Thảo Luận về Tổ Chức, Hậu Cần của các đội quân cổ trung đại.
Chiến tranh ngoài đời không giống như game, người ta chơi game chỉ biết đến số lượng, trang bị nhưng 3 yếu tố tổ chức- hậu cần- kỷ luật quan trọng hơn gấp nhiều lần đều bị xem nhẹ.
Từ xưa đến nay, đông tây kim cổ đều coi trọng tầm quan trọng của Hậu Cần:
“Quân đội hành quân trên cái dạ dày của nó.” “Thực túc binh cường, ăn no đánh thắng.” “Không thứ gì gây thiệt hại nhiều lên quân ta như sự thiếu thốn về hậu cần”…
Tức quân đội nào mà có sự tiên tiến về tổ chức sẽ có sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị, có được hệ thống thông tin liên lạc cực tốt, nhanh chóng nắm bắt thông tin về địa hình, tình hình chiến trường ==> dẫn đến tổ chức hậu cần chu đáo, chỉ huy tốt hơn ==> binh sĩ đủ ăn, tinh thần chiến đấu cao, giữ nghiêm kỷ luật nên chiến đấu rất hiệu quả. Ngoài đời, quân đội cổ trung đại nào có 3 điểm trên mạnh sẽ cầm chắc 80% thắng lợi.
Trái lại, những quân đội có tổ chức không tốt tạo cơ hội cho địch dễ dàng chia cắt trung tâm chỉ huy với các đơn vị khác. Gián đoạn thông tin, binh sĩ mất chỉ huy, các đơn vị tê liệt để rồi sụp đổ trong nháy mắt. Chưa hết, tổ chức lỏng lẻo, đường dây hậu cần không tốt còn khiến những kẻ thù cơ động, no đủ hơn dễ dàng phục kích cướp phá xe lương. Từ đó gây thiếu thốn lương thực.
Quân số đông đảo, trang bị chu đáo từ điểm mạnh sẽ thành điểm yếu do càng đông ăn càng nhiều, trang bị càng cần bảo trì. Cạn lương sẽ phải làm càn, binh sĩ nổi loạn, dễ dẫn đến thất bại.
So sánh 1 vài đội quân cổ trung đại em thấy có rất nhiều điểm thú vị sau:
Nguyên sử chép:
“Năm thứ hai mươi ba (1286)
Lúc sắp đánh Giao Chỉ, Tuyên dâng sớ tâu rằng: “Liền năm chinh phạt Nhật Bản, trăm họ oán sầu, quan phủ nhiễu nhương. Xuân năm nay bãi binh, quân dân Giang Chiết reo mừng như sấm. An Nam nước nhỏ, thần phục đã nhiều năm, tuế cống chưa hề sai hạn. Vì tướng ở biên giới sinh sự hưng binh, kẻ kia phải chạy ra hải đảo, khiến cất đại quân mà không được công tích gì, tướng sĩ thương tổn, nay lại hạ lệnh đi đánh nữa, ai nghe thấy đều không khỏi sợ hãi. Từ xưa hưng binh, tất phải theo thiên thời, trung nguyên là đất bằng phẳng mà còn phải tránh giữa mùa hạ, Giao Quảng là đất viêm chướng, khí độc hại người còn hơn cả binh đao. Nay định tháng bảy họp các đạo quân ở Tĩnh Giang, quân ấy đến An Nam tất nhiều người bệnh chết, lúc gặp giặc cần gấp lấy gì ứng phó đây. Ở Giao Chỉ lại không có lương, đường thủy khó đi, không có xe ngựa trâu bỏ để vận chuyển thì không tránh được phải vận chuyển bằng đường bộ.
Mỗi phu gánh được năm đấu gạo, đi về ăn hết một nửa, quan quân chỉ được một nửa. Nếu mang theo mười vạn, dùng bốn mươi vạn người cũng chỉ cung cấp được lương thực trong vòng một hai tháng.
Chuyên chở quân lương, đóng thuyền, phục dịch trong quân thường dùng đến năm sáu chục vạn người. Quảng Tây, Hồ Nam điều động nhiều lần, dân li tán nhiều, lệnh cho cung dịch cũng không sao làm được. Huống chi Hồ-Quảng rất gần khe động, trộm cướp thường nhiều, vạn nhất kẻ gian dò được, chờ khi đại quân đi khỏi, thừa lúc trống vắng mà sinh biến, tuy có quân mã lưu lại phía sau nhưng lại là người già yếu, khó mà ứng biến. Sao không cùng người biết rõ sự thể trong quan quân bên kia bàn bạc phương lược vẹn toàn, nếu không sẽ lại giẫm phải vết xe cũ.”
Tấu sớ của Lưu Tuyên cho Hốt tất Liệt 1286 cho ta thấy tổng quát lực lượng dân phu cần có và khẩu phần của họ cùng với người lính.
