Tại sao thế hệ chúng ta không hạnh phúc?

A: Deepak Mehta, 26 năm trên hành tinh này, hy vọng có vài bài học để chia sẻ.

Hậu quả ngoài ý muốn của việc lớn lên trong giai đoạn những tiến bộ kỹ thuật to lớn là thế hệ millennial (người sinh giữa những năm 80 đến giữa những năm 90) quá thiếu kiên nhẫn.

Tyler Durden (Fight Club, 1999) hai thập kỉ trước đã nói:

|| Chúng ta là đứa con giữa của lịch sử. Không có mục đích hay nơi chốn. Chúng ta không có Cuộc chiến vĩ đại. Không có Đại khủng hoảng. Cuộc chiến vĩ đại của chúng ta là một cuộc chiến trong tâm hồn… Cuộc Đại Khủng Hoảng của chúng ta là chính cuộc sống của chúng ta.||

Thế hệ hiện tại thật sự là “đứa con giữa”. Được sinh ra trong quá trình chuyển đổi.

Khi tôi chào đời, sở hữu một đài phát thanh trong một ngôi làng nông thôn Ấn Độ là một sự xa xỉ. Sau đó tivi xuất hiện. Mỗi ngôi làng đều có một nhà có đủ khả năng sở hữu một cái. Và nơi đó sẽ trở thành nơi tập trung hàng ngày của một gia đình nhà quê nhiều thế hệ. Những đứa trẻ con, với đôi mắt dán mắt vào màn hình ma thuật, các bà nội trợ phải nghỉ một vài giờ đồng hồ ‘xứng đáng’, các ông, quan tâm đến các vấn đề chính trị và thể thao hơn là xem truyền hình, và những người lớn tuổi với những cái điều thuốc cày, tụ tập với nhau, xem Mahabharata (Note: một bộ thiên sử thi truyền hình nhiều tập của Ấn Độ).

Khi tôi 5 tuổi, nhà tôi dọn đồ và chuyển tới một thành phố mới, xa hơn cả ngàn cây số, vùng đất nơi mà mọi người nói thứ ngôn ngữ “lạ” gọi là Marathi. Tôi cảm thấy sợ nơi chúng tôi sắp đến, nhưng sự hoảng sợ nhanh chóng biến thành bồn chồn khi bố nói với tôi rằng ông ấy sẽ mua một bộ tivi khi chúng tôi định chỗ ở, và trong một thành phố lớn như Pune, không chỉ là một, mà còn gần một chục kênh. Cuộc sống chưa bao giờ tốt hơn thế!

Một thập kỉ rưỡi nhanh chóng trôi qua, và những “máy tính cầm tay” xuất hiện trên thị trường. Điện thoại thông minh nhỏ nhắn mạnh mẽ như máy tính – tích hợp máy ảnh, máy nghe nhạc, trình phát video và trình duyệt. Mọi thứ đều có thể truy cập chỉ bằng một nút bấm, bao gồm cả việc lén lút nhìn vào cuộc sống của những người bạn ảo của bạn thông qua một cái gì đó được gọi là “mạng xã hội”. Lúc đầu, nó thật tuyệt vời. Bạn có thể giữ liên lạc với bạn bè mà không phải trả phí điện thoại quá đắt. Bạn có thể kết bạn với những người sẽ không bao giờ gặp trong cuộc sống thực.

Chỉ vài năm sau đó, các mạng xã hội mọc ra nhanh hơn đám thỏ nuốt Viagra. Liền sau đó là những trang web phục vụ sở thích âm nhạc của bạn, chia sẻ hình ảnh, tạo mạng lưới công việc, để bạn vô tư thả đống sh!t của mình trên internet để truyền lại cho hậu thế. Và ở mọi nơi, bạn có thể thấy người ta được thăng tiến, họ tận hưởng kỳ nghỉ sang trọng trên một hòn đảo tuyệt đẹp, họ mua những chiếc xe sang trọng, họ ăn ở những nhà hàng đắt tiền.

Và đó là khi những bất an và ghen tị ngủ quên bắt đầu nổi lên.

Trở lại một chút, cái thời tôi lần đầu tiên phát hiện ra niềm vui của việc có thể tự chọn kênh để xem. Đó là quãng thời gian khá khó khăn của bố mẹ tôi. Bố tôi thu nhập 5.000 rupi mỗi tháng. Và ông có một đứa nhóc và một đứa trẻ mới biết đi cần chăm sóc. Và may mắn muốn thử thách long can đảm của ông, ông mắc bệnh Lao, mà vào năm 1995, là một căn bệnh chết người. Lúc đó, bố tôi dậy vào 4 giờ sang mỗi ngày để tập huấn quân đội, trở về nhà ăn sang thật nhanh, trở lại làm nhiệm vụ lúc 9 giờ, sau đó đến bệnh viện điều trị, rồi về nhà với một 5 tuổi ngu ngơ và một đứa trẻ 1 tuổi khóc rống. Một tháng ổn thỏa là tháng mà tiền còn đến ngày 20.

