Câu trả lời mặc định mà người Mỹ dùng để giải thích cho thất bại tại Triều Tiên thường được nhai đi nhai lại và hiếm khi bị nghi ngờ là: “Bọn Tàu chơi biển người!!!”
Lời biện minh trên đặc biệt hài hước khi bạn nhớ lại rằng chỉ gần chục năm trước đó, người Mỹ đã chặn đứng thành công mọi cuộc tấn công Banzai cảm tử của một kẻ thù Đông Á khác.
Tấn công Banzai chính xác cũng là một kiểu chiến thuật biển người, đơn thuần là một đám cảm tử quân lao đầu vào súng máy. Nó vô hại với quân đội Hoa Kỳ.
Thế nếu người Mỹ chặn được mọi cuộc tấn công Banzai ở Thái Bình Dương, thường là trong rừng rậm và vào ban đêm, thì tại sao họ không tái hiện được điều tương tự ở Triều Tiên? Phải chăng là vì quân Trung Quốc đông hơn quân Nhật? Lí do mà chúng ta đang tìm kiếm đây sao? Liệu người Trung Quốc có khả năng diệu kỳ nào để nhét thêm nhiều lính hơn trên mỗi mét vuông đất.
Hay biển người không phải chiến thuật đơn thuần duy nhất mà Hồng quân Trung Quốc áp dụng?!
Tôi biết, không thể tưởng tượng nỗi. Tướng lĩnh Trung Quốc thật sự có ý thức chiến thuật ở một mức nào đó, dù không so bì được với các thiên tài quân sự Hoa Kỳ.
Xem qua chút dữ liệu: https://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Chosin_Reservoir
Hồng quân Trung Quốc (PLA) đông gấp bốn lần Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (USMC). Điều này nghe có vẻ tệ, nhưng thực ra lại khá thuận lợi cho người Mỹ nhờ ưu thế hỏa lực áp đảo và thế phòng thủ thường trực.
Thương vong trong chiến đấu (theo dữ liệu riêng của mỗi bên) là 10.500 với USMC và 19.200 với PLA. Vậy, tỉ lệ kill-death với người Mỹ là 2:1. Không tồi, nhưng cũng khó nói lên điều gì ý nghĩa nếu ta mặc định người Trung Quốc chỉ quăng mình vào họng súng máy và pháo binh cả ngày.
Ngay cả khi sử dụng số liệu từ Hoa Kỳ cho thương vong của Trung Quốc, tỷ lệ kill-death cũng chỉ là 3:1 cho người Mỹ. Một lần nữa, không phải những gì mà người ta quá mong đợi khi đối đầu với một đội quân vô tư ném mình vào họng súng máy.
À, Hồng quân Trung Quốc còn hạ được 15 xe tăng… dù thiếu xe tăng cũng như vũ khí chống tăng hữu hiệu. Chắc là quân Trung Quốc “lấy thịt đè xe tăng” nhỉ?
——–
Ok, bỏ qua thiên kiến trên, giờ ta cùng tìm hiểu xem làm thế nào Hồng quân Trung Quốc đẩy lùi được Liên hợp quốc ở Triều Tiên dù thua thiệt hỏa lực hoàn toàn.
Không có nhiều bài viết tiếng Anh tốt về chủ đề này. Chiến tranh Triều Tiên ít được người Mỹ quan tâm, họ hay chú ý meme “tỷ người Trung Quốc ngập tràn nước Mỹ” hơn.
Thứ tốt nhất tôi tìm được là từ nhà sử học Blevin Alexander:
Người Trung Quốc cố gắng xâm nhập vị trí kẻ địch hòng cắm các rào chắn trên đường tiếp tế, với hi vọng ép kẻ địch phải rút lui để lấy lại liên lạc hậu phương. Nếu lực lượng Liên Hợp Quốc giữ nguyên vị trí, các rào chắn vẫn hữu ích trong việc cắt đứt đường tiếp tế và đường máu thoát hiểm.
Mỗi khi xâm nhập và uy hiếp các vị trí tiền tuyến, quân Trung Quốc di chuyển chủ yếu vào ban đêm để tránh không kích và giảm khả năng quan sát trên không của quân Liên Hợp Quốc. Mỗi đợt tấn công, họ cố gắng cô lập các tiền đồn riêng lẻ, thường là các trung đội, bằng cách vừa đánh trực diện vừa đánh tạt sườn. Mục đích là để đánh bại các lực lượng cụ thể nhờ giành ưu thế cục bộ. Kể cả không hủy diệt được vị trí của kẻ địch, họ hi vọng sẽ khiến kẻ địch phải thoái lui. Khi chiến thuật thất bại, họ vẫn cố tiến càng sát kẻ địch càng tốt. Như vậy, vào ban ngày, không quân Hoa Kỳ sẽ không thể rải bom vì sợ rải nhầm quân mình.
Chiến thuật kiểu này chắc chắn đánh đổi rất nhiều thương vong. Bất cứ khi nào giao chiến ở khoảng cách gần, chắc chắn sẽ mất nhiều lính và cũng (hy vọng) giết được nhiều kẻ địch. Nhưng với sự cân bằng về hỏa lực, chiến thuật xâm nhập là một lựa chọn tuyệt vời.
Tóm lại,
Người Trung Quốc có thể đẩy lực lượng Liên Hợp Quốc ra khỏi Triều Tiên thông qua các chiến thuật xâm nhập và cận chiến, chứ không phải chỉ nhờ “biển người”. Nếu biển người hiệu quả tới vậy, thì người Nhật đã chẳng bại trận với kiểu đánh Banzai.
Theo: Khám Phá Thế Giới