A: Rahul Ranganath, cử nhân kỹ thuật Đại học PES (2020)
============
(Trans – cấu trúc 3 phần điển hình đó là: Act 1: màn 1: setup – Tình huống, Act 2: màn 2 – Confrontation – các hành động tăng dần theo mức độ, Act 3: màn 3 – Resolution – trước và trong đỉnh điểm, cái kết)
Màn 3 điển hình của các bộ phim chuyển thể từ truyện tranh là gì?
Đúng rồi đấy. Một màn đối đầu hoành tráng giữa người hùng và kẻ phản diện theo cách cực ngầu và mãn nhãn. Phần lớn các bộ phim chuyển thể từ truyện tranh kết thúc theo cùng một cách thức như nhau.
Nhưng màn cuối của The Dark Knight là gì nào?
Là thế này đây {Ảnh}.
Một cảnh trong đó những thường dân được lựa chọn giữa mạng sống của chính bản thân họ và của những kẻ tội phạm. Bạn phải cho nổ tung chiếc thuyền chứa phần lớn tội phạm của Gotham để cứu mạng của chính mình. Những kẻ đó đã có được cơ hội của riêng mình nhưng lần nào cũng thất bại. Tại sao những con người vô tội phải trả giá vì lỗi lầm của đám tội phạm đó chứ? Một lựa chọn thật đơn giản, đúng không? À… có thực sự đơn giản không? Trong suốt phần đời còn lại của mình, những công dân đó sẽ phải sống cùng với sự lựa chọn mà họ đặt ra vào cái đêm ấy. Ký ức ấy sẽ mãi in sâu trong tiềm thức của họ. Nhưng đó là tội ác cần phải được thực hiện. Nếu họ muốn làm thành phố trong sạch hơn và cứu mạng chính bản thân mình, họ cần phải hành động.
Và ở trên chiếc phà khác, đám tội phạm cũng được lựa chọn điều tương tự. Trong đầu bọn họ cũng xuất hiện những suy nghĩ y chang như vầy. Chỉ khác là giờ đây, họ phải giết hại tất cả những con người vô tội trên chiếc tàu kia. Họ đã thực hiện rất nhiều tội ác trong suốt cuộc đời và nếu muốn cứu rỗi linh hồn của mình, công việc này sẽ là cần thiết. Tất nhiên, nếu để mặc cho họ quyết định, hõ sẽ không muốn những người vô tội kia phải chết đâu. Nhưng giờ đây, họ phải cứu chính bản thân mình, đúng không nào?
Chỉ riêng cảnh đó thôi đã khẳng định được đẳng cấp so với những thứ cùng thể loại rồi. Một câu hỏi triết lý sâu sắc về đạo đức – bạn sẽ chịu hạ mình tới mức nào để có thể sống thêm được một vài năm nữa cơ chứ. Dù bộ phim này có rất ít cảnh hành động trong 30 phút cuối cùng, song cảnh Joker ép buộc tất cả phải chui ra khỏi chiếc vỏ ốc êm ấm của mình để đưa ra một sự lựa chọn thực sự khiến người xem phải rợn mình. Hắn mong rằng sẽ có một chiếc phà nổ tung và chiếc còn lại đắm chìm trong sự điên cuồng tột độ. Sau cùng thì, sự điên cuồng ấy cũng giống như trọng lực mà thôi, chỉ cần thúc nhẹ một cái ấy mà (Joker – “Madness is like gravity after all; all it needs is a little push.”).
Giờ, nhân tiện khi nói tới điều đó, hãy bàn về Joker một chút. Heath Ledger đã có được vai diễn để đời với cơ hội mà Nolan trao cho. Một trong những màn biểu diễn xuất sắc nhất từng có. . Bộ phim bắt đầu bằng một vụ cướp do một kẻ điên tự nhận mình là Joker chỉ huy. Joker đã cải trang mình thành một kẻ trong băng cướp, và trốn thoát bằng sự thông minh tuyệt đỉnh của mình (P.S. Trong cả 3 tập phim TDK, lúc đầu kẻ phản diện đều cải trang mình, trà trộn và ứng biến). Sau đó hắn cố gắng tiếp xúc với những gã đầu sỏ kênh kiệu của Gotham, những kẻ đang nghĩ xem chúng sẽ làm gì khi bị Batman ngáng đường. Với trí tuệ tột đỉnh cùng sự điên rồ của mình, hắn đã có thể thao túng tất cả bọn họ và cuối cùng trở thành sự sợ hãi ám ảnh cả Gotham ngay sau đó. OK. Và rồi, chúng ta tới phần hấp dẫn nhất trong cả 3 tập phim. Mối quan hệ Bat-Joker. Trông bọn họ có vẻ như hai mặt của một đồng xu vậy. Những cảnh có sự hiện diện của cả hai thật tuyệt. Joker luôn cố gắng làm Batman gục ngã (không hẳn đâu, lol). Joker len lỏi vào tâm trí từng người dân Gotham, đùa nghịch với suy nghĩ của tất cả bọn họ. Hắn là một kẻ vô pháp. Hắn chỉ muốn ngắm nhìn thế giới bốc cháy mà thôi. Nhưng Batman vẫn luôn kiên cường theo cách của riêng mình. Joker đã cho chúng ta thấy những điều đang ngạc nhiên khi cố thao túng Batman. Những cảm xúc ngỡ ngàng, những cuộc đối thoại kinh điển, những hành động tương tác độc đáo. Batman đã nhận thức về lẽ phải một cách hơi sai lầm và sẽ không giết Joker, còn Jok thì lại quá thích thú khi trêu đùa cảm xúc của Bat. Và hãy thừa nhận điều đó đi, Joker cũng đã gây được ấn tượng với cả chúng ta nữa rồi.
Và chúng ta lại bắt gặp một nhân vật phản diện khác trong phim, Harvey Dent. Được mọi người gọi là Hiệp Sĩ Ánh Sáng của Gotham, có vẻ như anh ta tin vào sự thật và công lý. Anh khinh bỉ bọn tội phạm và ngưỡng mộ Batman. Một con người đơn độc cố ngăn cản một thành phố tàn sát chính bản thân nó, hình ảnh đó khiến anh rất ấn tượng. Anh còn hợp tác với Batman để bắt một gã tội phạm trốn chạy ra nước ngoài và rồi sau đó con mong chờ vị hiệp sĩ cứu thoát mình lúc bị tấn công. Vì ích lợi của cả thành phố, anh thừa nhận mình là Batman dù không phải như vậy. Nhưng ngay sau đó, chính cái gã tội phạm mà anh khinh bỉ lại len lỏi vào trong tâm trí mình. Hắn thao túng suy nghĩ của Harvey, khiến anh đưa ra những lựa chọn không hề có đường lùi. Hắn giết người phụ nữ Harvey thương và khiến anh phát rồ lên. Joker chỉ muốn thấy được sự hỗn loạn mà thôi, và hắn đã nhắm vào chính con người được cả thành phố Gotham ngưỡng mộ. Hắn biến thành phố Hiệp sĩ Ánh sáng của Gotham thành một kẻ giết người, và lại còn giết cả cớm nữa. Và anh đã biến thành một kẻ sát nhân chỉ vì mong muốn ích kỷ của riêng mình. Và rồi, Joker đã chiến thắng. Anh đã sống đủ lâu để thấy mình biến thành một kẻ thủ ác rồi đấy. Chứng kiến cảnh người hùng của mình biến thành kẻ sát nhân, mọi người ở Gotham sẽ mất hết hi vọng. Mọi thứ trong thành phố rồi cũng sẽ lụi tàn. Joker sẽ chiến thắng.
Và vì vậy, Joker đã chiến thắng. Chẳng phải hắn đã làm được rồi đó sao? Cách duy nhất để Batman và Gordon cứu thoát thành phố ấy là nói dối. Nói dối, rằng Batman là kẻ đã phát điên và giết những con người đó. Những con người tốt đẹp. Bộ phim kết thúc trong đoạn cảnh sát dưới sự chỉ đạo của Gordon đang truy đuổi Batman. Gordon đập vỡ đèn tín hiệu Batman và công khai tội trạng của Batman. Và đó là cách mà họ đã dành chiến thắng. Để cứu thoát thành phố khỏi chính bản thân nó, Batman đã bôi nhọ danh tiếng của chính bản thân mình. Anh ta có thể chịu đựng được chuyện đó, anh là người lính gác tận tâm của Gotham, anh chính là Kỵ Sỹ Bóng Đêm. Vẻ đẹp lộng lẫy lúc cuối phim này! Đỉnh cao của xi-nê luôn đó. Và đó là lý do tại sao khi nói đến phim hiện đại, The Dark Knight lại được chú ý. Trong khi phần lớn bộ phim chỉ dựa vào hình ảnh tạo ra nhờ máy tính (CGI), nhiều vốn và một gã phản diện muốn thống trị thế giới này thì, The Dark Knight vẫn giữ phong cách đơn giản với một gã điên cố gắng đánh gục ý chí tinh thần của người hùng và bắt anh ta phải đưa ra những lựa chọn từ đó thay đổi cách anh ta nhìn mọi người và mọi người nhìn anh ta. Và sự tinh gọn ấy của bộ phim cũng ẩn chứa những điều phức tạp.
Về bản chất thì, The Dark Knight là một bộ phim drama về tội phạm, Batman lại tham gia vào một mớ lộn xộn. Christopher Nolan đã liều mình đánh cược khi viết kịch bản cho bộ phim và cuối cùng, điều này thực sự xứng đáng. Người ta nói rằng đó là một bộ phim được đánh giá quá cao và chỉ có Heath Ledger là nổi bật mà thôi. Tôi phản đối kịch liệt điều đó. Ledger rất nổi bật, đúng. Song cũng có rất, rất nhiều những thứ khác khiến bộ phim trở thành một hiện tượng. Đó là một bộ phim hướng cốt truyện ở mức cao được đưa vào rất nhiều cảnh tượng. Pha hành động hoành tráng nhất có lẽ là cảnh chiếc xe tải lúc Batman cố gắng bắt Joker, trong khi chính Jok lại nhằm vào Dent. Và 15 phút đồng hồ đó thực sự là ma thuật. Nolan đã thực sự thể hiện được đẳng cấp của mình với đoạn phim đó.
(Trans
– cảnh lật xe tải được quay THẬT. Nolan muốn như vậy dù nhiều nhân viên kỹ thuật nói rằng có thể thực hiện bằng kỹ xảo vi tính
– Lúc quay, một trong bốn máy quay IMAX duy nhất trên thế giới lúc bấy giờ đã ra đi
– trên chiếc xe tải (chắc chở thuốc) có ghi “Laughter is the best medicine” (nụ cười là phương thuốc tốt nhất), Jok đã viết thêm vào đó (chơi chữ) để nó thành “slaughter is the best medicine” (giết chóc là phương thuốc tốt nhất)
– Bale không lái được cái Batpod…
và còn vô số fact thú vị khác xung quanh bộ phim )