Tay cướp biển thời hiện đại – Graf Felix von Luckner
Graf Felix von Luckner là một người được biết đến là một chiến binh luôn chiến thắng nhưng không có thương vong, một quý tộc đối đãi tốt với tù binh hay những cuộc vượt ngục thần kì. Thiên hạ thường gọi ông với biệt danh là Der Seeteufel (Quỷ Biển) hay Die Piraten des Kaiser (Tên cướp biển của Kaiser)
Felix von Luckner ra đời năm 1881 trong một gia đình quý tộc nhỏ. Ông đã dám từ chối ước vọng của cha mẹ mình và trở thành một hạm trưởng tài ba
Khi còn nhỏ, Felix đã muốn gia nhập hải quân, nhưng gia đình lại muốn ông theo kị binh. Ông cũng làm gia đình thất vọng khi thường xuyên bỏ học và thi rớt. Sau đó ông bỏ nhà ra đi và phục vụ trên tàu buồm Nga khi mới 13 tuổi
Khi đến Úc, Felix von Luckner ở lại đó và làm đủ thứ nghề từ nhân viên hải đăng, vận động viên boxer, thợ săn kangaroo,…. rồi làm cận vệ riêng cho Tổng thống Diaz tại Mexico trong một thời gian ngắn
Sau khi bị tống giam vì tội ăn trộm heo, Felix von Luckner đã vượt ngục và về Đức, ông kiếm sống bằng nghề làm ảo thuật và từng được Kaiser Wilhelm mời biểu diễn trên du thuyền hoàng gia của mình
Năm 20 tuổi, Felix von Luckner ra khơi một lần nữa khi ông đậu trường hàng hải rồi phục vụ trên nhiều con tàu trước khi gia nhập Kaiserliche Marine và chỉ huy tàu pháo
Trong Hải quân, Luckner tham gia trận Helgoland Bight và là pháo thủ trên thiết giáp hạm Konprinz Wilhelm trong trận Jutland. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bắt đầu
Năm 1915, tình hình của Kaiserliche Marine khá là bi đát khi hạm đội săn tàu hàng bị suy giảm. Vì vậy, họ phải đưa ra tất cả những gì mình có, kể cả con tàu buồm đáng tấu hài là Pass of Balhama. Và, tất nhiên Luckner, một chuyên gia tàu buồm đã được chọn để chỉ huy con tàu, và ông đổi tên nó thành Seeadler (Đại bàng biển)
Dưới sự chỉ huy của Luckner, một con tàu buồm từ những năm 1800 chỉ có 2 khẩu pháo 100mm và động cơ 500 SHP lại có thể vượt qua được hàng rào bao vây của Hải quân Hoàng gia, lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới khi đó và giữa thời kì dreadnought
Bằng việc dùng ảnh hưởng của mình tại Nauy, Luckner đã thuyết phục được người Anh rằng Seeadler chỉ là tàu hàng bình thường, và Luckner bắt đầu được tự do cướp phá như hải kích của thế kỉ trước
Tàu đầu tiên bị Seeadler tiêu diệt là tàu buôn có vũ trang Gladys Royale. Con tàu khốn khổ này bị Luckner lừa khi ông cho treo cờ bình thường, nhưng khi nó đến quá gần, Luckner kéo cờ Đức lên và con tàu không kịp tránh nữa, và sau vài phát đạn, Royale đầu hàng.
Và vẫn dùng chiêu cũ, Luckner lừa được thêm 12 nạn nhân nữa. Một trường hợp là Luckner dùng khói để giả như tàu đang cháy và cầu xin cứu viện. Tuy vậy, Luckner luôn được coi là một đối thủ đáng kính khi ông luôn chiêu đãi các tù binh của mình một bữa tiệc lớn và đối xử tốt với họ
Trong suốt sự nghiệp huy hoàng của mình, Seeadler chỉ có 1 thủy thủ thiệt mạng do đạn nổ trong nòng, ngoài ra không có thương vong nào do chiến đấu
Tuy nhiên, khi Seeadler chạy sang Nam Mĩ để tránh tàu Anh truy nã, nước Anh đã tham chiến và ông phải chuyển sang đánh tàu Mĩ
Dẫu vậy, những chuyến hải hành của Seeadler cũng kết thúc khi tàu mắc cạn tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Luckner không bỏ cuộc. Ông dùng thuyền nhỏ và giả như người Hà Lan hay Nauy bị đắm tàu để cướp nhu yếu phẩm
“Đi đêm lắm có ngày gặp ma”, một ngày nọ, khi đang lánh ở Fiji, Luckner bị chính quyền nghi ngờ, và khi cảnh sát đến họ đã vờ như sẽ dùng pháo đánh chìm tàu của ông nếu ông không đầu hàng. Sau đó Luckner đầu hàng thật vài bị đưa đến New Zealand giam giữ, nhưng người Anh lại bị lừa lần nữa khi Luckner và thủy thủ đoàn vượt ngục bằng chiêu giả tổ chức tiệc giáng sinh.
Nhưng cuộc vượt ngục bất thành khi Luckner bị bắt lại và nằm nhà đá suốt thời gian còn lại của cuộc chiến
Vài năm sau chiến tranh, Luckner viết hồi kí và trở thành một nhà văn nổi tiếng. Ông cũng được công nhận là công dân danh dự của San Francisco và nhiều thành phố khác
Năm 1938, cuộc đời của Luckner lại chuyển sang một trang tối khi người Anh nghi ngờ ông là tình báo và kẻ phá hoại của Đức dù lúc đó ông đến Úc chỉ để thăm hữu nghị và được chào đón nồng nhiệt
Mặc dù Luckner là một thành viên Hội tam điểm, Đức quốc xã vẫn muốn dùng hình ảnh ông để tuyên truyền nhưng chỉ trong thời gian ngắn khi một vụ vu khống ấm dâu làm Luckner phải rút khỏi đời sống xã hội một thời gian. Dù vậy, Luckner vẫn tiếp tục ra biển và làm việc nghĩa hiệp. Ông đã giúp một phụ nữ Do Thái trốn khỏi Đức bằng hộ chiếu giả sang nước trung lập hay thuyết phục thành phố Halle đầu hàng Mĩ trong WW2
Sau chiến tranh, Luckner sống một cuộc đời khá là sóng gió với đủ thứ cáo buộc từ cái đời tám hoánh nào mặc dù có lẽ ông không bao giờ dính vào hay có tội.