NASA không dùng công nghệ của 50 năm trước cho Dự Án Artemis vì làm thế là ngu ngốc. Họ đã dành khoảng 35 năm gần nhất để phát triển công nghệ tốt nhất dành cho SLS (Space Launch System – tên lửa được cho là mạnh nhất từ trước cho tới nay trong lịch sử NASA). Dù hệ thống điện và hệ thống điều khiển của nó sẽ là tác phẩm tráng lệ nhất của công nghệ hiện đại, nhưng cấu trúc cơ bản và thiết kế của động cơ tên lửa chỉ là một biến thể từ nguyên mẫu của STS (tàu con thoi) được phát triển vào đầu những năm 1980.
Nhìn có quen không? Quen là đúng rồi vì gần như mọi thứ được phát triển trong chương trình Tàu con thoi; ngay cả việc sử dụng động cơ chính RS-25 vì động cơ này đã được sử dụng trong một sứ mệnh của chương trình Tàu con thoi.
Dù điều này nghe có vẻ khá kỳ quặc nhưng thực ra là có lý do chính đáng để làm thế. Động cơ chính của tàu con thoi hiện vẫn đang giữ kỷ lục về xung riêng cao nhất (Isp = 452 giây) cho bất kỳ tên lửa sử dụng nhiên liệu hóa học nào từng bay – tức có hiệu suất cao nhất. Bộ đẩy dùng nhiên liệu rắn SRB nằm ở hai bên tên lửa chính như trong hình cung cấp được lực đẩy khổng lồ và ưu điểm là dễ chế tạo (nếu xét trên mức chi phí phải cho ra cho hiệu suất thấp của nó: Isp = 242 giây); ưu điểm lớn nhất về RS-25 là đã được sử dụng vài thập kỷ trong chương trình STS và chuỗi sản xuất của nó cũng đã vận hành tốt.
Nhìn qua thì có vẻ đây là một lựa chọn hoàn hảo để xây dựng một hệ thống có chi phí rất rẻ và đáng tin cậy, vì mọi thứ về RS-25 đã được hiểu rõ và cũng đã trải qua thực nghiệm. Quốc Hội Mỹ thích ý tưởng này vì nó sẽ giúp các công ty trong ngành công nghiệp vũ trụ phát triển, người dân ở các bang quan trọng có việc làm (và sẵn sàng bỏ phiếu cho họ khi cần). Điều khúc mắc duy nhất là thực tế không mấy dễ chịu rằng Boeing (công ty thực sự chế tạo RS-25) yêu cầu khoảng 2 tỷ đô la Mỹ cho mẫu đầu tiên, nhưng họ đã giao hàng chậm hơn kế hoạch vài năm mặc cho NASA đã chi 9 tỷ đô la Mỹ cho Boeing.
Một sự thật khó chịu khác là không có phần nào của SLS có thể tái sử dụng được. Động cơ chính RS-25 từng được tái sử dụng sau mỗi chuyến bay của tàu con thoi sẽ được dùng hết trong mỗi chuyến bay của SLS; thậm chí SRB cũng sẽ không được sử dụng cho dự án này.
Về cơ bản, những gì chúng ta có là tàu con thoi không có orbiter (T/N: là con tàu nằm trên lưng tên lửa bên trái trong hình đó): cho phép nó có được công suất đẩy rất lớn (mang được tải trọng 95 tấn lên quỹ đạo Trái Đất thấp) nhưng chi phí rất cao và không có gì tái sử dụng được. Ngày khởi hành của chuyến bay này phụ thuộc vào tốc độ chế tạo của Boeing – điều khiến nhiều người lo ngại khi xem xét tới lượng thời gian mà Boeing đã tiêu tốn cho nó. Ngay tại thời điểm này thì SLS trông chẳng khác gì một dự án “tạo việc làm cho thanh niên” được các nghị sĩ trong Quốc Hội Mỹ tạo ra để giữ ghế.
NASA vẫn khá vui với dự án SLS vì nó sẽ cho phép họ lên Mặt Trăng một lần nữa sau 50 năm. Họ sẽ dùng SLS làm bàn đạp để phóng đứa con cưng của mình: tàu Orion Crew. Họ đã làm việc và cùng phát triển nguyên mẫu này với Lockheed Martin trong 14 năm qua với một cái giá đắt thấu trời xanh: 18,7 tỷ đô la Mỹ. Orion Crew được kỳ vọng sẽ là phương tiện du hành liên hành tinh.
Ngay tại thời điểm này, NASA đang triển khai Dự Án Artemis để đưa các phi hành gia nữ trở lại Mặt Trăng (ý nghĩa của cái tên Artemis). Cách duy nhất để đưa Orion Crew tiến vào quỹ đạo Mặt Trăng chính là SLS (mà chúng ta vẫn đang cầu nguyện rằng Boeing sẽ sớm hoàn thành). Để tôi nhắc các bạn: hiện đã có một số ý kiến cho rằng dùng vài tên lửa Falcon Heavy để đưa tất cả những vật dụng cần thiết lên quỹ đạo Mặt Trăng sẽ tốt hơn là chờ SLS có-lẽ-sẽ-không-bao-giờ-hoàn-thành (điều này sẽ tiết kiệm hàng trăm triệu đô la Mỹ cho NASA). Orion Crew cũng có được phóng lên nhờ ULA Vulcan nếu mẫu tên lửa mới này có thể được thử nghiệm đủ nhanh.
Hoặc có thể là một sự kết hợp giữa Falcon Heavy của SpaceX và ULA Vulcan. Phương án này sẽ yêu cầu nhiều vụ phóng thử nhưng nó sẽ tiết kiệm cho NASA hàng tỷ đô la Mỹ.
Nguồn: QRVN