TẠI SAO TRÍ THÔNG MINH LẠI QUAN TRỌNG TRONG CUỘC SỐNG?

A: Cem Onur – Tôi được sinh ra, Tôi vẫn đang sống, Tôi một ngày nào đó sẽ chết.

(Hình minh họa)

– Khoa Học: Trời Đẹp VL

– Mạng Xã Hội: Trời đang mưa! Ông xạo tôi à ba, tôi thấy rõ mọi thứ ở đây đấy nhé.

Nếu không có trí thông minh cơ bản, bạn sẽ không nhận ra mình đang nhìn qua một cái lỗ nhỏ và tin một cách đơn giản rằng, bất cứ điều gì ta thấy là tất cả những gì ngoài kia.

______________________

Wayne phản hồi:

Trớ trêu thay, đây chính là cách hoạt động của khoa học hàn lâm hiện đại.

  • Khủng hoảng mô phỏng – Wikipedia.

Cuộc khủng hoảng mô phỏng (còn gọi là cuộc khủng hoảng khả năng tái tạo lại và cuộc khủng hoảng khả năng tái thực nghiệm) là khủng hoảng phương pháp luận và thực nghiệm đang xảy ra, trong đó người ta thấy rằng nhiều nghiên cứu khoa học rất khó hoặc không thể tái tạo hoặc tái thực nghiệm. *(T/N: đây là phần quote trong link của Op ở Wikipedia)

  • 1.500 nhà khoa học vạch trần khả năng tái tạo của các thí nghiệm khoa học – https://www.nature.com/articles/533452a
  • Nghiên cứu cho thấy, các kết quả nghiên cứu sai được trích dẫn nhiều so với những nghiên cứu vững chắc – 

Hiện tại chúng ta có quá nhiều tên ngu ngốc đang làm việc trong STEM (T/N: Science, Technology, Engineering, Mathematics – Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Đặc biệt ở các ngành nhẹ nhàng hơn như sinh học và y học, hiếm có những cá nhân có nền tảng vững chắc về toán học và chặt chẽ về thống kê hỗ trợ công trình của họ.

___________

Cem Onur phản hồi phản hồi của Wayne:

Queoooooo, ông bạn vừa mới chứng minh luận điểm của tôi luôn đó 

Thứ ông bạn vừa nhắc không phải “thực sự” là cách hoạt động của khoa học. Những gì ông đang trích dẫn là cách doanh nghiệp xuất bản báo học thuật/khoa học đang hoạt động, và cách nó chi phối lĩnh vực nào được tài trợ và nghiên cứu nào được “chấp nhận” và những catch22 của mấy thứ chết tiệt đó… Khoa học vẫn hoạt động y thế thôi. Vấn đề nằm ở chỗ ngân sách và tài trợ mới làm mọi thứ rối tung lên đấy – và chính thứ này mới là thứ khoa học đang thèm khát trong tuyệt vọng.

Và nếu ông muốn tìm hiểu xem chúng ta làm sao mà dẫn tới kết cục hỗn loạn như thế này – thì nó chả liên quan gì đến khoa học cả, mọi thứ thật ra liên quan đến… (cứ tự nhiên điền vào chỗ trống).

Link: Việc kinh doanh những xuất bản khoa học mang lại lợi nhuận khổng lồ, có gây hại cho khoa học không? – 

_________________

(T/N: Catch22: tình huống nghịch lý mà cá nhân không thể thoát ra vì các quy tắc hoặc hạn chế nào đó. Một ví dụ khác cho catch22 dễ hiểu hơn: Tui không vào gym vì tui tự ti về thân hình của mình. Tui tự ti về thân hình của mình vì tui không vào gym tập được )

Theo: Lucas Huynh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *