Thai Airways đã tuyên bố phá sản, nhưng Việt Nam Airlines lại được chính phủ Việt Nam giải cứu. Cách nào tốt hơn vậy?

Những người nói rằng Vietnam Airlines chưa phá sản vì nó là công ty nhà nước không hiểu được bản chất thực sự của vấn đề. Cả hai hãng hàng không này đều đã trải qua quá trình tư nhân hóa, chỉ là với lý do khác nhau mà thôi. Thai Airways luôn được chính phủ Thái Lan hỗ trợ khi nó còn là một hãng hàng không quốc gia của nước này, cũng như Việt Nam Airlines vậy. Chính phủ Thái Lan sở hữu 51% cổ phần Thai Airways, còn cổ phần của chính phủ Việt Nam trong Việt Nam Airlines là 86,16% (phần còn lại thuộc về All Nippon Airways).

Điểm khác biệt là Khủng hoảng tài chính 1997 đã buộc Thai Airways phải tuân theo chương trình tư nhân hóa của IMF – đó là công ty đầu tiên bị như vậy trong lịch sử Thái Lan. Tuy nhiên, quá trình này chẳng có tác dụng tích cực nào với Thai Airways, và vấn đề về mặt cấu trúc của nó vẫn còn nguyên từ cuộc khủng hoảng đó tới nay. Ngược lại, quá trình tư nhân hóa của Việt Nam Airlines diễn ra theo cách của chính phủ Việt Nam, lợi ích địa chính trị và để tăng vốn điều lệ.

Trong đại dịch Covid-19, tình huống của cả hai công ty trên đều chẳng khác gì tình trạng chung của ngành công nghiệp hàng không thế giới:

° Thai Airways đã vỡ nợ các khoản vay và trái phiếu lên tới 85 tỷ baht (33,1% tổng tài sản), theo một tuyên bố của chính công ty này vào ngày 22/7/2020. Hãng hàng không này trước đó đã kêu gọi một gói hỗ trợ trị giá 58,1 tỷ baht (1,81 tỷ đô la Mỹ, £1,48 tỷ euro) từ chính phủ Thái Lan.

° Việt Nam Airlines ghi nhận khoản lỗ 10,75 ngàn tỷ VNĐ (464 triệu đô la Mỹ) trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2020 khi doanh thu giảm 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái (chỉ còn 23,9 ngàn tỷ VNĐ). Việt Nam Airlines kêu gọi một gói hỗ trợ trị giá 12 ngàn tỷ VNĐ (518,53 triệu đô la Mỹ) từ phía chính phủ Việt Nam, trong đó gồm các phương án tái cấp vốn và tăng vốn điều lệ.

Cả hai hãng hàng không trên đều không nhận được gói hỗ trợ. Lý do rất đơn giản: phía chính phủ sẽ phải gánh thêm một khoản nợ lớn trong tình cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa có hồi kết.

Câu chuyện xảy ra sau đó có kết quả khác nhau chỉ là do ngân hàng trung ương mỗi nước có động thái khác nhau mà thôi. Ngân Hàng Trung Ương Thái Lan không bơm tín dụng thông qua các ngân hàng thương mại, còn Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì có. Điều này là do Ngân Hàng Trung Ương Thái Lan vận hành độc lập với chính phủ Thái Lan (một trong những điều kiện của IMF mà Thái Lan phải chấp nhận để được nhận cứu trợ sau khủng hoảng 1997), còn Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam vận hành dưới sự điều hành của chính phủ Việt Nam.

Các cuộc suy thoái có thể được chấm dứt nhờ các ngân hàng trung ương. Đây chính xác là điều mà Ben Bernanke của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ FED đã làm sau Khủng hoảng tín dụng 2007-2008: FED mua lại các khoản nợ xấu theo mệnh giá (không phải giá trị kết toán) và làm sạch bảng cân đối của các ngân hàng Mỹ, cho phép họ tiếp tục cho vay. Điều này diễn ra rất nhanh khi ta nhìn vào bảng cân đối kế toán của FED (GDP Mỹ tăng trưởng gần như ngay sau đó. Đó là sức mạnh thực sự của một ngân hàng trung ương: khả năng cung cấp tín dụng vô hạn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại (“in tiền từ không khí” theo đúng nghĩa đen của nó). Cùng lúc đó, chính phủ/ các tập đoàn phải ngừng phát hành tất cả trái phiếu vì bất kỳ hình thức cứu trợ (cho vay) nào cũng khiến tín dụng bị đưa ra khỏi nền kinh tế thông qua việc phát hành trái phiếu (vay). Với đại dịch Covid-19, chủ tịch FED Jerome Powell đã làm mọi thứ mà Ben Bernake từng làm (và còn hơn thế); nhưng ông cũng để cho FED mua vào trái phiếu của chính phủ Mỹ và các công ty. Điều này sẽ đảm bảo tiến trình phục hồi của Mỹ nhưng cũng sẽ khiến nền kinh tế Mỹ bị “Nhật Bản hóa” (T/N: mình thực sự không hiểu ý “push the U.S towards Japanification of its economy” cho lắm, rất mong nhận được góp ý).

Và một nghị quyết của Quốc hội Việt Nam đã được thông qua:

  1. Cho phép Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tái cấp vốn và gia hạn khoản vay không quá hai lần với các ngân hàng cho Việt Nam Airlines vay bổ sung vốn để tiếp tục hoạt động.
  2. Việt Nam Airlines cũng được cho phép để bán nhiều cổ phiếu hơn cho các cổ đông hiện tại của nó nhằm tăng vốn điều lệ theo Luật chứng khoán (nhưng được miễn điều kiện phải có lãi trong năm mà việc chào bán được tiến hành). Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC – công ty cổ phần nhà nước được coi là Quỹ Tài Sản Quốc Gia Việt Nam và được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam hậu thuẫn, sẽ thay mặt Chính phủ Việt Nam mua cổ phần của Việt Nam Airlines.

Điều này sẽ đảm bảo rằng Chính phủ Việt Nam không cần dùng tới ngân sách mà vẫn có thể cung cấp cho Việt Nam Airlines một lượng thanh khoản lớn và lãi vay thấp cho tới khi hãng hàng không này phục hồi. Vì lượng tín dụng được tạo ra vẫn ở trong hệ thống: Việt Nam Airlines có thể vay từ các ngân hàng thương mại và vừa tăng vốn điều lệ từ việc bán cổ phiếu (không phải trái phiếu) để tăng khả năng trả nợ các ngân hàng, nên tiền sẽ không chảy vào nền kinh tế và không gây lạm phát. Về cơ bản, đây là cách xoay vòng để chuyển các khoản nợ xấu của Việt Nam Airlines và các ngân hàng thương mại sang cho bảng cân đối kế toán của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Giờ hệ thống ngân hàng để lành mạnh hơn và sẵn sàng cho vay. Trong trò chơi Monopoly, ngân hàng trung ương không bao giờ thua vì nó là nhà cái.

Ngược lại, Thai Airways đã được chấp thuận nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Tòa Án Phá Sản Trung Ương Thái Lan. Tòa án này sẽ giám sát quá trình tái cấu trúc và chỉ định một người điều hành dưới sự đồng ý từ các chủ nợ của Thai Airways. Quyết định này được cho là sẽ giúp hãng hàng không này thoát cảnh phá sản và khiến toàn bộ lực lượng lao động hơn 20.000 người của nó thoát cảnh thất nghiệp.

Giờ hãy xem lại những lời khuyên gần như là tín điều của IMF dành cho các ngân hàng trung ương từ năm 1997 đến nay: thắt lưng buộc bụng, giảm thâm hụt tài chính, tư nhân hóa, thị trường tự do (giảm các quy định, chẳng hạn bán tài sản cho nước ngoài với giá rất thấp) và một số lời khuyên khác:

“Bộ Tài Chính Thái Lan (cổ đông lớn nhất của Thai Airway) sẽ giảm cổ phần từ mức 51% hiện tại xuống dưới 50% để biến hãng hàng không này thành một công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhân viên của Thai Airways sẽ không còn được bảo vệ bởi Luật Quan hệ Lao động Doanh nghiệp Nhà nước (State Enterprise Labor Relations Act) nữa. Vì năng suất của nhân viên Thai Airways kém hơn các hãng hàng không hàng đầu trong khu vực, nên hành động này có thể khiến 25% nhân viên hãng này mất việc vào năm 2022 khi Thai Airways tìm kiếm lợi nhuận bằng những cách mới. Quá trình bảo hộ phá sản cũng sẽ giúp Thai Airways trì hoãn nghĩa vụ thanh toán 150 tỷ baht (4,7 tỷ đô la Mỹ) cho 38 máy bay đặt mua của Boeing, đàm phán để cắt giảm nợ, chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu, giảm thiểu tối đa chi phí của việc bán vé thông qua các đại lý truyền thống, và thay ban giám đốc hiện thời – gồm các công chức và tướng lính không quân – thành các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong việc điều hành doanh nghiệp.” [1]

[1]Thai Airways files for bankruptcy protection to rehabilitate its business | TTG Asia

Về cơ bản chỉ là bữa tiệc để kiếm chác từ công ty này.

Nhật bản hoá tức là đưa 1 nền kinh tế vào quá trình giảm phát ấy các bạn (deflation) Edit: tốc độ tăng trưởng gdp âm, trong khi lạm phát giữ nguyên hoặc tăng dần, dân số lao động già dần, nợ công/ gdp cao v.v.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *