng nên có lúc nghịch phá, có lúc bướng bỉnh, có lúc làm nũng,… Vì đấy là đặc quyền của trẻ con mà, còn được bảo bọc, được yêu thương, chiều chuộng, được bảo ban, dạy dỗ. Một đứa trẻ mà quá mức hiểu chuyện, quá mức ngoan ngoãn vượt xa lứa tuổi thường là những đứa trẻ thiệt thòi về mặt tình cảm, gia đình và bị buộc phải trưởng thành sớm.

Chỉ thích trẻ con có giáo dục chứ không thích trẻ con hiểu chuyện mất cái hồn nhiên của nó

Thường không phải tự nhiên mà 1 đứa trẻ hiểu chuyện. Năm tui 4 tuổi làm vỡ cốc nước mía, mẹ chỉ đủ tiền đền cái cốc, không có tiền cho tui uống bù cốc nữa, tui hiểu nhà mình nghèo, từ đó không bao giờ đòi hỏi. Năm tui 8 tuổi, sang nhà bà nội chơi, các cô nói xấu mẹ t, bảo t giọng t nghe kiểu gì, t hiểu là ở đó t có làm nũng cũng không ai chiều. Nên lúc nào cũng đến bữa giỗ hay ăn cỗ là 1 mình tui tự ăn tự lấy đồ còn các em thì mẹ lăng xăng ở bên cạnh hỏi ăn không nước ngọt không xé gà không mà tụi nó còn ngúng nguẩy (mẹ t và bà cãi nhau, bố mẹ ra ở riêng cũng không sang mấy khi nữa, ăn uống nhà bà nội chỉ có đứa nhỏ là t đi đại diện).

Trẻ con không cần hiểu chuyện quá, có giáo dưỡng thì tốt r.Càng lớn càng cảm thấy bản thân không thích trẻ con, chắc vì xung quanh nít mất dạy nhiều quá:))

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *