Tại sao mà dịch vụ chăm sóc y tế tại Mỹ lại đắt tới mức lố bịch như vậy, và có cách nào để tôi có thể thay đổi việc đó với tư cách là một công dân Mỹ không?
Tôi đã nghe thấy khá nhiều các câu chuyện về cuộc sống hay ước mơ của một số người bị phá huỷ bởi hoá đơn chữa bệnh cao tới bất ngờ. Làm sao mà các nước khác, ví dụ như Canada, lại có dịch vụ y tế miễn phí trong khi bệnh viện ở Mỹ lại đưa ra những mức giá cao tới như vậy cho những thủ thuật đơn giản nhất thế?
_____________________
Có rất nhiều sự khác biệt giữa hệ thống chăm sóc y tế tại Mỹ và các nước khác, làm ảnh hưởng tới chi phí nói chung.
Một khác biệt đáng kể là tất cả các bác sĩ và nhân viên y tế tại đây đều nhận lương cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung ngoài Hoa Kỳ. Trường Y thì đắt, phải học lâu và rất nhiều sinh viên ngành Y ra trường với mức nợ cao hơn bạn đồng trang lứa ở những trường đại học khác. Lĩnh vực y học rất được tôn trọng ở đây và mức lương cũng xứng đáng với việc đó. Tại Châu Âu và những nơi khác, bác sĩ không được trả nhiều tới vậy, kể cả khi xét cả GDP của từng quốc gia.
Nước Mỹ có rất nhiều vụ kiện tụng trong ngành công nghiệp y tế. Nếu có thứ gì đó sai trong quy trình khám chữa bệnh, bạn được khuyến khích để kiện. Thiệt hại có thể lên tới hàng triệu đô. Và vậy nên nó cũng có một ngành bảo hiểm y tế lớn ngang vậy để có thể bù đắp lại những thiệt hại đó. Nhân viên y tế và bác sĩ phải học và nhớ những chính sách bảo hiểm quan trọng nữa và đẩy giá cả lên cao.
Nguyên nhân thứ ba là do hệ thống chăm sóc y tế có hoạt động tài chính cực kì phức tạp và thừa thãi. Người bệnh rất ít khi trả tiền trực tiếp cho dịch vụ y tế. Thường thì sẽ có một công ty bảo hiểm đứng ra làm trung gian. Công ty bảo hiểm và văn phòng y tế sẽ đàm phán với nhau về giá cả (một cách kín đáo – do họ đều là những doanh nghiệp tư nhân mà). Và lần đầu người bệnh có thể biết được thủ thuật của họ mất bao nhiêu tiền là khi họ nhận được hoá đơn. Vậy nên không có cách nào để bệnh nhân có thể tự tìm mặt hàng với giá tốt nhất cho mình cả.
Tại các quốc gia như Anh, họ có hệ thống một tổ chức chi trả, có nghĩa là chính phủ sẽ là tổ chức duy nhất đứng ra mua dịch vụ y tế. Bệnh nhân – hay những người đóng thuế – sẽ trả cho những dịch vụ đó qua phần thuế của họ. Khi chỉ có một người mua, thị trưởng y tế trở thành thị trường người mua (vì dư cung), và giá của dịch vụ lẫn sản phẩm y tế sẽ có áp lực đi xuống – người bán phải cạnh tranh với nhau.
Liệu rằng tất cả tiền đổ vào hệ thống y tế của Mỹ có làm cho tuổi thọ của người dân, dịch vụ chăm sóc và nhiều thứ khác trở nên tốt hơn không? Rất tiếc là không, theo nghiên cứu năm 2000 của tổ chức y tế thế giới WHO thì Mỹ chỉ xếp thứ 37 khi xét về những khía cạnh đó.
https://en.wikipedia.org/…/World_Health_Organization…
Và liệu ACA (Obamacare) đã làm thay đổi được điều gì hay chưa? Câu trả lời là có và không. Chương trình này đã giúp nhiều người có thể nhận được dịch vụ y tế hơn, nhưng nó đã không giải quyết được vấn đề giá còn tồn đọng và lý do tại sao dịch vụ này lại đắt vậy. ACA – với những thay đổi quá ít mà nó mang lại – đã bị nhiều người gạt bỏ một cách cay đắng và giờ còn thường xuyên có dự luật để để bỏ nó đi nữa. Đa số chính trị gia theo đảng Cộng hoà đều phản đối nó một cách công khai. Giờ còn rất, rất nhiều công ty bảo hiểm lớn nhận được quyền lợi đảm bảo bất di bất dịch. Vậy nên sẽ rất khó để tạo ra được những thay đổi lớn trong hệ thống tài chính y tế.
Là một người dân Mỹ, bạn có thể làm được điều gì để thay đổi điều này không? Việc đầu tiên sẽ là tìm hiểu rõ về những hệ thống y tế trên toàn thế giới, và lý do mà hệ thống của Mỹ lại đắt đỏ tới vậy. Sẽ có nhiều thứ mà không thể thay đổi được – ví dụ như việc các bác sĩ bằng lòng bị giảm lương. Hãy tìm hiểu về hệ thống y tế một tổ chức chi trả và hỏi những người đại diện cho bạn ý kiến của họ về việc đó, và lý do tại sao.
>u/CompletePlague (9 points)
Bạn đang thiếu đi một lý do quan trọng khác nữa: do không có một hệ thống y tế trung tâm nào (ngoại trừ những người đăng ký HMO), người bệnh thường được thoải mái chọn những dịch vụ mà họ muốn sử dụng — thứ mà kết hợp với việc họ ngại kiện tụng (ND: cụm này tác giả dùng fear of litigation, mình tra có hiểu nghĩa nhưng không thấy liên quan đến ngữ cảnh lắm. Ai biết có thể giúp mình nhé) làm cho việc điều trị bệnh trở nên thừa thãi. Mỗi bệnh nhân có thể nhận được rất nhiều test và đủ phương pháp điều trị mà không mang lại giá trị nào. Phần lớn cũng không để ý những lựa chọn này có tiết kiệm chi phí không.
Không lạ để thấy được người bệnh ở Mỹ nhận được những bài test mà đắt hơn 3 lần bình thường, nhưng chỉ cho những bệnh rất hiếm khi mắc phải. Cái này đặc biệt đúng với dịch vụ hình ảnh y khoa ở Mỹ, khi quét MRI thường được thực hiện ngay sau khi được chẩn đoán bệnh trong thời gian ngắn. Ở các nước có hệ thống chăm sóc y tế toàn dân thì MRI sẽ chỉ được thực hiện nếu như các cách điều trị tiêu chuẩn không cải thiện được tình trạng của người bệnh sau vài tuần.
>>u/autopornbot (1 point)
(Người Mỹ đây) Có vẻ như mỗi lần tôi phải vào phòng cấp cứu, tôi đều được quét MRI hết. Bài test này rất đắt đỏ nhưng họ vẫn muốn làm nó “để đề phòng”. Và nếu gần đây bạn đã được quét MRI rồi thì tôi cũng không nghĩ lần mới sẽ cho ra kết quả gì thêm đâu.
>>u/evLOLve (3 points)
Nếu tôi không quét MRI và làm phẫu thuật khẩn cấp vài tháng trước thì tôi đã có thể bị liệt mãi mãi rồi. Vậy nên không phải lúc nào đó cũng là ý tồi.
>u/mqrocks (2 points)
Cảm ơn bạn vì phần giải thích tuyệt vời này.
>u/John_Wilkes (4 points)
Nước Mỹ có rất nhiều vụ kiện tụng trong ngành công nghiệp y tế. Nếu có thứ gì đó sai trong quy trình khám chữa bệnh, bạn được khuyến khích để kiện. Thiệt hại có thể lên tới hàng triệu đô. Và vậy nên nó cũng có một ngành bảo hiểm y tế lớn ngang vậy để có thể bù đắp lại những thiệt hại đó. Nhân viên y tế và bác sĩ phải học và nhớ những chính sách bảo hiểm quan trọng nữa và đẩy giá cả lên cao.
Đây chỉ là một phần chi phí được phóng đại quá mức trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ tại Hoa Kỳ thôi, và nó chỉ cộng vào một phần rất nhỏ trong giá chăm sóc y tế. https://press.uchicago.edu/Misc/Chicago/036480.html
Cái này thường được đưa ra bởi đảng Cộng hoà, những người không muốn động tới các vấn đề khác trong hệ thống, nhưng vẫn muốn ngăn chặn việc kiện tụng các doanh nghiệp sơ suất. Họ cũng sử dụng chiêu bài này trong những ngành công nghiệp khác, ví dụ như việc cho các doanh nghiệp dầu tự chi trả phí tổn thất cho các vụ rò rỉ.
_____________________
u/Dicktremain (12 points)
Một khác biệt quan trọng là Canada không có y tế miễn phí, họ có hệ thống chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Điều này có nghĩa là người dân sẽ trả tiền cho chăm sóc y tế bằng chính thuế của họ.
_____________________
Dịch bởi Dat Vu