18 năm sau, tôi đến Mumbai làm công việc đầu tiên. Sau vài tháng, bố tôi bảo tôi để dành một phần để trả tiền học phí đại học của em gái tôi. Tôi nhớ tôi đã đồng ý, nhưng cảm thấy tức giận bên trong. “Cả đời tôi đã dành để học và làm việc điên cuồng để có một cong việc tốt. Chẳng phải bây giờ là thời gian hưởng thụ sao mà tôi còn vướng phải điều này? “Tôi đã tức giận bởi vì tôi lên kế hoạch đi du lịch nước ngoài, nhưng học phí của em gái sẽ làm cho tôi chậm hẳn một năm tiết kiệm trong kế hoạch . Rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp của tôi đã đi đến đó. Rốt cuộc, khoản tiền lương rủng rỉnh đầu tiên luôn có một cám dỗ nhất định.

Tôi rời khỏi nhà vào khoảng 10 giờ vào ban đêm và tìm chỗ ngồi tại quán rượu gần nhất. Sau vài giờ uống rượu một mình để “dìm chết nỗi đau”, tôi giật mình nhận ra. Sự ích kỷ to lớn của tôi. Sự ác độc khốn nạn của tôi.

Đây là một người đàn ông đã dồn hết cả quãng đời trưởng thành của mình cho tôi. Ông đã hi sinh thân thể mình, ước mơ của mình và ba thập niên của đời mình. Ông đảm bảo rằng tôi đã nhận được nền giáo dục tốt nhất, dù thật đắt tiền. Tôi chợt nhớ lại một khoảnh khắc trong năm cuối khi tôi học kĩ sư và đột ngột hỏi xin ông 20 nghìn rupi để đi ăn cùng bạn bè khi đăng kí thành công một suất MBA. Ông ấy đã đồng ý một cách vui vẻ (Hoặc ít nhất tôi đã cảm thấy ông như thế, tôi đã quá hào hứng vào thời điểm đó). Lúc này, giữa đêm khuya, ngồi trong một quán rượu tối, với phân nửa giác quan đã mờ đi, tôi nhận ra rằng có một khoảng lặng nhỏ trước khi ông nói, “Được thôi. Bố sẽ chuyển vào ngày mai. Hãy vui vẻ đi, con đã giành được nó!”

Tôi chưa bao giờ cảm thấy ghê tởm bản thân đến vậy. Tôi trả tiền và trở về nhà. Tôi châm một vài điếu thuốc và cố kiểm soát bản thân không trào nước mắt. Ở đây, một ngày làm việc của tôi hơn tiền lương của bố một tháng. Và tôi đã rên rỉ về trách nhiệm, dưới ảnh hưởng của những nhận thức sai lầm về thứ quyền lợi mà tôi chưa bao giờ thật sự có được.Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi cảm thấy mình không thể kiểm soát được tình hình, tâm trí tôi sẽ trở lại cái đêm điên rồ và đầy biến cố này. 

Bằng trải nghiệm cá nhân, tôi nhận ra rằng lý do đằng sau sự thống khổ mà thế hệ thời nay cảm thấy, rằng thật ra chúng ta đã không thực sự trải qua nó. Nỗi buồn của chúng ta không phải là tuyệt đối. Những rào cản của chúng ta không có thực mà chỉ đơn giản là sự bấp bênh đôi chút mà thôi. Hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào người khác. Chúng ta không vui vì những người khác đang làm tốt hơn mình rất nhiều. Công nghệ, là một thuận lợi cũng là một lời nguyền. Nó mang chúng ta đến gần nhau hơn, nhưng cũng làm tăng phạm vi so sánh của bản thân. Trước đó, mỗi thị trấn/ thành phố đều có một gia-đình-siêu-giàu-có-nọ. Bạn nhìn quanh và thấy rằng họ là một ngoại lệ. Nhưng bây giờ, cùng một cộng đồng đó đã trở nên toàn cầu hóa, và truyền thông thì không ngừng hủy hoại sự hài lòng của chúng ta bằng cách liên tục tập trung vào 1% đặc biệt đó mà chúng ta không phải là một phần của nó. Dường như “tất cả mọi người” đều thành công trong khi thực tế lại khác biệt hoàn toàn. 

Từ khoảnh khắc bạn quyết định ngăn mình trước dòng thác lũ của các tin tức như vậy, ngay lập tức bạn bắt đầu so sánh cuộc sống hiện tại với quá khứ của mình, giây phút bạn dừng lại để đánh giá trái ngọt mà bạn đang gặt hái được từ những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra và vai trò của rất nhiều người khác (đặc biệt là gia đình bạn) đã góp phần vào nó, và bạn sẽ thấy hài lòng thực sự.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *