THẤU HIỂU

Hôm nay, tất cả nhật ký, ảnh chụp, thư từ, sách vở đến cả những kỉ niệm tuổi thơ mà tôi và em gái cất giữ ở nhà đều bị bố mẹ tôi đem bán đồng nát.

Kinh nghiệm sống 30 năm không quá phong phú, nặng cũng chỉ có mấy cân, ký ức trưởng thành suốt 30 cũng không được coi là đáng quý, ấy vậy mà từng ấy cân cũng chỉ bán được mấy hào.

Nhưng trái tim tôi buồn như bị khoét rỗng, có cảm giác giống nửa đời này của tôi như chưa từng tồn tại trên cõi đời này.

Tôi thực sự không thể chấp nhận nổi!

Suốt đằng đẵng hai ba mươi năm, trọn nửa đời người …

Lẽ nào những dòng nhật ký tôi viết từ nhỏ, những bức thư của người thân bạn bè, còn có một số bức ảnh, ảnh tốt nghiệp cấp 3, ảnh tốt nghiệp đại học, vv… cứ như vậy mà biến mất toàn bộ sao? Giống như nó chưa từng xuất hiện, vĩnh viễn biến mất như vậy ?

Càng nghĩ tôi càng thấy lạnh sống lưng, tôi cảm thấy thứ biến mất không phải là những đồ vật cũ kỹ đó mà thứ biến mất là cuộc đời 30 năm của tôi.

Lý do chúng bị bán đi rất đơn giản, chỉ vì bố mẹ muốn sửa sang lại nhà cũ vậy nên mới dọn dẹp nhà cửa.

Em gái tôi cảm thấy không thể tưởng tượng nổi nên đã đi hỏi bố mẹ: “Hầu như ngày nào con cũng đến đây, sao lại không cho con thu dọn đồ đạc? Trước khi bán, mẹ không cho con đến xem, cũng không hỏi con mà đã bán phế liệu rồi sao? Con nghĩ thế nào cũng không ra đấy? “

Bố mẹ tôi nói, tất cả những gì họ vứt đi đều là những thứ vô dụng, mười năm nay cũng không đụng đến những thứ đó, sau này cũng sẽ không dùng được nữa.

Em gái tôi nói, “Làm sao mà bố mẹ biết được những thứ đó là đồ vô dụng?”

Bố nói: “Mấy lá thư đó thì có ích lợi gì? Họ hàng mấy trăm đời không liên lạc, ai còn viết thư nữa? Ảnh tốt nghiệp có ích lợi gì? Cô còn liên lạc với đám bạn học kia à?”

Qua điện thoại, em gái uất ức kể với tôi, tôi chỉ bất đắc dĩ an ủi em gái “Nói vậy làm sao được, sao lại nói ảnh chụp vô dụng. Chúng ta đều là những người học qua đại học, những ngày tháng học quân sự, bức ảnh chụp tập thể với bạn ktx, ảnh khuôn viên trường đại học, ảnh lưu niệm tốt nghiệp. Có tấm nào mà không phải là kỉ niệm, tấm nào mà in nữa? Những thứ đó là duy nhất, không thể thay thế, không thể dùng tiền là mua lại được. Nếu mất đi những tấm ảnh đó, thì có thể du hành ngược thời gian trở lại thời ấy chụp lại không? Có thể cùng những người bạn cũ hồi xuân rồi chụp ảnh không? “

“Nhưng thứ chị tiếc nhất là những cuốn nhật ký, chúng được viết từ ngày đầu tiên chị đi học. Chúng ở nhà đã 30 năm qua, chúng vẫn chưa đợi được đến khi chị già thì đã bị biến mất vĩnh viễn như thế …Nhưng 30 năm qua đều được bảo quản rất tốt ở nhà! Vậy mà tại sao lại xảy ra rủi ro như vậy? Tại sao lại không để chị giữ lại một vài kỷ niệm, rồi sẽ có một ngày nào đó, khi chị già đi, chị sẽ mở nó ra và xem lại. “

Viết đến đây tôi đã chảy nước mắt!

Tôi cũng cảm thấy rằng sự an ủi của tôi có tác dụng ngược, tôi và em gái tôi càng nói càng buồn hơn và khó hiểu hơn.

Cuối cùng, em gái tôi sang nhà chất vấn bố mẹ tôi, tại sao lại không tôn trọng ý kiến của chúng tôi, dựa vào đâu mà lại độc đoán tự tin cho rằng những đồ đó là vô d

ụng, tại sao lại bán phế liệu hết. Muốn bán thì cũng nên gọi cho chúng tôi một cuộc điện thoại không được sao.

Tôi biết bố mẹ không bao giờ cúi đầu trước con cái, vì vậy nên sự chất vấn của em gái tôi chắc chắn sẽ chọc giận bố mẹ.

Bố rống lên, “Cô có lý sao? Mấy thứ rác rưởi kia của cô có giá trị sao? Mấy thứ đó cô có dọn dẹp qua lần nào chưa, đều là đồ vô dụng cô có thôi đi không. Cô có có lý ..”

Mẹ đỏ mặt, “Cô lên mặt với bố mẹ, vậy cô lười dọn dẹp bố mẹ giúp cô dọn dẹp thì có làm sao? Cô lại làm quá lên, cô đúng là thiếu giáo dục, thiếu đánh…”

Bố nói: “Nào, cô nói đi, cái gì quan trọng, có cái gì quan trọng, cô có thể nói ra không, đến nói còn nói không ra? …”

Hai người kẻ tung người hứng nhất định sẽ khiến em gái tôi không thể chịu được.

Khi gọi cho tôi, con bé đã khóc. Lúc đó tôi đột nhiên chuyển sự đau lòng cho đồ vật sang em gái tôi.

Tôi nghĩ thái độ của bố mẹ tôi thực sự có hơi quá đáng.

Để sửa sang nhà cửa, mẹ tôi đã thuê một căn nhà trên tầng 7, chuyển đồ đạc lên lên tầng 7.

Trong nhà có quá nhiều đồ đạc, bọn họ sắp xếp từng thứ một. Mẹ tôi ghét những thứ mà bà ấy cho là vô dụng, bắt đầu lầu bầu với bố tôi: đàn nhị hỏng, đàn vi-ô-lông hỏng, còn phát ra tiếng được không!

Bố không nói gì, em gái biết rằng bố luyến tiếc, nó thuyết phục mẹ rằng đó là đồ của bố, mẹ đừng nhọc lòng, bố muốn giữ lại thì giữ lại. Nói xong cầm đàn nhị và đàn vi-ô-lông lên tầng bảy.

Tôi chợt nhận ra, hai cây đàn đó là hai cây đàn mà hai chị em tôi mang theo đến nhà mới, lúc đó chúng tôi mới 10 tuổi.

Nhưng tôi không thể tưởng tượng rằng bố đã bật lại và nói với em gái tôi : “Đồ rách nát kia của nó đáng tiền…”.

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng khi ở nhà, đồ của tôi và em tôi lại gặp phải những điều xui xẻo như vậy. Chúng không trải qua thiên tai, cũng không trải qua Cách mạng Văn hóa, đáng lẽ chúng không nên phải trải qua những biến cố như vậy, không nên.

Chúng tôi đàng hoàng mang chúng vào nhà, chúng không nên được an toàn hay sao? Trên thế giới này có nơi nào an toàn hơn ngôi nhà mình đã lớn lên không?

Tôi nghĩ, chúng tôi đánh mất những đồ vật tuổi thơ chỉ là ngoài ý muốn, mà sau khi đánh mất chúng, thái độ của bố mẹ đối với em gái sau khi đánh mất những thứ đó mới là một hồi bi kịch.

Bố mẹ tôi có lẽ sẽ không bao giờ làm điều gì sai trái, mẹ tôi nói, “Tôi vứt đồ đi thì có làm sao? Đây là nhà tôi.”

Không sai, đây là nhà của mẹ, nhưng đây cũng là nhà của con và em gái. Từ nhỏ đến lớn chúng con lớn lên ở đây, nơi đây có tất cả ký ức của chúng ta. Mẹ nhìn vào ảnh gia đình trên tường đi, ở kia có bốn người, không chỉ có mình mẹ.

Có người nói: Thế hệ 8x là thế hệ mâu thuẫn, con cái luôn đợi lời xin lỗi từ bố mẹ, bố mẹ luôn chờ đợi báo đáp của con cái.

Đối với tôi và em gái lại không như vậy.

Chúng tôi chỉ hy vọng rằng các bậc cha mẹ có thể biết cách tôn trọng con cái của mình, cũng như chúng tôi đã luôn tôn trọng họ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *