Vì vậy mình muốn viết một bài dưới góc nhìn của người đã và đang phải vật lộn với căn bệnh tinh thần – trầm cảm từng ngày, thì cảm nghĩ của mình như thế nào?Chia tách ngắn thành hai giai đoạn “đã” và “đang”. Tại sao lại chia như vậy?“Đã” là ở giai đoạn trong quá khứ, với một tình trạng không có bất cứ hiểu biết gì về loại bệnh này“Đang” – thì hiện tại, một suy nghĩ đã được tiếp cận, có tìm hiểu, từ bác sĩ, từ bản thân.Giai đoạn “đã”: Dễ bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài, chưa có kiến thức gì nhiều.Giai đoạn này, mình chỉ biết rằng, mình chìm nghỉm trong bóng tối ngột ngạt. Nếu mình mở lời miêu tả về thứ mình đang trải qua thì nhận lại được phản ánh do mày lười biếng cả thôi. Thậm chí cách đây 2, 3 năm, vẫn còn nhận được câu trả lời do rảnh quá thôi em ạ. Chứ chẳng ai ngờ rằng mình bị trầm cảm.Triệu chứng bắt đầu từ hồi cấp 2. Mình hay khóc mỗi ngày vào buổi tối. Lúc đó mình vẫn còn ước mơ. Mình thực sự khao khát thoát khỏi hoàn cảnh mình đang sống lúc bấy giờ. Mình mong ngóng lớn thật nhanh để làm bất cứ những gì mình muốn. Đi bất cứ đâu. Lúc ấy mình có nhiều ước mơ lắm.Có lẽ đây là khởi phát cho những gì xảy ra sắp tới.Một khoảnh khắc vẫn còn như in trong ký ức của mình. Mình đã từng ngạc nhiên vì điều đó, là sự thu hẹp, không muốn giao tiếp với ai bởi trước đó mình là người khá quảng giao.Vào một chiều thu hồi mình học cấp 3. Khi đang đút túi trong tay áo nghĩ vu vơ, chân bước vào cổng trường. Bất chợt mình nhìn thấy Việt, một người bạn không hẳn là thân thiết nhưng chắc chắn khi chạm mặt bạn bè cũng sẽ cười và chào xã giao một câu. Thay vì hớn hở chào hỏi như thường lệ, mình lại cúi đầu nhìn điện thoại vờ như không nhìn thấy ai. Lướt mặt qua nhau mình cất điện thoại vào túi và cứ thế đi tiếp.Mình tiếp tục dấn sâu hơn vào trầm cảm những ngày tháng sau này. Nhìn lại cuộc sống ngày ấy, mọi thứ rất độc hại mà chính mình cũng không nhận ra. Nếu ngày ấy mình được hướng dẫn lắng nghe, hướng dẫn cách đặt tên cho cảm xúc thì có lẽ mọi chuyện đã không không tệ như bây giờ. Vết thương tinh thần đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, công việc cho đến lúc mình phải tìm kiếm đến bác sĩ.Khoảng thời gian đại học có lẽ sự việc vẫn còn sự cứu vãn nếu như lúc ấy mình có cơ hội được quan tâm. Ngày đó, mình coi bạn bè là tất cả đối với một người nhưng nếu người ấy dường như chỉ coi mình là người phụ thì mình cũng sẽ bước đi mà không quay đầu lại. Tất nhiên, khi bạn cho đi không mong cầu nhận lại, nhưng cứ hết ngày này qua ngày khác mà không nhận được điều xứng đáng thì đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi.Sau đại học, mình chuyển tới một môi trường mới. Mình vẫn cô đơn trong chính suy nghĩ của bản thân. Mình vẫn lạc lối.Mình mong muốn trở thành một phiên bản tốt hơn. Nhưng chính xác mình không biết mình thích gì, muốn gì, không có lấy một điểm tựa để bám víu.Năm đầu tiên, mình sa đà vào chất kích thích, gần như 24/7 mình tiếp xúc với chất có cồn, khói thuốc ngạt cả