Tại sao Việt Nam trông có vẻ giàu hơn Philippines vậy nhỉ?

Việt nam không phải trông có vẻ giàu hơn Philippines, mà Việt nam trông đỡ nghèo hơn, đỡ vô tổ chức hơn, đỡ bẩn hơn. Tôi nghĩ có 2 nguyên nhân chính để giải thích cho sự khác biệt này: Chủ nghĩa xã hội và công nghiệp hóa.

Đây là Tondo (Hình 1) – khu nhà ổ chuột lớn nhất tại vùng đô thị Manila, chính phủ Philippin ước tính có khoảng 600,000 người sống tại đây. Tại Manila khoảng 3-4 triệu dân phải sống tại các khu ổ chuột và các khu nhà ma trái phép (squatters). Đây chính là hậu quả của việc bùng nổ dân số quá nhanh trong quá khứ, cộng với tình trạng thất nghiệp cao và thiếu quy hoạch.

Còn đây là bức ảnh chụp khu cư trú trái phép lớn nhất thủ đô Hà Nội, nằm ở địa phận ngoại ô quận Long Biên. Có khoảng 30 gia đình đang sống tại khu ổ chuột này.(Hình 2)

Ngạc nhiên chưa, họ có cả máy lạnh nữa đó. (Hình 3)

Hầu hết các khu ổ chuột của Việt Nam đều nằm ở Hồ Chí Minh. Thành phố này ước tính có khoảng 20,000 hộ dân tương đương với khoảng hơn 100,000 người đang cư trú tại các khu ổ chuột và khu cư trú trái phép. Chính quyền thành phố vẫn đang nỗ lực đưa toàn bộ những hộ này đến những nơi có điều kiện sinh sống tốt hơn vào năm 2030. Cùng làm một phép tính so sánh nho nhỏ qua các số liệu mà tôi dẫn chứng, thì số khu ổ chuột ở Philippin nhiều hơn gấp 40 lần so với Việt nam.

1/ Chủ nghĩa xã hội

Không thể đánh giá rằng những người sống tại khu ổ chuột của Việt Nam sống tốt hơn những người sống tại khu ổ chuột ở Philippin. Nhưng vấn đề ở chỗ chính quyền vẫn luôn nỗ lực GIÚP ĐỠ họ bằng nhiều cách. Ví dụ như cho những gia đình đó tiếp cận với hệ thống chăm sóc y tế tốt hơn, thuyết phục đưa con em của họ đến trường và miễn giảm học phí. Các thành phố ở Việt Nam có nhiều góc xấu xí với các căn nhà diện tích chật hẹp nằm ven các kênh rạch bẩn thỉu, nhưng chính phủ chưa bao giờ ngừng cải thiện đời sống của họ.

Nhà nước chưa bao giờ lãng quên người nghèo và tầng lớp nhân dân lao động. Đó chính là CNXH. Sẽ thật mỉa mai nếu nói rằng những người sống tại khu ổ chuột của Việt Nam kiếm đủ tiền để nuôi gia đình của họ, chỉ là họ không đủ kinh tế để thuê một nơi sống có điều kiện tốt hơn hoặc gần chỗ họ làm việc. Điều này khác xa với cái nghèo đói ở Philippin.

Qua năm 2019 vừa qua, chính phủ và đảng Việt Nam đã đạt được:

  • Cấp BHYT được chi trả 100% viện phí cho 1,3 triệu hộ nghèo và 70% viện phí cho 1,3 triệu hộ cận nghèo. 540,000 học sinh nghèo được cấp gạo hàng tháng, nhà nước cũng chi hơn 1,800 tỉ VNĐ để hộ trợ thực phẩm cho học sinh ở các khu vực cực kỳ khó khăn.
  • Cũng trong năm 2019, 1,9 triệu hộ gia đình đã nhận được các khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội. Tạo hơn 267,000 việc làm, trong đó bao gồm 7,000 việc làm ở nước ngoài. Xây dựng 1,2 triệu hệ thống nước sạch và các cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng khác. Ngoài ra Việt Nam còn xây hơn 19,000 ngôi nhà dành cho các đối tượng chính sách.
  • Để đẩy lùi nghèo đói, năm ngoái chính phủ đã chi ngân sách ước tính khoảng 12,577 tỷ VNĐ dành cho người nghèo. Vậy chính phủ Philippin thì sao? Họ đã làm được những gì?

Thậm chí nhà nước còn cố gắng giúp đỡ họ nhiều hơn vậy nữa. Điển hình như cách xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp và công nghiệp hóa. Hay cung cấp số lượng việc làm lớn, đủ cho nhiều người. Chính nhờ những điều này mà mọi người đều có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình, biến những người thất nghiệp thành công nhân. Đó là lý do tại sao tỷ lệ hộ nghèo tại Việt Nam đến cuối năm 2019 chỉ còn khá thấp, khoảng 4%.

2/ Công nghiệp hóa

Vào năm 2020, Việt Nam đã giành 97,800 ha đất cho 355 khu công nghiệp. Tỷ lệ sử dụng đất trung bình trên toàn quốc đạt 75,7%. Hơn 50% khu công nghiệp tại thủ đô Hà Nội đã được hoàn thành. Chỉ riêng tài nguyên đất cho công nghiệp ở thành phố thủ đô Hà Nội dự kiến sẽ tăng từ 2000ha lên 3500ha vào năm 2025. Đó cũng là dự kiến chung cho mọi khu vực trong nước, ngoại trừ các tỉnh vùng đông bắc.

75 khu công nghiệp khác với tổng diện tích lên tới 29,200 ha cũng đang được xây dựng. Trong khi đó 19 khu kinh tế ven biển, 40,000 ha đất đang được cho thuê để kinh doanh và xây dựng nhà máy. Việc này không chỉ tạo việc làm cho hàng triệu công nhân mà còn góp phần nuôi sống nhiều người khác bằng việc cho thuê nhà và các hoạt động kinh doanh khác. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Việt Nam là nước xuất khẩu đứng thứ 2 trong khu vực.

Việt Nam dành 59% điện cho công nghiệp và thương mại trong năm 2018.Tổng sản lượng phát điện và mua điện ở mức 212,3 tỷ Kwh. So sánh một chút, Philippines cũng tiêu tốn khoảng 52% tổng sản lượng điện cho công thương nghiệp, song mức mua điện của Phil chỉ chỉ bằng một nửa của Việt Nam – 99 tỷ kWh. Tôi lấy các số liệu này từ dữ liệu của EVN và DOE.

Giai cấp công nhân ở Việt Nam không giàu, nhất là khi chúng ta áp dụng tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển. Nhưng nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam là thật và không có gì phải nghi ngờ về điều này.

Tôi có vài câu hỏi cho người Philippinese, việc Philippinese sở hữu các tòa nhà kính cao tầng không đồng nghĩa với việc nước bạn giàu có. Những quận mà bạn cố gắng dẫn chứng cho tôi chỉ là những nơi mà tầng lớp thượng lưu và trung lưu sinh sống. Vậy thực chất có bao nhiêu người sinh sống và làm việc trong đó, 5 hay 10 triệu người.

Người dân KHÔNG CẦN NHÀ CAO TẦNG, họ cần việc làm, và công việc đó phải đủ dể nuôi sống bản thân và gia đình họ. Philippines không phải là một nước nghèo mà là một nền kinh tế lớn ở châu Á. Nhưng nền kinh tế của Philippines rất phụ thuộc vào ngành dịch vụ và không có thành tựu công nghiệp.

Tại sao người Philippines lại rời bỏ các quận giàu có như Makati, Muntinlupa, Malabon, hay Mandaluyong? Bởi vì chỉ có 2 triệu người có thể sống ở đó. Và nó chỉ chiếm khoảng 2% dân số Philippines.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *