Người ta hay thắc tại sao người nước Anh và các nước thuộc địa cũ của Anh lại đi về bên trái, nhưng có bao giờ mọi người tự hỏi tại sao mình lại đi về bên phải?
Ai đã quy định ra làn nào đúng làn nào sai?
Chắc hẳn các bác đã nghe về câu chuyện tại sao người Anh lại chọn ngược với phần lớn thế giới và đi ở làn bên trái. Rằng là hồi xưa họ hay cưỡi ngựa và mang kiếm theo người khi ra ngoài. Và vì luật pháp còn chưa chặt chẽ như bây giờ nên có nhiều trường hợp tự giải quyết mâu thuẫn bằng kiếm khi đang ở trên đường luôn. Vậy nên họ có xu hướng đi sát về bên trái, và chừa cánh phải – tay thuận cầm kiếm của mình ra phía lòng đường để có thể phòng thủ tốt hơn. Cứ thế, truyền thống đi ở làn bên trái cứ thế truyền thừa đến bây giờ và ảnh hưởng đến cả các nước từng là thuộc địa của Anh.
Thế nhưng đâu phải mỗi nước Anh mới có ngựa, kiếm và những màn xích mích ngoài đường?
Thậm chí nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng người Hy Lạp, Ai Cập và La Mã cổ đại cũng thường di chuyển phía trái làn đường từ trước đó khá lâu.
Vậy bắt đầu từ khi nào mà các nước khác lại đổ xô về bên phải và để Anh một mình một đường như vậy?
Chuyện là sau khi nước Anh trở thành quốc gia đầu tiên thông qua luật chính thức quy định di chuyển trên làn đường bên trái năm 1773, Napoléon quyết định chọn làn đường ngược lại cho người Pháp.
Một số nhà sử học tin rằng Napoléon quyết định áp đặt luật di chuyển tại làn bên phải đơn giản vì ông dùng kiếm bằng tay trái nên đi sát phải giúp ông tự vệ tốt hơn. Một số người lại cho rằng ông cố tình muốn làm trái ý với người Anh – đối thủ kèn cựa lớn nhất của Pháp thời điểm đó. Cũng có những người tin rằng lý do sâu xa hơn nhiều và liên quan đến Cách mạng Pháp năm 1789. Trước Cách mạng, giới quý tộc Pháp thường đánh xe ở bên trái đường, buộc dân thường và nô lệ phải đi ở lòng đường hoặc bên tay phải. Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng với rất nhiều cải cách về chính trị, nhiều quý tộc lại chọn đi ở bên đường của ‘dân thường và nô lệ’ để giảm sự chú ý. Và thế là người dân Pháp hết sức tự nhiên coi bên phải đường là làn đi đúng trước cả quy định của Napoléon.
Không dừng ở đó, khi Anh ra quy định lái xe bên trái cho các nước thuộc địa của mình như Ấn Độ, Nam Phi, Australia and New Zealand, Pháp cũng không quên áp luật đi bên phải cho các thuộc địa của mình. Có thể nói, quy định về làn đường dường như trở thành biểu hiện cho quyền lực trên khắp thế giới của hai đế quốc khi đó còn chưa ‘già’ và chịu khó cạnh tranh nhau gay gắt này. Lúc đó 2 bên lực lượng còn khá ngang ngửa.
Nhưng cuộc giằng co này bắt đầu nghiêng về phe tay phải vào những năm 1930, khi Hitler áp dụng việc di chuyển bên tay phải cho Đức và cả Áo cùng Tiệp Khắc đang thuộc sự thống trị của Đức khi đó.
Và khi Henry Ford tạo ra chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới với thiết kế xe dành cho người đi bên phải làn đường, cuộc chiến này đã đi đến hồi kết. Với việc hàng loạt những chiếc xe dành cho làn đường bên phải của Mỹ được xuất khẩu và sử dụng rộng rãi, nhiều nước đã thay đổi quy tắc đi đường của họ. Dần dần, hầu hết các quốc gia đều chọn cách lái xe bên phải như ngày nay.
Vậy tại sao người Anh vẫn tiếp tục lái xe ở làn bên trái khi gần như cả thế giới đều đã đổi thay?
Vì họ cố tình không theo cái quy định từng bắt nguồn từ Pháp?
Nếu chuyển sang đi ở làn bên phải, họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền tri cho thiết kế bộ lái riêng, và giảm sự phiền hà khi đi sang các nước láng giềng và đa số nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, để làm điều đó họ phải giải quyết hàng sa số khó khăn khác như chi phí cho việc thay đổi vạch kẻ đường và biển báo, xây dựng lại một số nút giao thông, thay thế xe buýt (sang loại có cửa bên phải), … Trong khi đó, theo hiệp hội xe ô tô Anh (UK’s Automobile Association) chỉ riêng việc đổi bảng chỉ đường từ dùng đơn vị dặm sang km đã có thể tốn của nước này đến 750 triệu Euro. Bên cạnh đó, an toàn giao thông cũng là một vấn đề nan giải. Thói quen lái xe về bên trái của người Anh không dễ để thay đổi một sớm một chiều.
Tóm lại việc giữ nguyên quy định đi ở làn bên trái và việc chuyển sang bên phải đều có những mặt lợi và cả phiền phức ngang nhau. Có lẽ do họ quen đi bên trái rồi nên cứ để vậy thôi.
Kết luận ngắn rút ra ở đây là: có những điều bạn coi là hiển nhiên nhiều khi lại không hiển nhiên đến vậy =))))))