phòng. Những điều này chỉ có những người thực sự thân thiết mới biết. Khoảng 2,3 người.Khoảng giữa năm thứ 2, bắt đầu chán nản với cuộc sống hiện tại, nhưng mình vẫn không biết phải làm gì. Mình bị mất khả năng giao tiếp kể cả bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Mình không nói được thành một câu hoàn chỉnh, không thể hiện được ý mình muốn truyền tải đến người đối diện là gì. Mình hoàn toàn rơi vào trạng thái vô thức. Sáng thức dậy bằng một ly cafe và điếu thuốc. Ngày đi làm lầm lũi, không nói chuyện với bất kỳ ai ở công ty. Tối về làm bạn với men rượu rồi lên giường đi ngủ. Mình có ít bạn. Một vài người thân thiết nhưng họ cũng không biết rằng mình đang trải qua những gì. Họ chấp nhận những thứ như thế thuộc về mình.Thú thật mặt mình lúc không cười cũng không được thiện cảm cho lắm. Đặc biệt lối ăn mặc và trang điểm của mình bị cộng đồng đồng hương không ưa gì mấy. Không mấy ai có thiện cảm với mình. Không biết là như thế thật hay mình tự nghĩ ra.Mình cứ thế sống không mục đích như một cái xác không hồn cho đến khi về Sài Gòn. Mình gặp khá nhiều khó khăn trong công việc, giao tiếp với đồng nghiệp. Mình đi làm thất thường, xin nghỉ liên miên. Mình không biết phải làm gì cho bản thân. Mình gần như gục ngã.Cho đến khi mình gặp được một người. Mình và anh nói chuyện đã lâu và anh biết tình trạng của mình. Anh khuyên mình nên đi tìm bác sĩ. Cho đến khi một cơn trầm cảm tới. mình không chịu nổi nữa. Mình cũng lo lắng nếu cứ để tình trạng này xảy ra mình sẽ phải nghỉ việc. Nếu mình nghỉ việc thì tiền ở đâu ra đây. Mình không thể ngửa tay xin bố mẹ.Giai đoạn “đang” bắt đầuMình quyết định đi tìm sự giúp đỡ của bác sĩ. Đây cũng là lúc giai đoạn “đang” bắt đầu. Mình nhận thức căn bệnh. Bác sĩ lắng nghe mình và giúp mình gọi tên cho nó.Tiền thuốc khá đắt đỏ chiếm tới ¼ số lương của mình. Chi phí bao gồm trị liệu tâm lý và thuốc. Mình chia sẻ với bác về toàn bộ những điều đã xảy ra. Trong ấy có một điều đến mình cũng ngạc nhiên là mình ngừng sử dụng chất kích thích. Bác hỏi mình tại sao lại có thẻ ngừng các chất kích thích như vậy. Mình cũng không biết. Mình vô thức mua thuốc lá rồi để bị mốc. Mình mua rượu nhưng cả tháng chẳng động đến.Bác trả lời, chỉ đơn giản rằng mình chán rồi.Hình như là vậy…Cuộc sống của mình cũng tốt lên từng ngày. Nhưng cũng có khoảng thời gian ngắn mình phải đấu tranh với bản thân dữ dội lắm. Tinh thần lúc lên lúc xuống. Hai ngày hôm trước mình vẫn vô thức khóc, nôn ói. Có những lúc mình vẫn muốn bỏ cuộc.Quay lại vấn đề trong video “There is no one at all”. Hiện tại đã bị cấm sóng và mình chỉ nhớ một vài chi tiết vì mới xem một lần.Xuyên suốt câu chuyện, một em bé bị bỏ rơi trước nhà thờ khi lớn lên trở thành một cậu học trò ngổ ngáo quậy phá muốn dường như chỉ để gây sự chú ý. Mình nghĩ mình cũng từng như vậy khi đã cố gắng tham gia vào một nhóm nổi bật hồi cấp hai.Khoảnh khắc cậu trai bị bắt vô tình nhìn ánh mắt của một đứa trẻ. Mình từng ghen tị vô cùng với đứa bạn, vì gia đình nó là một gia đình biết lắng nghe.Một đứa bạn cùng phòng ký túc với mình. Nhà luôn là nơi nó chọn để về khi bất kỳ một sự cố nào xảy ra. Nó luôn được đề xuất những gì nó muốn và được lắng nghe, được phân tích. Sau này khi nhìn lại, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Gia đình mình cũng có những cái khó riêng mà bây giờ mình mới thấu hiểu.Đoạn cuối cậu trai chọn cách kết thúc bằng một động tác là “rơi” xuống mặt đất.Đối với suy nghĩ của một đứa trẻ, kể cả ở lứa tuổi 23, một tư duy chưa định hình được điều gì đã xảy ra với chính bản thân. Mình cũng sẽ chọn cách “rơi” như vậy. Tất cả nội dung trong MV tái hiện chính hoàn cảnh của mình lúc ấy. Nói đúng hơn là mình đã từng “rơi” và sắp ngã. May mắn, mình vẫn còn có thể ngồi đây và viết những dòng này.*** ***Mình cũng sẽ chọn cách rơi giống như trong MV. Nó tác động khá nhiều tới tâm lý của mình.Còn thời điểm này, ở thì hiện tại, mình đã có một cái nhìn nhất định. Mình biết cách kiểm soát (nhưng đôi khi vẫn bị trật đường ray một cách vô thức), mình biết cách nói ra cảm giác với những người lắng nghe, mình gọi tên nó, mình tìm tới sự giúp đỡ. Thì khi xem clip này, mình tìm thấy mình ở đâu đó trong clip. Cũng chỉ dừng lại ở mức bản thân mình từng xuất hiện đâu đó ở trong MV chứ chưa hẳn tới mức độ đồng cảm. Mình sẽ coi clip này như một hồi chuông cảnh tỉnh, có lẽ xã hội đã dần có những động thái quan tâm hơn về căn bệnh vết thương tinh thần.Ở trong một trạng thái với những sự hiểu hơn khi đọc hàng trăm thông tin phân loại bệnh loại bệnh lý này. Mình có một số độ hiểu nhất định. Động thái “rơi” trong MV không quá ảnh hưởng tới mình. Nhưng nếu vào những lúc mình yếu lòng, bế tắc. Có lẽ, mình vẫn sẽ hơi dao động một chút khi muốn giải thoát cho bản thân nhiều hơn.Vậy đó, tóm tắt ngắn gọn.
Mình bị ảnh hưởng nhiều hay thẳng thắn nói 100% khi đang ở độ tuổi teen hoặc không có nhận thức về trầm cảm, đang lạc lõng không lối thoát.
Mình sẽ bị dao động chút ít khoảng 20% khi đang ở trạng thái “yếu”. Và 0% ảnh hưởng ở trạng thái bình thường.
Cái may mắn của mình hôm nay. Có bạn đã ôm mình 5 phút trước khi đi làm. Một bạn khác muốn mua cho mình một cốc trà sữa. Có người lắng nghe sự bày tỏ, suy nghĩ của mình hiện tại. May mắn nhất là có một người đến với cuộc đời mình như một người Coach luôn ở đó, theo dõi mình, cho mình những lời gợi ý không học phí. Có lẽ, mình không có lý do gì để không tiếp tục cố gắng trở thành người tốt hơn mỗi ngày.
Bài đăng này không có ý cần sự an ủi. Cái mình muốn chia sẻ ở đây là góc nhìn của một đứa trẻ (đã từng) không có nhận thức ở trầm cảm. Một người đang chịu trách nhiệm với cuộc sống ở tuổi trưởng thành có nhận thức, chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ. Mong rằng, mỗi người sẽ quan tâm đến người xung quanh mình hơn, chịu bỏ chút ít thời gian lắng nghe một chút. Dù chỉ là một phút…Không cần lời khuyên, không cần đánh giá, chỉ cần lắng nghe hoặc cho lời gợi mở tích cực nếu người ấy là một người “tinh tế”.