“Mỗi phu gánh được năm đấu gạo, đi về ăn hết một nửa, quan quân chỉ được một nửa. Nếu mang theo mười vạn, dùng bốn mươi vạn người cũng chỉ cung cấp được lương thực trong vòng một hai tháng..”
Chi tiết này hoàn toàn khớp với các nghiện cứu sau này của sử gia TQ. Với tiêu chuẩn chiều cao trong quân đội nhà Hán là 1,55m ( La Mã tối thiểu 1, 7m) một người lính tiêu thụ 1- 1,3 kg bao gồm chất bột, rau và thịt.Một thạch gạo khoảng 60 kg, năm đấu khỏang 30 kg. Với đội quân khoảng 5000 người ta cần có ít nhất 8000 kg lương thực cho mỗi ngày. Đó thật sự là một khối lượng khổng lồ khi đó, khác với TK 21 khi một nông dân Mỹ lao động có thể nuôi mấy chục người. Thời Tam quốc trong trận Xích Bích, tài liệu ghi nhận quân Tào có khoảng 100 ngàn quân trực tiếp/ 200 ngàn chiến đấu với 3 vạn quân Ngô và 2 vạn quân của Lưu Bị. Câu hỏi rằng sau số quân quá ít so với dân số của TQ lúc bấy giờ thì chỉ có một chữ có thể giải thích cho dù ta không cần chỉ đọc tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa: “ nghèo”. Thật vậy, sau hơn bao năm từ loạn Khăn Vàng, nước TQ rơi vào cảnh đói kém khủng khiếp, nông nghiệp bị bỏ bê do dân li tán. Duy trì 20 vạn quân là một ưu thế của Ngụy trong khi nước Thục bé nhất, khó làm nông nghiệp và quân đội của Thục đông nhất cũng không quá 5 vạn.
Nạn đói là vấn đề thường xuyên xảy ra ở TQ đến nỗi xuất hiện chuyện ăn thịt người. Tài liệu ghi nhận thời Nam bắc triều, nội chiến xảy ra khiến có tình trạng cha mẹ ăn thịt con, người tướng giữ thành cho giết, lấy thịt ngưởi sau khi cho người đó ăn no nê. Thịt chó khi đó bán gấp 5 lần thịt người.
Triều đình TQ thường cho khoảng 5-600 ngàn dân quân trồng lúa tại các tỉnh gần nhất để nuôi một đạo quân 100 ngàn tại biên ải, tiết kiệm chi phí. Ta có thể ví lương thực nuôi quân như bình rượu, quân số là rượu. Rượu có thể vơi và rót thêm nhưng nhưng bình rượu không thể to thêm được. Quân số thời Bắc Tống đông nhất là khoãng 300 ngàn (chi tiết này cho ta thấy đạo quân của Quách Quỳ khi xâm lược VN có thể ít hơn 10 vạn) Dĩ nhiên ngoài việc nuội quân, triều đình còn phải phát lương cho người lính và cả người phu vận lương.
Ngoài ra, vấn đề càng khó khăn hơn khi phải bảo đảm hậu cần cho đoàn quân viễn chinh. Theo tiêu chuẩn TQ: 1 lính trung bình cần 3-4 phu. Người TQ có ít xe kéo,ngựa,la trâu bò nên phải dùng sức người thay thế.( La Mã dùng rất nhiều ngựa thồ nên tỉ lệ 8 lính/ 2 phu.) Lưu ý là dân phu không phải là lực lượng chiến đấu cho dù họ bị giết rất nhiều ( cho dù có thể bắt sống) trong các cuộc chiến ở VN để khỏi tốn cơm nuôi tù binh.
Có 4 thứ cần bảo đảm trong hậu cần: lương thực, củi đốt, nước và cỏ cho ngựa. Về lương thực, bột mì để làm bánh là chủ yếu ở Bắc TQ trong khi lúa gạo nấu cơm phổ biết miền Nam. Các loại bánh nướng, thịt khô và lạp xưởng là những thứ có thể đem theo lâu ngày. Thịt tươi có thể cung cấp từ những con lợn giống như loài lợn “ tộc” ở VN bây giờ, nhỏ con nhưng dễ nuôi, có thể xỏ mũi dắt theo như chó. Rau thì có các loại măng khô, táo khô, nấm khô… ngoài ra loại lương khô đươc chưng cất từ gạo- đậu được đề cập trong Binh thư yếu lược. Càng xâm nhập địa phận đối phương càng phải lập ra nhiều trạm quân lương như quân Mông Nguyên 1285. Hơn 1/5 lực lượng sẽ nhận nhiệm vụ bảo vệ vận lương.
Để bảo đảm lượng nước khoảng 2 lít/ người và 10 lít/ ngựa/ ngày, quân đội có 2 nguồn chính : nguồn mang vác và nguồn lấy từ các con sông trên đường hành quân. Để bảo đảm nước không có độc, tù binh hoặc chó được cho uống trước. Củi khô rất quan trọng trong nấu ăn, nó tốn nhiều chục tấn cho một đạo quân một ngày. Một vấn đề lớn là cỏ cho ngựa: trung bình loài ngựa nhỏ như ngựa Mông Cỗ, cứ 1300-1500 con cần 20 tấn cỏ/ ngày.
Cuộc chiến lần 1 với quân Mông Cổ cho ta thấy họ rút nhanh sau 30 ngày có nhiều nguyên nhân trong đó là việc thiếu cỏ cho hơn 5000 – 1000 ngựa cho 5000 khinh- thiết kỵ MC. Một cách duy nhất cho chiến thuật “vườn không nhà trống” của ta: đốt. Từ cành cây cho tới ngọn cỏ, từ căn nhà lá cho tới cái chum, không chừa bất cứ thứ gì dù là cành củi khô nấu ăn. Dĩ nhiên cho dù chiến thắng giặc mạnh nhưng hậu quả là ta có nạn đói sau 1287.
Lưu ý phu khuân vác có thể cầm binh khí nhưng không thể chiến đấu tốt như người lính và đám này dễ bị giết trong chiến trường nhất. Trong trận Kỷ Dậu theo Nguyễn Duy Chính dân phu Thanh chết nhiều hơn lính.
Vì vậy những con số hàng chục vạn trong sử sách phương Đông đều phải nghiên cứu lại từ đầu. Nước có trăm triệu dân, đem hàng chục vạn quân đi viễn chinh có khả năng cao can kiệt ngân khố, chưa gì là có loạn trong nước chứ không chơi.
Theo sách: “Alexander the Great and the Logistics of the Macedonian Army”
Philip II, cha của Alexander đại đế đã cải cách quân đội của mình trở nên cơ động, hiệu quả nhất bán đảo Balkan. Trong đó cải cách về hậu cần là quan trọng nhất.
Trước đó, quân đội các quốc gia cổ đại phương Tây như Hy Lạp, Ba Tư mỗi khi đi viễn chinh phải đem theo một dải khổng lồ những đoàn tải lương, và người phục vụ (camp-followers).
Những người phục vụ bao gồm nô lệ, vợ con của binh lính, thợ thủ công, lái buôn… Đoàn người này hỗ trợ quân đội, nhưng đồng thời là một gánh nặng hậu cần và làm chậm tốc độ hành quân.
Ông đã tiến hành:
– Giảm số phu phục vụ xuống còn 1 phu cho 10 lính bộ, và 1 phu cho 1 lính kỵ. Đây là người giúp việc cho lính, không phải phu tải lương.
– Cấm binh lính đem người hầu và vợ con theo.
– Hạn chế việc sử dụng xe thồ để tải lương. Vì xe thồ rất chậm và dễ hỏng hóc trên địa hình hiểm trở. Thay vào đó, quân lương sẽ được tải trên lưng gia súc.
Nhờ sự tối giản này mà đoàn quân hành quân ở tốc độ trung bình khoảng 25km/ngày, có thể tăng lên khoảng 30km/ngày. Trong vài trường hợp, các phân đội nhỏ có thể hành quân tới 60-90km/ngày.
Theo sách: Epitoma rei Militaris
Mấy trăm năm sau, người La Mã cũng có thể đạt được tốc độ hành quân nhanh như vậy nhờ tính chuyên nghiệp, hệ thống đường xá và tổ chức hậu cần tối giản mà hiệu quả.
Lính La Mã phải mang theo ít nhất 40kg mà vẫn phải đi được 30km -36 km trong 6 giờ.
Tốc độ hành quân như trên cho phép quân La Mã vừa đi nhanh hơn kẻ địch, vừa có thời gian hạ trại phòng thủ và nghỉ ngơi mỗi ngày, đảm bảo sức chiến đấu.
Theo sách: The Logistics of the Roman Army at War,
Nhờ khả năng sản xuất nông nghiệp, đường dây cung ứng, tổ chức hậu cần tốt, lính La Mã được ăn uống rất ngon, đầy đủ so với các đội quân khác.
Trong tổng số 500.000-600.000 binh lính toàn đế chế. Mỗi ngày, một lính La Mã tiêu thụ trên 1kg thức ăn, phần lớn là các chế phẩm từ lúa mì như bánh mì và lương khô.
Mỗi người lính được cấp 300-450g thịt (lợn, bò, cừu) mỗi ngày.
Ngoài ra còn có đậu và rau củ quả, phô mai, dầu olive, mỡ lợn, muối, nước mắm, rượu vang, thủy hải sản (cá tôm).
Có thể mua thêm các loại gia vị, đồ ăn nếu thiếu.
Quân Mông Cổ được coi là hành quân nhanh nhất trong tất cả các đội quân này, do tách được các đoàn xe lương ra khỏi quân đội nên có thể hành quân nhanh hơn các đội quân đương thời rất nhiều