THÁC ĐAO ĐIỀN

Thác đao điền hay gọi dân dã cho quen mồm là ruộng ném đao, tích về cái ruộng này bắt nguồn từ một nhân vật rất nổi tiếng thời Lý Thái Tông – Lý Phật Mã, Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu. Tương truyền ông là người có sức khỏe phi phàm, võ nghệ hơn người, từng một mình đánh cả một làng.

Phụng Hiểu là người góp công lớn trong cuộc dẹp loạn tam vương, một mình xông vào giữa trận chém chết Vũ Đức Vương giữa vạn quân, phá tan quân của tam vương, phò thái tử Lý Phật Mã lên ngôi.

“Trận tiền giết Vũ Đức Vương
Đông Chinh, Dực Thánh tìm đường chạy xa” – Đại Nam quốc sử diễn ca

Năm Giáp Thân 1044, Lý Thái Tông thân chinh đánh Chiêm Thành, Phụng Hiểu lãnh ấn tiên phong đại phá địch quân. Khải hoàn, Thái Tông định công ban thường, dân trong nước được giảm nửa tô thuế, Lê Phụng Hiểu không cầu quan tước mà chỉ xin vua đứng trên núi Băng Sơn ném một thanh đao, đao đi xa tới đâu, thì xin đất tới ấy để làm sản nghiệp, Thái Tông chuẩn tấu.

Theo “Việt điện u linh tập” chép: “Phụng Hiểu mới trèo lên chóp núi Băng Sơn, xách dao ném một cái, dao đi xa hơn 10 dặm, cắm vào địa phận làng Đa Mi”

Đại Việt sử ký toàn thư chép thì còn bá đạo hơn: “Phụng Hiểu lên núi, ném đao xa hơn đến nghìn dặm, đao rơi xuống hương Đa Mi” @@

Vua ban đất ấy cho Phụng Hiểu, và miễn luôn tô thuế, dân gian sau này gọi là Ruộng ném đao.
=====================================
Cũng có một giả thuyết khác về việc này, mà mình cảm thấy hợp lý hơn nhiều. Đó là, Phụng Hiểu khiêm nhường vốn chỉ muốn một mảnh đất nhỏ dưỡng già nên mới đề xuất yêu cầu kỳ lạ ấy, nhưng Lý Thái Tông nhớ đến ân năm xưa phò vua cứu giá, nên ngầm sai binh sỹ nhặt đao cưỡi khoái mã phóng xa mười dặm đường mới cắm xuống để hậu thưởng cho ông.

“Trung thần gặp được hiền quân
Danh thơm non nước ngàn đời vẫn ghi”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *