Tại sao tại Nga, nhiều người lại coi những nhà độc tài như Stalin hay Lenin là anh hùng dân tộc?

ADima Vorobiev, cựu cán bộ tuyên truyền Xô-viết

Con người là giống loài xã hội. Đối với chúng ta, cảm giác được thuộc về một nơi nào đó có ý nghĩa khá lớn. Kể từ khởi đầu của thời hiện đại, người dân nước Nga chúng tôi đã phải đối đầu với điều đấy. Thế kỉ 20 đã phá tan cái thế giới yên ổn của nhóm người nông dân, ném tất cả mọi thứ lên trời, và liên tục trở lên ngược xuống cái định nghĩa của chúng tôi về cái tốt và cái xấu.

Hậu quả của những sự nhiễu loạn chính trị này là nền văn minh Nga chỉ còn lại mỗi 2 trụ cột vững bền sau bao chiến tranh và bệnh dịch: Ngôn ngữ và Chính phủ. Chính vì vậy mà, bất kể người nói tiếng Nga nào—kể cả một người không phải bản địa và có một cái giọng chậm và đặc sệt tiếng địa phương như Stalin, bất kì người nào có thể trở thành lãnh đạo, nhất là với tình thế khó khăn, trăn trở như thế, là một ứng viên danh giá cho việc trở thành biểu tượng dân tộc.

Những nhà lãnh đạo được đặc biệt ưa chuộng lại là những người có tên tuổi gắn liền với nhiều số xác người chết nhất: Thánh Alexander Nevsky, Ivan Bạo chúa, Peter Đại Đ và Stalin. Điều này là do 3 yếu tố.

Nợ máu

Trong văn hóa chúng tôi, một lượng lớn người chết đồng nghĩa với một lượng vốn lớn, một lượng đức hạnh lịch sử đủ chi trải cho nhiều thế hệ kế. Ví dụ, chính phủ của chúng tôi cho rằng chúng tôi có quyền định đoạt tương lai của những vùng lãnh thổ được chúng tôi giải phóng khỏi quân Phát xít Đức, bởi lẽ người lính Xô-viết đã phải đổ quá nhiều máu trên biên giới vào thời thế chiến thứ 2. Càng nhiều người trong chúng tôi chết vì một cái lí tưởng thì lại có càng nhiều lí do để các nước khác phải mang nợ chúng tôi. Trong mặt bằng chung lịch sử nước Nga mà nói, những nhà cai trị được lợi béo bở từ việc tiêu hoang sinh mạng con người Nga.

No pain no gain

Cũng như để hòa hợp với truyền thống giáo hội Chính thống, hi sinh bản thân là một đức hạnh. Các nhà lĩnh đạo uy quyền của chúng tôi thấy điều này khá là hữu dụng. Họ gửi nhiều trong số chúng tôi đến chỗ chết trên danh nghĩa Đất mẹ. Nhà thờ cũng thà để chúng tôi chết còn hơn là chịu đựng áp bức và bất công. Hai vị thánh đầu tiên ở Nga là hai nhà quý tộc dám chết vì nghĩa – Boris và Gleb. Họ được phong thánh vì đã không đánh trả lại người anh em sát nhân của họ. Các cuộc khởi nghĩa của chúng tôi cũng vậy. Thoạt đầu nhìn tình thế giao tranh trông căng thẳng là thế, các cuộc khởi nghĩa của chúng tôi vẫn trân trọng đức hi sinh. Một nhà thơ Nga từ thế kỉ 19 đã viết,

Cái chết của bạn sẽ không vô ích / Lí tưởng trở nên bền bỉ hơn / Khi mặt đất thẫm màu máu.

Miền Đông hoang dã

Nước Nga là một chiến lược dài hàng thiên niên kỉ để xâm chiếm lấy một cái thuộc địa hoang vu, nguy hiểm và chiếm đến 1/6 đất trên trái Đất này. Tại ngay chính quê hương mình, hàng bao số người đã cướp, hiếp và giết hại lẫn nhau. Đây là lí do tại sao mà kể cả chính phủ có bạo lực đến thế nào, nó vẫn luôn là thứ bảo vệ tối cao đối với chúng tôi.

Một trong những nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng nhất đã từng nói tại tòa quyền nhà Romanovs rằng, nước Nga là một bãi hoang vu băng giá, đi đi lại lại là một tên điên dại với cây rìu trên tay. Đặc biệt là ở những tầng lớp thấp hơn, họ tin rằng yêu cho roi cho vọt là cần thiết, chỉ có những bản án nặng và các danh sách xét xử mới hiệu quả. Người ta nói, mỗi nhà phải cần có một khozyáin, một Chủ. Họ nhìn những lãnh đạo không bao giờ nhún nhường hay do dự là những người chủ đích thực, đủ khả năng đánh đuổi nguy hiểm ra khỏi nước Nga, kể cả là giặc ngoại hay nội xâm.

Ở dưới như bạn thấy, là các cán bộ mật của Stalin đang miệt mài làm việc tại tầng hầm NKVD (Bộ Dân ủy Nội vụ), giữ hòa bình và phát triển đất nước khỏi quân địch rình ẩn. Ở phương Tây, có thể lòng khoan dung, sự đối thoại hay nhân quyền làm việc ở những nơi thoải mái, tràn ngập ánh nắng. Nhưng tại đây nơi đâu đâu cũng chỉ là đồng bằng Âu Á, bạn sẽ không sống lâu được nếu bạn không chứng tỏ bản lĩnh và sức mạnh của một người Chủ đích thực.

_______________

Bình luận bởi Stefan Hensel: Tôi tự hỏi không biết những người ủng hộ Stalin ngày nay tại Nga có thường giảm mức độ nghiêm trọng của số người chết trong chế độ ông ấy hay không. Những người Đức Quốc Xã cổ hủ tại Đức vẫn coi Hitler là một cái gì đấy cao quý, và thường thách thức hoặc mặc kệ số người chết (đã được chứng minh bởi khoa học), đặc biệt là số người chết Do Thái. Tôi nghĩ là việc chủ tâm giết 6 triệu người Do Thái không có lấy cái gì để bảo vệ bản thân, 15 triệu người chết tổng thể và châm ngòi một cái Thế chiến kéo theo 50 triệu sinh mạng nữa là một cái gì đấu không đáng để tự hào, kể cả với những phát xít cứng đầu đi nữa. Không biết ở Nga có thế không?

Trả lời bởi Dima Vorobiev: Có, nhưng nó thường kèm theo những lời như “Thời đấy khắc nghiệt lắm, chúng ta sẽ không thể sống sót được mà không phải giết họ, và đằng nào họ cũng đáng phải chết. Mà này, vào thời thế ấy, Stalin đã cố tha không giết hết sức rồi.

Theo: Son Vu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *