Tại sao Morocco lại là một trong những nước hồi giáo an toàn nhất? Chính quyền Marocco đã làm thế nào để loại bỏ các thành phần hồi giáo manh động?

Trả lời: Ahmed Abdelhaq Zaydan, sống tại Meknès, Morocco.

Được rồi, tôi sẽ nói với bạn. Nhưng phải hứa là không được nói chưa người khác đấy, nó là bí mật. Sẵn sàng chưa?

Chúng tôi đã quyết định là thực sự bắt tay vào giải quyết vấn đề thay vì cố gắng ghi điểm về mặt chính trị.

Vào ngày 16/5/2003 Morocco đã bị rung chuyển khi 12 thanh niên đã tự sát tại xung quanh thành phố lớn nhất ở Morocco trong vụ đánh bom Casablanca năm 2003. Morocco vốn đã luôn ở trong một tình trạng khá là kỳ lạ.

Nó không thể giống như những nước khác là đề cao những tôn giáo khác hoặc chỉ trích người nhập cư hoặc nói “Hồi giáo là thứ tôn giáo tàn bạo, hãy thay đổi nó!”.

Morocco có 99% dân số là người Hồi giáo dòng Sunni, tất cả chúng tôi đều là người bản địa, phần lớn đều rất mộ đạo. Do vậy nhà vua đã làm một điều kỳ lạ, ông đã yêu cầu trưởng bộ phận tình báo tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến việc 12 thanh niên đã tự sát. Họ là ai? Đến từ đâu? Họ có điểm chung gì mà 35 triệu người Hồi giáo khác ở Morocco không có.

Dựa theo báo cáo của cơ quan tình báo thì:

Tất cả bọn họ đều xuất thân từ khu ổ chuột có tên Sidi Moumen và tất cả đều nghèo.

Không phải nghèo giống như phương Tây mà theo kiểu Morocco nghĩa là gia đình họ sống trong những cái lều chật chội thiếu điện và nước sạch, họ chỉ có duy nhất 1 cái áo và chỉ đủ tiền mua cái mới mỗi 2 năm. Họ không có trường học hay cảnh sát bởi vì đó là khu ổ chuột. Ở đó, họ không có tương lai hay cuộc sống tử tế, nên cái chết đối với họ chẳng có gì đáng sợ cả. Thật ra, nó có thể được coi là một sự cải thiện.

Sau khi nghe báo cáo từ trưởng ban tình báo, nhà vua đã làm hai điều:

Đầu tiên là thanh trừng.

Đã là quá muộn đối với nhiều người ở khu ổ chuột, do họ đã bị đạo hồi “tiêm nhiễm và không thể hoàn lương. Nhưng tình báo Morocco đã nhanh chóng có được danh sách những người cần bị bắt giữ. Theo số liệu từ Human Rights Watch, khoảng 2000 đến 5000 người đã bị buộc tội là các phần tử hồi giáo cực đoan và bị tuyên án tù.

Nhân quyền sau vụ đánh bom ở Casablanca.

Với việc loại bỏ đạo hồi ra khỏi các khu ổ chuột, nhà vua thực hiện tiếp phần thứ hai trong kế hoạch.

Tiếp theo, loại bỏ các khu ổ chuột và nâng cao điều kiện sống.

Theo như The Economist thì kể từ vụ đánh bom năm 2003:

  • Morocco đã có rất nhiều căn hộ giá rẻ làm giảm đi số người sống ở các khu ổ chuột xuống còn 45% năm 2010.
  • Morocco hiện nay đã cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho người nghèo.
  • Morocco dự kiến (từ năm 2010, nay đã có hiệu lực) sẽ cấp tiền mặt cho người nghèo.

Nhiệm vụ khó khăn.

Nói cách khác, nhà vua đã loại bỏ đi những điều kiện làm sinh ra những kẻ đánh bom liều mạng ban đầu. Hiện nay, người nghèo đã có nhà ở, với các tiện nghi như điện, y tế, nước sạch và chính phủ còn trợ cấp cho họ tiền hàng tháng.

Quan trọng hơn cả, nhưng không được The Economist nhắc đến, họ đã chuyển vào ở trong các căn hộ giá rẻ ở trong thành phố có trường học và cảnh sát.

Điều này đã kết thúc được sự tuyệt vọng của những người nghèo ở Morocco, đồng thời cũng làm giảm đi sự thu hút của Al-Qaeda khi mà chúng hứa sẽ cải tạo lại Morocco dưới chế độ nhà nước hồi giáo, mọi người sẽ có đủ ăn, nhà cửa và được đi học.

Bạn có thể hỏi:

“Thế có nghĩa là Morocco đã hoàn hảo và không còn khủng bố?”

Hoàn hảo? Không. Không còn khủng bố? Đúng. Kể từ năm 2003, ở Morocco chỉ có thêm 3 vụ khủng bố. Tức là cứ 5 năm có 1 vụ. Một tỷ lệ rất thấp.

  • Vụ đầu tiên là đánh bom Casablanca năm 2007. Một thanh niên ủng hộ Al-Qaeda đã chế bom tự sát ở nhà. Anh ta mang nó đến một tiệm Internet và cố truy cập vào một diễn đàn Jihad. Người chủ tiệm phát hiện đã đóng cửa tiệm và báo cảnh sát. Xung đột xảy ra đã vô tình kích nổ quả bom. May mắn là nó được tự chế và có chất lượng thấp, nên chỉ đủ mạnh để giết người chủ tiệm và người thanh niên. Những người khác đã chạy thoát với thương vong tối thiểu.
  • Sự kiện này dẫn đến một cuộc càn quét là nguyên nhân của một vụ đánh bom khác được gây ra bởi những phần tử ủng hộ Al-Qaeda khi bị phát hiện.
  • Vụ thứ hai là vụ đánh bom bí ẩn ở Marrakesh năm 2011.

Vụ này rất khó hiểu. Một ba lô chứa bom phát nổ đã giết chết 17 khách du lịch. Morocco quy trách nhiệm cho Al-Qaeda nhưng nhóm này đã từ chối nhận trách nhiệm đánh bom!

Al-Qaeda tuyên bố không liên quan đến vụ đánh bom ở quán cafe ở Morocco.

Cho đến hiện tại vẫn chưa có ai phải chịu tội và thủ phạm vẫn chưa được tìm ra.

  • Vụ thứ ba là hai khách du lịch người Scandinavi bị chặt đầu năm ngoái. Bốn tên sát nhân đã bị bắt trong vòng 2 ngày.

Nên là nhờ có nhà vua đã giúp Morocco phát triển do ông đã quyết định là có những hành động thực sự thay vì chỉ tập trung vào những bài phát biểu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *