Tháng 3 Âm lịch đã sang, các loại rau dại đua nhau trỗi dậy, xanh non mơn mởn. Vào mùa xuân là mùa các loại rau dại tươi non nhất, bạn đừng nên bỏ qua.
Trong các loại rau dại, rau tề thái có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon rất được ưa thích. Ray tề thái rất giàu chất xơ thô, có thể tăng cường nhu động ruột già sau khi tiêu thụ và có thể làm giảm nhu động ruột.
Loại rau này cũng giàu vitamin C và canxi, chần qua sẽ loại bỏ axit oxalic.
Loại rau này có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi và tăng cường cơ bắp và xương. Rau tề thái rất giàu carotene, một loại vitamin A và cũng rất tốt cho mắt.
Món ăn gợi ý: Sủi cảo nhân rau tề thái
Nguyên liệu: Rau tề thái, thịt lợn (70% nạc, 30 phần mỡ)
Cách làm:
– Rau tề thái rửa sạch, để ráo nước.
– Cho nước vào nồi đun sôi, cho chút dầu và muối vào nước rồi cho rau tề thái vào và chần qua. Việc cho dầu và muối vào nước chần giúp rau tề thái tươi xanh hơn, hương vị ngon hơn.
– Vớt rau tề thái ra và cho ngay vào thau nước lạnh để rau nguội nhanh, không bị chín quá. Rau nguội thì vớt ra và vắt kiệt nước.
– Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ, cho rau vào thái nhỏ, thêm chút nước tương nhạt, dầu hào, muối, nước cốt gà, dầu mè và các gia vị khác.
– Trộn đều các nguyên liệu và nhân rồi ướp 1 lúc cho thấm gia vị.
– Cho nước vào bột, nhào thành khối tròn, cắt thành từng miếng bột nhỏ rồi cán thành vỏ bánh sủi cảo.
– Lấy từng miếng vỏ sủi cảo, cho nhân vào và bọc kín.
– Bạn có thể làm nhiều sủi cảo 1 lần, sau đó cho vào túi kín, để vào ngăn mát hoặc ngăn đá để bảo quản, dùng được lâu dài.
– Khi muốn ăn sủi cảo, đun nước sôi, thả sủi vảo vào và luộc chín, trong quá trình luộc cho thêm 1 bát nước lạnh và lặp lại khoảng 2 lần cho đến khi sủi cảo nổi lên là chín. Không nên nấu sủi cảo quá lâu, nếu nấu lâu sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của sủi cảo, sủi cảo nát không ngon.
– Vớt sủi cảo đã chín ra, chấm với nước chấm được pha với nuwocs tương, giấm và sốt dầu mè. Nếu thích ăn cay có thể thêm ớt và tỏi vào nước chấm, hương vị rất tuyệt vời.
Sủi cảo có thể hấp cũng có hương vị thơm ngon.
Lưu ý khi làm sủi cảo với loại rau tề thái:
– Rửa sạch rau tề thái và chần trong nước sôi để loại bỏ tạp chất và axit oxalic, giúp ăn ngon hơn. Rau chần vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh, vắt kiệt nước và thái nhỏ.
– Khi làm sủi cảo không nên chọn thịt lợn quá nạc, nên trộn 7 phần thịt nạc, 3 phần thịt mỡ, tốt nhất nên chọn thịt chân giò. Như vậy, nhân sẽ mềm và ngon hơn.
– Nấu sủi cảo cũng cần kỹ năng. Bạn có thể cho chút muối vào nước và trong quá trình luộc nên thêm nước lạnh vào để sủi cảo chín ngon hơn.
Chúc bạn thành công khi chế biến loại rau dại này thành món ngon!
(Theo Toutiao)