Tại sao trường học lại phạt học sinh trong các cuộc gây gổ dù cho chúng chỉ đang tự cố bảo vệ mình?

Có phải mọi người thực sự mong rằng học sinh sẽ để mình bị đánh và có thể bị thương nghiêm trọng thay vì tự bảo vệ bản thân?

A: Meghan Hibicke

===

Vâng, đúng là trường học mong rằng học sinh sẽ chịu đựng và để bị đánh. Vì điều này có lợi hơn cho trường học. Tuy nhiên, trường học cùng với các chính sách “không ngoan nhượng” được biết đến như hệ thống camera lắp ở khắp mọi nơi, quy định chống bắt nạt mà học sinh buộc phải tuân thủ,.. do đó luôn có cách để học sinh tự bảo vệ mình.

  • Học sinh tường trình vụ bắt nạt với giáo viên giám sát, nói rõ tên họ (và ghi nhớ thời gian, địa điểm của vụ việc).
  • Giáo viên chắc chắn sẽ không làm gì cả, để học sinh có thêm một cơ hội nữa để tường trình với ban quản lý nhà trường, nói rõ tên của kẻ bắt nạt/đám bắt nạt, xác định thời gian và địa điểm cụ thể. Đồng thời cũng khẳng định thêm một lần, rằng mình đã từng tường trình vụ việc này với giáo viên – người chẳng làm gì cả.
  • Ban quản lý nhà trường cũng chắc chắn không có động thái gì, nhờ vậy mà học sinh có thể về nhà và mách với bố mẹ chúng rằng mình bị bắt nạt ở trường. Bắt đầu với tên chính xác của kẻ bắt nạt/đám bắt nạt, thời gian và địa điểm cụ thể, rồi (các) giáo viên và hội đồng đã nắm được tình hình và méo làm gì cả.
  • Phụ huynh tìm gặp giáo viên và ban quản lý nhà trường, họ nói “ Nhìn xem, mọi người thường bảo “trường là nhà”, mà con tôi đang bị thương trong khi đang ở chính ngôi nhà của nó đấy, nó bị đánh vào ngày này nè, giờ này nè, ở địa điểm này nè. Nó còn báo cáo vụ việc cho các thầy các cô một cách chi tiết, nhưng sao thầy cô lại nhắm mắt làm ngơ? Vì các ngài không muốn bảo vệ thằng bé/con bé, nên để dễ dàng hơn tôi đã cho phép thằng bé/con bé tự bảo vệ nó. Chính sự thiếu kiểm soát của các ngài là nguyên nhân khiến mọi chuyện nên cơ sự này”.
  • Ban quản lý sẽ nói vài câu nhảm nhí đại loại như, “Oh, chúng tôi thật tiếc vì sự việc đã rồi, nhưng có vẻ như con bạn đã trình bày sai chi tiết vụ việc, chúng tôi sẽ xem xét lại các đoạn băng ghi hình để chắc rằng chuyện gì đã xảy ra”. Và phụ huynh sẽ đáp “Tuyệt vời, đáng ra các ngài nên làm điều này từ khi con tôi đã tường trình rằng mình bị thương vào ngày xx, liên quan đến vụ việc xảy ra vào ngày xx, địa điểm xx mới đúng. Nhưng được rồi, không sao cả. Chỉ cần ký vào tờ đơn này rồi tôi sẽ rời đi, để biết cả tôi và bạn đều đồng ý rằng con tôi có quyền không bị tổn thương ở ngôi trường này”.

Rõ ràng quy trình này chỉ hoạt động tốt nhất trong trường hợp nếu đứa trẻ bị bắt nạt có khả năng tự bảo vệ mình. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên cho con đi học một số khóa học tự vệ/đánh nhau. Dưới đây là hình ảnh của mới gần đây. Đó là khoảng tháng 12 của năm lớp 7 và thằng bé đã có một năm khá chật vật. Nó bị bắt nạt một cách thậm tệ ở trường, một ngày nọ thằng bé quay về với một vết bầm tím lớn ở trên mặt (vùng được khoanh đỏ, chỉ vài giờ sau đó).

Ngày hôm sau tôi đăng ký ngay cho con vào trung tâm võ thuật Mid City| New Orleans. Sau đó vào tháng 1, con trai tôi đã đánh nhau với đứa bắt nạt và bị đình chỉ học một ngày. Hai ngày sau, nó bị xô xuống nhà vệ sinh bởi cùng kẻ bắt nạt hôm trước, cộng thêm 4 đứa a dua nữa (1 đứa trong số đó quay phim lại vụ đánh nhau). Con tôi đã thắng dù 1 chọi 4 với không một vết xước nhỏ, thuận lợi là thằng bé chỉ bị quay phim lại bởi camera của một thằng xu nịnh nên không phải chịu bất kỳ hình thức kỷ luật nào cả. Nó đã không còn trở về nhà với vết bầm tím hay vết thương thêm một lần nào nữa, dù những đứa trẻ kia kiếm cớ tái đấu rất nhiều lần từ lớp 8. Cứ sau vài tuần, hình nộm lại bật vào, nhún nhảy một cách nhịp nhàng và con trai tôi sẽ đánh bật nó ra xa bằng những cú đá cho tới khi nào nghỉ tập. Tôi chưa bao giờ nghe thấy “tiếng peep” từ trường học kể từ hồi đó – con trai tôi đã kể tôi nghe về những đối thủ kỳ lạ này vào mùa xuân năm ngoái. Thằng bé cười và bảo, “Đó còn không phải là một cuộc chiến thực sự, mấy đứa đó thậm chí còn không chạm được vào con”.

**UPDATE 8/23/2019**

Câu trả lời này có vẻ thực sự đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tôi đã cố gắng tiếp tục xem các bình luận và nhận thấy một chủ đề rất thú vị liên quan đến việc có nên đánh phụ nữ hay không nếu họ đánh bạn trước, nên đối xử vời phụ nữ và con gái như thế nào, liệu phụ nữ có xứng đáng với những gì họ có được (hay sẽ nhận được những gì họ xứng đáng), và những tuyên bố khá thú vị được đưa ra bởi cánh mày râu cùng với sự tực giận, là nạn nhân bị đối xử tàn nhẫn bởi những người phụ nữ xấu xa.

Tôi không nghĩ rằng chủ đề này đặc biệt phù hợp với câu hỏi của OP, hoặc câu trả lời của tôi, nên tôi sẽ để lại câu hỏi này và sẽ chỉ xóa các bình luận nếu chúng đe dọa hoặc xúc phạm cá nhân tôi hoặc người tham gia khác. Theo các ghi chép, tôi nghĩ rằng:

  • Dùng bạo lực để chống lại bạo lực, nhưng không phải lúc nào nó cũng là một lựa chọn tốt nhất.
  • Trước khi sử dụng bạo lực, một người phải xác định xem mối đe dọa này có ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe hay lòng tự tôn của một người hay không.
  • Bạo lực là một câu “trả lời” thích hợp lại các mối đe dọa về tính mạng hoặc sức khỏe của một người, chứ không phải đe dọa đến lòng tự tôn của bạn.
  • Nếu như ai đó nhỏ hơn, yếu hơn sử dụng bạo lực với bạn, rõ ràng điều này đe dọa đến lòng tự tôn của bạn chứ không phải là sức khỏe hay tính mạng.
  • Chỉ có kẻ hèn nhát mới bắt nạt kẻ yếu.
  • Nếu những kẻ hèn nhát có vũ khí, bạn cần tìm cách tự sinh tồn

**UPDATE 10/25/2019**

Một ngày khác, khi lái xe về nhà, tôi dành một chút thời gian chờ đèn đỏ đằng sau một chiếc xe buýt chở toàn học sinh cấp hai, một cậu bé ngồi đằng sau đang liên tục phải lãnh nhưng cú đánh của những đứa vây quanh nó (ba cô gái, một đám con trai). Chúng dồn thằng bé vào góc và đánh nó từ trên cao (chúng đứng ở ghế phía trước mặt thằng bé) và bên cạnh (đứng ở lối đi). Năm đứa trẻ không thể cùng đánh một lúc vì không gian khá chật, nên chúng thay phiên nhau, nhưng không bao giờ có ít hơn 3 đứa lao vào đánh thằng bé cùng một lần. Đứa bé tội nghiệp chỉ biết dùng tay ôm đầu bảo vệ mình, rõ ràng là nó không thể đánh trả. Tôi bấm còi và cố gắng để bọn trẻ chú ý và dừng lại, nhưng chúng lờ tôi đi, vì vậy tôi đi theo xe buýt.

Biết gì không, xe rẽ xuống đường nhà tôi. Lúc nó dừng lại, tôi đã đậu ngay xe ở công viên và chạy đến bên xe buýt, tôi hoảng hốt nói với người lái xe về cảnh bạo lực mà anh ta không buồn chú ý đến. Anh ta tỏ ra ngạc nhiên như thể anh ta bận nhìn đường nên không thể thấy sự việc đó xảy ra, anh ta phản ứng kiểu: “ồ, vâng, tôi sẽ chú ý tới việc này”. Còn tôi kiểu “Bà lại chắc chắn mày sẽ làm lắm cơ, bạn iêu”.

Lần sau tôi thấy chiếc xe buýt đó tôi sẽ rình và kiểm tra đồng phục của những đứa trẻ trên xe để tôi có thể báo với trường của chúng. Tôi hy vọng họ quan tâm nhiều một chút, ít nhất là hơn những gì tài xế đã làm, nhưng thật lòng mà nói sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu đó là trường cũ của con tôi. Nếu thật thì con trai tôi chắc chắn sẽ không lấy làm lạ gì khi đứa trẻ tội nghiệp đó bị bắt nạt, còn người lớn không-làm-gì-cả.

Và đây là lý do tại sao tôi nói “chính sách không khoan nhượng” là nhảm nhí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *