Tại sao người châu Á thường nhìn trẻ hơn tuổi thật?

Câu hỏi phù hợp hơn là, “Tại sao người da trắng già đi quá nhanh?” và có lẽ “Tại sao người ta thường đánh giá sai tuổi của người châu Á?” Điều này có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố:

Melanin bảo vệ chống lại quá trình lão hóa da do ánh nắng mặt trời (nếp nhăn và thay đổi màu da).

Sự khác biệt về cấu trúc khuôn mặt – tức cách các mô mềm trên khuôn mặt trùng và chảy xệ của người châu Á sẽ khác, vì vậy nếu không biết cách nhìn vào các đặc điểm thể hiện tuổi tác khác, bạn sẽ khó mà đoán biết được.

Da của người Đông Á và Đông Nam Á có xu hướng lão hóa theo cách xuất hiện các đốm màu hơn là nhăn nheo. Và vì thế, một lần nữa, thuật toán phát hiện độ tuổi trong não bạn vốn thường được dùng để đánh giá khuôn mặt người da trắng có thể sẽ bỏ qua những dấu hiệu đó.

Ở những người không phải người Á Đông, nếp nhăn trên chân mày thấp, sống mũi thấp và các nếp mí mắt bên trong mất đi khi trưởng thành, vì vậy họ được coi là nhìn trẻ trung hoặc trẻ con. Ở người Á Đông đó là những đặc điểm trên khuôn mặt bình thường.

Chứng hói đầu ở nam giới phổ biến hơn nhiều ở người Châu Âu và người Địa Trung Hải.

Người châu Á tích cực che chắn khỏi ánh nắng mặt trời hơn do sự khác biệt về các tiêu chuẩn sắc đẹp và kỳ vọng xã hội.

Những dấu hiệu lão hóa dễ nhận thấy nhất (ví dụ như nếp nhăn) là kết quả do da bị tổn thương do tia UV. (Ảnh 1)

Do đó, những người có nhiều sắc tố melanin, tức có khả năng chống nắng cao hơn, có khả năng chống lại yếu tố lão hóa da này. (Ảnh 2: thang Fitzpatrick, hay còn gọi là thang “da cháy nắng – da sậm do nắng”)

Hàm lượng melanin có lẽ là yếu tố quan trọng nhất để giảm nếp nhăn, kết hợp với lớp hạ bì dày/đặc hơn, làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn đã hình thành. Không có gì ngạc nhiên khi làn da xanh xao (pale) thường nhăn nhiều nhất.

Da nhăn không phải là phần duy nhất có thể nhìn thấy được của quá trình lão hóa. Ngoài ra còn có hiện tượng chảy xệ, thay đổi phân bố mô mềm và thậm chí là tiêu xương.

Hầu hết các hỉnh ảnh so sánh “trẻ – già” đều thể hiện sự lão hóa trên khuôn mặt người da trắng. Tuy nhiên, cấu trúc khuôn mặt khác nhau sẽ biểu hiện sự lão hóa theo những cách khác nhau. Nếu bạn không quen thuộc với những người ở các độ tuổi khác nhau từ các chủng tộc khác nhau, bạn có thể đơn giản là không thể nhận ra dấu hiệu của “lão hóa kiểu châu Á”. Theo góc nhìn của tôi, người da trắng dường như có khuôn mặt sắc nét và gầy hơn với phần dưới mắt tối và hõm hơn, trong khi phần này ở người châu Á dường như mềm và đầy hơn, đặc biệt là ở mí mắt dưới. (Người ta thường nói “Asians don’t raisin” – Nghĩa là “người châu Á nhìn trẻ hơn tuổi thật”)

Ảnh dưới đây (Ảnh 3) minh họa các đặc điểm của sự lão hóa trên khuôn mặt ở phụ nữ người da trắng, người Mỹ gốc Phi, người Latinh và người châu Á. Hãy để ý cách hàm lượng melanin bảo vệ khỏi nếp nhăn như thế nào, nhưng nếp nhăn không phải là toàn bộ câu chuyện – cũng có sự khác biệt rõ rệt về hình dạng tổng thể khuôn mặt và sự phân bố của sự chảy xệ.

Đối với người châu Á,

Các biểu hiện qua da của quá trình lão hóa da do ánh nắng mặt trời ở người châu Á đã được ghi chép rõ ràng trong các tài liệu. Ở người Đông Á và Đông Nam Á, sự thay đổi sắc tố chiếm ưu thế. Những thay đổi này bao gồm các đốm đồi mồi (vết chân chim), nốt dày sừng tiết bã và các vết nám (đốm tăng sắc số). Trong một nghiên cứu so sánh phụ nữ Trung Quốc và Pháp cùng độ tuổi, sự xuất hiện nếp nhăn ở phụ nữ Trung Quốc chậm hơn 10 năm so với phụ nữ Pháp, tuy nhiên, phát hiện thấy ở phụ nữ Trung Quốc có tần suất xuất hiện các đốm sắc tố trên mặt và tay tăng lên. Ở người Hàn Quốc, sự phát triển của các đốm đồi mồi tăng dần theo tuổi tác và phổ biến hơn ở phụ nữ. Ngược lại, sự xuất hiện của các nốt dày sừng tiết bã tăng theo độ tuổi và phổ biến hơn ở nam giới Hàn Quốc. Trong một nghiên cứu của Kwon và cộng sự, tình trạng dày sừng tiết bã nhờn ở da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên có số lượng nhiều hơn và kích thước lớn hơn so với da được bảo vệ bằng ánh nắng mặt trời hoặc liên tục.

Mặc dù nhiều tác giả cho rằng sự thay đổi sắc tố là dấu hiệu lão hóa nổi bật nhất ở người châu Á, nhưng nếp nhăn trên da vẫn là một đặc điểm quan trọng tuy xuất hiện muộn. Nếp nhăn da có thể không trở nên rõ ràng ở người châu Á cho đến khi 50 tuổi, tuy nhiên, bằng cách sử dụng thang điểm nếp nhăn chụp ảnh 7-điểm ở người Hàn Quốc, Chung kết luận rằng người châu Á có các nếp nhăn thô hơn, dày hơn và sâu hơn trên trán, quanh miệng và có vết chân chim. Ngược lại, những người da trắng có xu hướng có nhiều nếp gấp trên má và khu vực Vết chân chim. Cơ chế của những khác biệt này vẫn chưa được biết rõ.

Người trưởng thành Đông Á có hình dạng khuôn mặt không phổ biến so với người trưởng thành của các sắc tộc khác, cụ thể là hốc mắt không bị trũng xuống dưới xương chân mày nhô cao hoặc sống mũi cao – tổng thể khuôn mặt phẳng hơn. (Sống mũi thấp hơn là lý do tại sao một số công ty có riêng loại gọng kính “phù hợp với người châu Á”) Bạn có thể liên tưởng hình dạng khuôn mặt này với trẻ nhỏ, những người cũng sẽ có các nếp mí mắt bên trong khi lớn lên. (Ảnh 4)

Một trong những dấu hiệu lão hóa đặc biệt nhất ở nam giới là tóc bị hói hoặc mỏng. Một số chàng trai tôi quen từ thời trung học dường như già đi gấp đôi tuổi tôi, không phải vì khuôn mặt mà vì mái tóc của họ! Hói đầu ở nam giới hoặc rụng tóc do nội tiết tố nam là một đặc điểm di truyền phổ biến ở các cộng đồng có tổ tiên ở Châu Âu hoặc Địa Trung Hải, nhưng không quá nhiều ở Châu Á:

Cuối cùng, yếu tố sắc tộc và văn hóa. Nhiều người châu Á coi trọng làn da trắng, không tỳ vết và chăm chỉ chống nắng. Tôi hầu như không bao giờ thấy người da trắng bỏ công như một số phụ nữ châu Á làm để bảo vệ làn da của họ khỏi ánh nắng mặt trời, với kính che mặt không hợp thời trang, áo dài tay vào mùa hè, v.v. (Người Mỹ gốc Á thì ít hơn.) Điều này dẫn đến giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sự lão hóa da do ánh nắng mặt trời.

*tự nhìn lại mình*

Ah chán thật, tôi có một loạt các vết đồi mồi trên bàn tay và cánh tay. Có lẽ tôi nên dùng găng tay dài chống nắng…

Tham khảo:

Fisher et al., Arch Dermatol. 2002;138(11):1462-1470. doi:10.1001/archderm.138.11.1462. Mechanisms of Photoaging and Chronological Skin Aging

Vashi et al., J Clin Aesthet Dermatol. 2016 Jan; 9(1): 31–38. Aging Differences in Ethnic Skin

Alexis & Obioha., J Drugs in Dermatol. 2017; 16(6). Ethnicity and Aging Skin

Khuôn mặt này là kết quả của 28 năm lái xe tải: nửa mặt bên trái bị ánh nắng chiếu vào liên tục

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *