THAY ĐỔI TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG GIỮA NGA VÀ TRUNG QUỐC TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ – TIỀM LỰC QUỐC GIA BÊN NÀO MẠNH HƠN? (Part 9)
Để theo dõi các bài trước của mình, mời các bạn bấm vào dòng chữ ‘chuyên gia kể chuyện qua hình ảnh’
Trong suốt 20 năm cầm quyền của Putin, giới tài phiệt đầu sỏ chính trị (Oligarchs) ngày càng có nhiều sức mạnh quyền lực và ảnh hưởng kinh tế lên nước Nga ngày nay. Làm thế nào mà những người này vươn lên nắm quyền và mối quan hệ của họ với chính phủ là gì?
CÁC ĐỒNG CHÍ TÀI PHIỆT CỦA PUTIN ĐÃ PHÁT TÀI NHƯ THẾ NÀO DƯỚI CHẾ ĐỘ CỦA NGÀI TỔNG THỐNG VĨ ĐẠI?
Hơn 2.300 năm trước, Aristotle đã đặt ra thuật ngữ đầu sỏ khi ông suy ngẫm về các hình thức quản trị nhà nước.
Giống như quý tộc, đầu sỏ có nghĩa là cai trị bởi số ít, trái ngược với nền dân chủ khi quyền lực chính trị nằm trong tay của người dân. Từ thời Aristotle cho đến đầu những năm 1990 khái niệm đầu sỏ phần lớn vẫn là những thứ lý thuyết của văn bản học thuật.
Nhưng với sự tan rã của Liên Xô, một nhóm đầu sỏ (oligarch) đã thực sự xuất hiện. Những người này không chính thức là một phần của chính phủ. Họ là những cá nhân được hưởng lợi từ các mối quan hệ mờ ám với các quan chức chính phủ để tích lũy khối tài sản khổng lồ từ việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước với giá rẻ mạt chỉ trong thời gian ngắn.
Năm 1996, những ông trùm tài phiệt đầu sỏ như Boris Berezovsky, Mikhail Fridman, Pyotr Aven, Vladimir Gusinsky, Mikhail Khodorkovsky, Vladimir Potanin và Alexander Smolensky đã ủng hộ tài chính cho chiến dịch tranh cử của tổng thống đương nhiệm Yeltsin để đổi lấy những quyền lợi kinh tế to lớn thông qua các cuộc đấu giá gian lận gây tranh cãi, các khoản vay ngân hàng mờ ám và sau đó họ khéo léo bảo vệ lợi ích của mình thông qua việc ủng hộ cho người nắm quyền ở điện Kremlin.
Bằng cách sở hữu các ngành công nghiệp chính của đất nước – từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đến thép, niken và các ngành công nghiệp cơ bản khác – các đầu sỏ chính trị của Nga đã nắm giữ mọi huyết mạch của kinh tế đất nước. Trong 20 năm qua, số lượng đầu sỏ đã tăng lên, nhưng cơ sở quyền lực của họ vẫn giữ nguyên: mối quan hệ với tổng thống để nhận được siêu lợi nhuận cho bản thân.
Một trong những huyền thoại của chế độ Putin là ông đã trấn áp các tỷ phú oligarch này trong những năm đầu thập niên 2000 như vụ bắt giữ Mikhail Khodorkovsky. Trên thực tế Putin chỉ thay thế những ông trùm tài phiệt Nga của Boris Yeltsin bằng những nhân vật mới dưới trướng của mình.
Một số gương mặt tiêu biểu của nhóm này là Gennady Timchenko được xếp hạng 42 trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes với tài sản ước tính lên tới 22.7 tỷ USD năm 2019. Ngoài ra còn có Vladimir Bogdanov, một cộng sự cũ của Putin từ lúc còn là một quan chức địa phương ở St. Petersburg đồng thời là tổng giám đốc và đồng sở hữu của Surgutneftegas, nhà sản xuất dầu lớn thứ tư ở Nga. Đó còn là Oleg Deripaska, ông vua sản xuất nhôm ở Nga từng là người giàu thứ 9 thế giới với tài sản ở mức 28 tỷ USD năm 2008. Cũng không thể quên Suleiman Kerimov, ông trùm vàng, chủ sở hữu của Polyus, công ty khai thác vàng lớn nhất của Nga, vừa là thành viên của Hội đồng Liên bang, Thượng viện của quốc hội Nga. Hiện Kerimov đang bị điều tra ở Pháp vì tội gian lận thuế và rửa tiền thông qua các công ty vỏ bọc.
Ngoài ra không thể quên anh em Arkady và Boris Rotenberg, những người bạn thời thơ ấu của Tổng thống Vladimir Putin và là đồng chủ sở hữu tập đoàn Stroygazmontazh (SGM), công ty thầu xây dựng đường ống dẫn khí đốt và đường dây cung cấp điện lớn nhất ở Nga. Sau khi Putin trở thành tổng thống năm 2000, Arkady Rotenberg đã trở thành người đứng đầu nhà máy rượu vodka do nhà nước kiểm soát Rosspirtprom. Ông cũng kiểm soát các hợp đồng béo bở để xây dựng đường cao tốc liên bang Nga và xây dựng cơ sở hạ tầng cho Thế vận hội mùa đông 2014 ở Sochi, nơi nổi tiếng với con đường cao tốc đắt tiền nhất thế giới dài 42km nhưng trị giá tới 9 tỷ USD chỉ để nối thành phố Sochi với ngôi làng hẻo lánh trên núi cao Krasnaya Polyana.
Năm 2019 công ty Granat thuộc sở hữu của tỷ phú đầu sỏ Nga Arkady Rotenberg đã được chính quyền trao một khoản trợ cấp trị giá hàng chục triệu rúp để đào tạo chống tham nhũng.
Để giàu có ở Nga , bạn phải có liên hệ trong chính phủ. Nếu bạn không thể duy trì những liên hệ này, bạn có thể mất sạch quyền lực và sự giàu có. Do đó, để bảo đảm an toàn, nhiều tỷ phú Nga gom được hàng đống của cải phi pháp sau đó lại mua tài sản ở các nước ngoài, nơi mà các quy tắc của pháp luật bảo vệ tài sản của họ.
Moscow không đưa ra ước tính về số tiền mà giới tài phiệt nhà giàu Nga nắm giữ ở nước ngoài. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ cho thấy con số này vào khoảng 60.000 tỉ rúp (tương đương 1.040 tỉ USD). Các tác giả cuộc nghiên cứu cho rằng khối tài sản do giới nhà giàu Nga nắm giữ ở nước ngoài – chủ yếu tại Anh, Thụy Sĩ, Cyprus… – thậm chí còn nhiều hơn tổng số tài sản mà người dân Nga nắm giữ trong nước.
NHƯNG BÂY GIỜ AI MỚI ĐANG LÀ NGƯỜI NẮM QUYỀN THỰC SỰ Ở NƯỚC NGA?
Câu trả lời phổ biến là tổng thống Putin? Đúng thật là như thế. Nhưng ông ấy không phải là kẻ độc tài như mọi người nghĩ vì trên thực tế Putin chỉ là người đại diện, là bộ mặt thể hiện ra bên ngoài của các silovik (силовик), số nhiều là siloviki (силовики) tức những chính trị gia xuất thân từ lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát hay quân đội. Kể từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền vào cuối những năm 1990, thế lực của các siloviki đã lan rộng trên khắp các nhánh quyền lực ở Nga.
Trong sự kiện Nga can thiệp vào miền Đông Ukraine năm 2014, phản ứng của phương Tây để ngăn chặn Nga viện trợ quân sự cho phiến quân thân Nga ở Ukraine đã dựa trên ý tưởng rằng nhóm có ảnh hưởng lớn nhất trong vòng tròn quyền lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin là giới tài phiệt oligarch ‘đầu sỏ chính trị.’ Làm tổn thương giới oligarch đứng bên cạnh ông Putin, phương Tây hy vọng gây áp lực lên chính tổng thống Nga, buộc ông phải thay đổi chính sách đối ngoại của mình.
Khi các đầu sỏ chính trị đang bị tổn thương vì các lệnh trừng phạt của phương Tây và giá dầu giảm mạnh khiến khối tài sản kếch xù của họ dần bốc hơi nhưng tại sao phiến quân thân Nga vẫn đẩy mạnh cuộc tấn công và hô hào về việc xây dựng một đội quân 100.000 người để đưa cuộc chiến đến Kiev?
Lý do là vì những kẻ tài phiệt đầu sỏ đó hiện tại không định hình chính sách đối ngoại của Kremlin mà thay vào đó là tầng lớp chính trị gia siloviki xuất thân từ giới an ninh quân sự như Putin. Tư tưởng chính trong đầu óc của giới siloviki là Nga đang bị bao vây bởi các thế lực thù địch và phải tự vệ trước sự xâm lược từ bên ngoài và lật đổ nội bộ bên trong đã trở thành chủ đề chính trên các chương trình phát sóng truyền hình hàng đêm.
Các nhân vật chủ chốt của giới siloviki bao gồm cánh tay phải của Putin từ thời mới chập chững làm chính trị ở Saint Petersburg, cựu phó Thủ tướng Igor Sechin. Ngoài ra còn có người đứng đầu FSB Alexander Bortnikov, một sĩ quan xuất thân từ KGB như Putin, Nikolai Patrushev, cựu giám đốc của FSB và thư ký hiện tại của Hội đồng An ninh Liên bang, Bộ trưởng Nội vụ Vladimir Kolokoltsev, người đang kiểm soát lực lượng cảnh sát của đất nước và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, một trong số ít các quan chức nổi tiếng nhất ở Nga. Là những người diều hâu hàng đầu, nhóm siloviki ngày càng lớn mạnh hơn nhờ nguồn tiền ngân sách quốc gia dồi dào đổ vào cải tổ quân đội sau năm 2008 cũng như tâm lý chống phương Tây dâng cao ở Nga.
Việc phân bổ ngân sách ngày càng tăng cho quân đội đã khiến nhiều người Nga lo lắng, ngay cả những đồng minh thân cận với Putin. Ví dụ, Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin đã từ chức năm 2011 vì sự tăng trưởng không thể kiểm soát của ngân sách quân sự.
CÁC ĐỒNG CHÍ SAINT PETERSBURG TRONG CHÍNH QUYỀN PUTIN ĐÃ KHỐNG CHẾ NHỮNG VỊ TRÍ KINH TẾ BÉO BỞ Ở NGA NHƯ THẾ NÀO?
Những tập đoàn kinh doanh béo bở hàng đầu của nước Nga đa phần đều là những tập đoàn do nhà nước chi phối và các vị trí chủ chốt của chúng được bổ nhiệm là người thân tín với tổng thống, bằng các mệnh lệnh của tổng thống thay vì của Hội đồng quản trị. Một số lượng lớn lãnh đạo được Putin bổ nhiệm là những người từng có thời gian dài hoạt động chính trị ở thành phố Saint Petersburg, quê hương Putin và là nơi ông đã khởi đầu sự nghiệp chính trị hồi thập niên 90. Tiêu biểu có thể kể đến đương kim chủ tịch tập đoàn khí đốt Gazprom, tập đoàn có doanh thu lớn nhất nước Nga là cựu Thủ tướng Viktor Zubkov dù bản thân Zubkov Zubkov tốt nghiệp Viện nông nghiệp Leningrad năm 1972, trình độ chuyên môn chẳng liên quan gì đến ngành dầu khí.
Một nhân vật khác cũng đáng chú ý là CEO của tập đoàn dầu mỏ Rosneft Igor Sechin, chánh văn phòng của Putin những năm đầu thập niên 90 đồng thời cũng là thủ lĩnh của nhóm siloviki trong chính quyền. Igor Sechin được Putin bổ nhiệm làm lãnh đạo Rosneft dù bằng cấp chuyên môn của ông là thông dịch viên ở Đại học Liên bang Leningrad, không liên quan gì đến ngành dầu mỏ. Sechin được xem là “người đàn ông quyền lực thứ hai ở Nga sau Vladimir Putin” và có biệt danh là Darth Vader của nước Nga.
ĐỪNG HỎI TẠI SAO NƯỚC NGA LẠI NGHÈO