Vấn đề không phải ở những thực phẩm giàu tinh bột như gạo hay bột mì, vấn đề nằm ở chỗ lượng đường thêm vào.
Một điều tôi để ý thấy khi mới đến Mỹ lần đầu tiên là việc mọi thứ đều ngọt. Và cái nỗi niềm này rất nhiều người Trung Quốc đều có. Khi chúng tôi lần đầu ăn thử bánh muffin, nó ngọt đến nỗi chúng tôi gần như mắc nghẹn.
Rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn (thậm chí các món snack mặn) cũng có rất nhiều đường trong đó.
Đấy là chưa kể đến nước ngọt có ga nhé.
Một vấn đề khác là đối với người Mỹ sống ở khu vực thành thị, việc tìm thấy các thực phẩm tươi khó hơn rất nhiều so với dân thành thị ở Trung Quốc.
Ví dụ, tôi từng sống ở Bắc Kinh. Và trên đường về nhà có những hàng nông sản bán những thực phẩm tươi sống dọc đó.
Những “chợ nông sản” kiểu này xuất hiện gần như ở khắp các khu vực sinh sống. Mọi người mua thực phẩm tươi hàng ngày và nấu chúng ngay trong ngày nếu có thể, phần lớn thực phẩm có nguồn gốc thực vật thay vì phụ thuộc vào những bữa ăn đóng hộp hoặc những thực phẩm chế biến sẵn như “Hamburger helper”.
Sau khi tôi đến Mỹ, nơi duy nhất tôi có thể mua thực phẩm tươi là ở siêu thị, và đôi khi ở những “chợ nông sản” thường thì chỉ tổ chức vào Chủ Nhật ở một vài khu vực nhất định. Đồ tươi cũng thương mắc hơn so với đồ chế biến sẵn.
Ngược lại, thực phẩm tươi ở những khu chợ trên phố thường khá rẻ. Nếu bạn là một người nghèo ở Trung Quốc, bạn phần lớn sẽ duy trì các bữa ăn đa phần là các món rau. Nếu bạn là người nghèo ở Mỹ, bạn bị giới hạn trong các món thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm đóng hộp. Tất cả những món ăn này đều được thêm vào rất nhiều đường.
Ví dụ, một hộp cơm phần thường được bán cho người có thu nhập thấp khoảng 10 RMB (khoảng 1.75 đô Mỹ) (Hình 2)
Đúng là nó nhìn không ngon mắt, nhưng 1) nó vừa được nấu, 2) RẤT nhiều rau, 3) nhìn khá cân bằng giữa lượng rau và lượng protein.
Vậy nên thậm chí bạn có nghèo, bạn không có bếp để nấu, và phải phụ thuộc vào những bữa ăn làm sẵn với giá rẻ, bạn vẫn sẽ được ăn uống một cách khá heo-thì.
Trung Quốc từng phải đối mặt với làn sóng béo phì ở trẻ em vào những năm 80 90 khi Coca-Cola và những thức uống có ga và các chuỗi thức ăn nhanh mới xâm nhập vào thị trường.
Nhưng chế độ ăn uống của người Trung đã giảm thiểu phần nào tác động của làn sóng đo, và thức ăn nhanh ở Trung Quốc cũng chẳng rẻ. Có những món ăn đường phố khác rẻ hơn và lành mạnh hơn. Và mọi thứ trở nên tốt hơn khi mọi người (phụ huynh) bắt đầu nhận ra tác hại của nước ngọt và thức ăn nhanh đối với con trẻ.
Tụ chung lại vấn đề là ở lượng đường được thêm vào và những món ăn chế biến sẵn rẻ tiền.
Nhưng được đề cập trong phần bình luận, việc kiểm soát khẩu phần ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của các quốc gia Đông Á.
Ví dụ như, phần cơm trưa gói sẵn được bày bán ở các ga xe lửa ở TQ (Hình 3).
Bạn có một tỷ lệ phù hợp giữa màu xanh của rau, một ít protein và cơm (tinh bột). Hộp này thường thì đủ cho một nam giới trưởng thành, phụ nữ và trẻ em thì ăn ít hơn một chút.
Còn đây là một phần cơm trưa ở trường tiểu học (Hình 4).
Khá lành mạnh và cân bằng với cơm trộn với nhiều loại hạt, cá, rau và trái cây.
Khi bạn bè và người thân của tôi từ TQ đến Mỹ, và chúng tôi ăn trưa tại một nhà hàng Mỹ, tôi thường cảnh báo trước với họ về khẩu phần ăn ở đây, và nhắc họ nhìn sang các bàn khác để xem một đĩa sẽ to như nào. Nhiều người sẽ chọn chia món ăn ra. Một phần là do người TQ thường ăn cơm kiểu gia đình, một phần vì kích cỡ một phần ăn ở nhà hàng Mỹ thường khá khủng.
Và tôi nghĩ ăn kiểu gia đình cũng giúp kiểm soát được lượng thức ăn bạn tiêu thụ. Khi ăn kiểu gia đình, bạn sẽ thoải mái ăn đến khi no thì thôi, thay vì phải ráng ăn cho hết thức ăn trên đĩa. Đúng là bạn có thể ăn đĩa của mình, nhưng nếu ăn cùng gia đình, ăn mà không chia sẻ với nhau thì không tốt cho lắm. Kiểu như một cái áp lực vô hình nhẹ nhẹ khiến bạn không ăn quá trớn.
