Tại sao Tử Cấm Thành lại có tên là Tử Cấm Thành?

Như chúng ta đã biết, tên thật của Tử Cấm Thành là “Tử Cấm Thành”, ba từ này nghe có vẻ khá “sang” nhưng rất nhiều người đều không biết dụng ý của Hoàng đế khi đặt cái tên này, đặc biệt là chữ “Tử”. Cần biết rằng, trong cả Tử Cấm Thành đa phần là màu đỏ và màu vàng, nếu theo lí đó thì phải đặt là “Hồng Cấm Thành” hoặc là “Hoàng Cấm Thành” mới phải chứ!

Về việc giải nghĩa chữ “Tử”, tôi đã nghe đủ thứ lí do kì lạ, có người nói Hoàng đế là người “cuồng màu tím”, lại có người bảo rằng Hoàng đế thích tiên nữ áo tím. Nực cười hơn nữa, còn có người nói Hoàng đế thích ăn khoai tím.

Thực ra, “Tử” trong Tử Cấm Thành không liên quan nhiều đến màu sắc, tên gọi của nó bắt nguồn từ một “sở thích” của hoàng đế. “Sở thích” này là niềm yêu thích của hầu hết các hoàng đế — đều yêu “C vị” (vị trí trung tâm), đều cuồng “C vị”, ví dụ như ngai vàng phải đặt ở trung tâm, đương nhiên là nơi ở cũng phải ở trung tâm rồi.

Lẽ nào “tử” đồng nghĩa với trung tâm? Điều này thì phải bắt đầu từ sự hiểu biết của người xưa về các vì sao. Vào thời đại chưa có các công cụ thiên văn hiện đại, người xưa luôn có một sự “tôn thờ” không thể giải thích được đối với các vì sao trên đầu, họ tin rằng các vị thần sống ở trên trời. Sau nhiều năm quan sát, họ đã tổng hợp một số ngôi sao thành ba nhóm (Tử Vi, Thiên Thị, Thái Vi), cũng tức là ba khu vực trên trời mà trong đó “nhóm Tử Vi” nằm ở vị trí trung tâm nhất, đây là nơi ở của Thiên đế, được gọi là “Tử Cung”. (Cung điện màu tím)

Thiên Đế sống ở “Tử Cung” mà hoàng đế ở nhân gian là “thiên tử”, dù không thể bay lên trời để sống với cha mình nhưng ở nhân gian cũng phải sống ở “Tử Cung”, ít ra thì cái tên cũng phải giống. Vì vậy, từ thời Đông Hán, hoàng cung có tên mới là “Tử Cung”, thời Nam triều được gọi là “Tử Cấm”, còn hoàng cung ở Bắc Kinh lúc mới được xây dựng chỉ được gọi là “Hoàng thành”, đến thời Vạn Lịch mới được gọi là “Tử Cấm Thành”.

Về chữ “Cấm” ở trong Tử Cấm Thành, ngụ ý là nơi đây là cấm địa hoàng gia, những loại người hỗn tạp ở bên ngoài không được phép vào trong. Theo “Đại Minh hội điển” có quy định: “Nếu vào cổng cung mà không được phép, phạt 60 trượng, tù một năm; ai vào cổng cung mà mang lưỡi dao một tấc, treo cổ”.

Vì vậy, cái tên “Tử Cấm Thành” này giống như một màn “mô phỏng”, các vị hoàng đế đều bắt chước nơi ở “Tử Cung” của Thiên đế để đặt tên, sau đó lại làm cho nó tỏ ra huyền bí. Nói trắng ra, họ đều đang tìm kiếm “cảm giác an toàn”, hy vọng ông Trời trao quyền và phù hộ cho hoàng vị của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *