Mỗi khi nghĩ đến nền quân sự Nhật Bản trong thế chiến thứ 2 ,chúng ta thường liên tưởng đến những chiếc Zerofighter đáng gờm hay những người lính gan dạ chiến đấu tới chết chứ không phải những cỗ xe tăng chết chóc nghiền nát đối phương–thứ làm chúng ta lien tưởng đến quân đội Đức tinh nhuệ .Những cỗ xe tăng chưa bao giờ trở thành một phần quan trọng trong cỗ máy chiến tranh của người Nhật và sự có mặt của chúng cũng không đóng vai trò nổi bật trong suốt chiều dài của cuộc chiến .
Tại sao điều này lại xảy ra ? Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên thử nghiệm ứng dụng xe tăng trong chiến đấu thậm chí còn ứng dụng học thuyết tác chiến binh chủng hợp thành ngay trước cả người Đức .Thế nhưng trải qua một loại cuộc tranh cãi nội bộ giữa các sỹ quan quân đoàn với cấp trên của họ cùng quyền ưu tiên được ứng dụng học thuyết của cá nhân ,cuối cùng người Nhật đã bỏ lỡ toàn bộ cơ hội mà họ có được .
Heinz Guderian ,cha đẻ của học thuyết huyền thoại Blitzkrieg cũng như tác giả của cuốn sách đã phơi bày cho cả thế giới thấy sự phát triển của lực lượng thiết giáp trong thế chiến thứ 1-Achtung-Panzer!,ông cũng đã từng để mắt một quốc gia phương Đông đó là Nhật Bản ,cường quốc đứng đầu trong số các quốc gia sở hữu tiềm lực thiết giáp .
Cho dù không tham gia trực tiếp thế chiến thứ 1 như nhiều cường quốc khác thế nhưng Nhật Bản đã gửi nhiều quan sát viên tới mặt trận phía Tây .Khi chiếc xe tăng Mk I ,chiếc xe tăng đầu tiên của loài người lăn xích trên các mảnh đất không người tại mặt trận Somme,các quan sát viên đã nhanh chóng gửi các thông tin về thứ vũ khí này về chính quốc .Quân đội Đế Quốc Nhật Bản nhanh chóng công nhận sức mạnh mang tính cách mạng của xe tăng ,thế là đầu năm 1917 họ đã thảo luận mua những mẫu xe tăng đầu tiên từ ngoại quốc về để nghiên cứu .Vào tháng 10 năm 1918 ,vài tháng sau khi chiến tranh thế chiến thứ 1 kết thúc ,một chiếc xe tăng MK Iv giống cái (phiên bản trang bị năm súng máy nhưng lại không có pháo ) cập cảng Yokohama của Nhật và được chuyển ngay tới một trường bộ binh tại tỉnh Chiba .Thế là một loại nghiên cứu về xe tăng được người Nhật tiến hành bắt đầu vào cuối năm sau khi Nhật Bản nhận tiếp lô hàng tiếp theo bao gồm 6 chiếc xe tăng Mk A hạng nhẹ của Anh và 13 chiếc Renault FT-17 của Pháp .
Bên cạnh những khía cạnh kỹ thuật của loại vũ khí mới ,người Nhật cũng để mắt đến tầm quan trọng của học thuyết được áp dụng đối với nó .Sở chỉ huy kỹ thuật quân đội được thiết lập nhằm nghiên cứu và phát triển vũ khí đã bị ám ảnh bởi tầm quan trọng của việc triển khai “sức mạnh của máy móc kết hợp với sức mạnh của người trong các chiến dịch cùng sự vận chuyển vũ khí “ .Ý kiến này đã thu hút được nhiều sự quan tâm đối với nhiều sỹ quan bộ binh cấp tiến .Vào năm 1921 ,Học viện chiến tranh quân đội Nhật bắt đầu mở các lớp đào tạo ngoại khóa về học thuyết tác chiến thiết giáp được sử dụng trong thế chiến thứ 1 .Thế là từ sensha được quân đội sử dụng để chỉ những cỗ xe tăng được áp dụng .
Xe tăng không phải là vũ khí duy nhất dành được sự quan tâm .Nhật Bản đã rút ra được nhiều bài học không chỉ về kỹ thuật mà còn về cả những bài học và học thuyết họ thu được trong cuộc thế chiến thứ 1 .Nhiều ủy ban nghiên cứu được lập ra để nghiên cứu súng máy ,không quân ,liên lạc Radio-tất tần tật những thứ làm thỏa mãn tham vọng của họ .Thế nhưng so với những lĩnh vực khác , lĩnh vực thiết giáp lại không giành được sự ưu tiên cao nhất .
Vào năm 1925 ,bộ trưởng bộ chiến tranh Kazushige Ugaki đã đề ra một chương trình giải trừ quân bị mang tính bước ngoặt nhằm giảm quy mô và hiện đại hóa quân đội ,coi trọng chất lượng hơn số lượng .Quân bộ cho giải tán 4 sư đoàn bộ binh cùng vài trưởng và bệnh viện dành cho quân đội ,dành tiền để mở rộng lực lượng không quân và phòng không và thiết lập một quân đoàn xe tăng chuyên nghiệp .
Vào ngày 1 tháng 5 năm 1925 ,những lực lượng thiết giáp đầu tiên được thiết lập bao gồm Tiểu Đoàn xe tăng số 1 tại Kurume và tiểu đoàn xe tăng bộ binh trường học tại Chiba .Thế nhưng hai tiểu đoàn –mỗi tiểu đoàn được trang bị năm chiếc Mk A Whippets và Renault FT-17 đã quá hạn –lại là những tiểu đoàn không có năng lực thực chiến ,không những thế ,những tiểu đoàn còn non trẻ này còn phải đối mặt với sự hoài nghi từ những sỹ quan theo chủ nghĩa truyền thống ,những người vẫn hoài nghi về khả năng thực sự của những cỗ xe tăng .Thế nhưng ,những chỉ huy xe tăng cùng các kỹ sư vẫn không chịu bỏ cuộc ,họ vẫn giữ sự kiên định với kế hoạch xây dựng một lực lượng thiết giáp hiện đại .Việc gây chiến với Trung Quốc hay có thể là Liên Xô chỉ còn là vấn đề thời gian ,điều khiến họ bận tâm nhiều đó là Nhật Bản vẫn phải chịu phụ thuộc rất nhiều từ ngoại quốc ,đặc biệt là Pháp .Lời kêu gọi sản xuất những chiếc xe tăng tự trồng được sự ủng hộ từ phía người đứng đầu bộ kỹ thuật quân đội và kế hoạch này được giao cho viên kỹ sư kiêm đại úy pháo binh Tomio Hara thuộc Bộ cơ giới quân đội đảm nhiệm .Rất còn rất nhiều sự hoài nghi hướng đến Hara và các cộng sự của ông ,kinh ngiệm của người Nhật về lĩnh vực cơ giới vẫn chỉ giới hạn trong loại xe tải 4 tấn hay máy kéo 3 tấn .20 tháng sau ,Hara đã chứng minh được những bi quan về khả năng thành công của ông cùng cộng sự đều là điều vô lý .
Xe tăng thứ nghiệm số 1 (còn được gọi là xe tăng Type 87 Chi-I) nặng 20 tấn –một chiếc xe tăng rất nặng và lỳ máy ra đời .Thế nhưng kể từ nó ra đời ,các trương trình phát triển thiết giáp lại như diều gặp gió,Hara cùng cộng sự lại bắt tay vào cải tiến thiết kế để sản xuất hàng loạt .Vào năm 1929 ,mẫu xe tăng hạng trung Type 89- I go ra đời và cũng là chiếc xe tăng đầu tiên sử dụng động cơ Diesel đầu tiên phục vụ cho đến năm 1942 .Cũng cùng năm đó ,Nhật Bản nhập lô xe tăng nước ngoài cuối cùng – 10 chiếc Renault NC-27 .Kể từ đây ,người Nhật không nhập thêm chiếc xe tăng nào nữa .
Cho dù Nhật Bản được cho là có kinh nghiệm về tác chiến thiết giáp ít hơn so với các cường quốc phương Tây ,điều đó đã thực sự thay đổi trong cuộc xâm lược Trung Quốc .Vào ngày 17 tháng 12 năm 1931 ,Nhật thành lập đại đội xe tăng số 1,một đại đội lâm thời bao gồm những chiếc xe tăng Renault FT-17 và NC-27 được cấu thành từ hai tiểu đoàn thiết giáp ,và gửi đại đội này đến Mãn Châu .Cuộc chạm trán đầu tiên không có gì nổi bật .Dưới sự chỉ huy của một chỉ huy xe tăng đầy triển vọng –Đại úy Shunkichi Hyakutake ,những chiếc xe tăng đã không gặp kháng cự nào khi chúng tiến sau hàng ngũ bộ binh .Lần trạm chán lớn nhất của đại đội là trận Cáp Nhĩ Tân diễn ra chỉ 17 giờ trước khi quân đội của các quân phiệt rút khỏi thành phố .Một tháng sau khi một cuộc bạo động kháng Nhật biến thành một cuộc đụng độ quân sự toàn diện tại Thượng Hải ,quân Nhật đã điều đến đại đội thiết giáp số 2 bao gồm 5 chiếc type 89 Igo cùng những chiếc Renault khác tới tăng cường cho Bộ binh Hải Quân Nhật đang đổ bộ tại đó .Đại đội thiết giáp số 2 được chỉ huy bởi đồng sự của Hyakutake,đại úy Isao Shigemi đã len lỏi dãy phố đông dức tại Thượng Hải ,nơi bộ binh Trung Quốc dễ dàng tiếp cận những chiếc xe tăng Nhật .
Những màn tác chiến không mấy hiệu quả của quân Nhật không phải từ sự yếu kém về mặt kỹ thuật mà là hậu quả những sai lầm về học thuyết tác chiến .Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đã cho ra đời rất nhiều học thuyết tác chiến thiết giáp thế nhưng những người đề ra lại có ít cơ hội để vận dụng nó ,nổi bật nhất trong số những học thuyết này là các học thuyết của những nhà lý luận quân sự Anh và Pháp .Nhiều nhà lý luận quân sự Anh,trong đó có J. F. C. Fuller và B. H. Liddell Hart tán thành việc lực lượng thiết giáp như một nhánh chiến đấu độc lập với một lực lượng binh chủng hợp thành được cơ giới hóa làm xương sống tạo thành một lực lượng với trung tâm là xe tăng .Trái ngược với điều này vẫn giữ lối tư duy cổ hủ thời đệ nhất thế chiến cho rằng xe tăng chỉ là một công cụ hỗ trợ bộ binh mà thôi ,thay vì thập trung xe tăng để đột phá phòng tuyến ,họ phân tán xe tăng trên khắp chiến tuyến .Vì Nhật Bản là nước nhập khẩu xe tăng chính của Pháp cho nên không mấy gì lạ khi áp dụng ngay học thuyết thiết giáp hỗ trợ bộ binh vào trong điều lệ chiến đấu của mình .
Trong suốt thời kỳ chiến tranh ,người Châu Âu vẫn đang loay hoay chưa biết học thuyết nào là đúng thì Heinz Guderian ,một tướng lĩnh ủng hộ học thuyết của người Anh đã chứng minh những lý luận của những nhà lý luận Anh Quốc là đúng đắn khi sử dụng binh chủng hợp thành Panzerwaffe đè bẹp quân đội Pháp trong cuộc xâm lược năm 1940.Người Châu Âu đã nhìn về phía Đông và nhanh chóng đã có câu trả lời .Vào ngày 21/3/1933 .Quân Nhật nuốt trọng Mãn Châu và bắt đầu tiến sâu vào nội địa Trung Quốc ,họ tung ra một cuộc tiến công chính trở thành trận Nhiệt Hà nhằm chiếm giữ khu vực Nội Mông phía Bắc Trung Quốc ,quân Nhật tiến hành truy kích quân Trung Quốc thế nhưng tung tướng Yoshikazu Nishi chỉ huy sư đoàn 8 nhận ra rằng bộ binh không thể nào bắt kịp quân Trung Quốc trước khi thiết lập một phòng tuyến mới . Nishi biết mình phải nên làm gì ,vào mùng một tháng 3 ,ông ra lệnh cho tướng Tadashi Kawahara và tập đoàn quân của ông ta bao gồm một đại đội thiết giáp và một đại đội sơn pháo cùng một đại đội công binh và một đại đội liên lạc tiến hành khai thác lỗ thủng của phòng tuyến địch và đưa quân tiến thẳng vào Thừa Đức để tiêu diệt quân phòng ngự Trung Quốc .
Những chiếc xe tăng và xe cơ giới của cụm tác chiến Kawahara thọc xâu vào đường cao tốc Cẩm Châu –Triều Dương trong khi quân Trung Quốc rút chạy về phòng tuyến số 2 mà không hề có phòng bị gì .Phòng tuyến nhanh chóng sụp đổ và Đại đội xe tăng số 1 tiến vào Thừa Châu vào ngày 4 tháng 3.Không rõ tướng Nishi có đọc các học thuyết của Liddell Hart hay không nhưng những gì ông làm đã biến những gì mà nhà lý luận người Anh mong muốn trở thánh sự thật .Một lần nữa ,sức mạnh cơ giới đã thắng sức mạnh bộ binh truyền thống và quan trong hơn điều này được diễn ra trước khi người Đức áp dụng học thuyết của Herz Guderian trong thế chiến thứ 2.
Chiến thắng tại Nhiệt Hà đã tạo động lực cho các sỹ quan ủng hộ học thuyết thiết giáp tập trung vào xây dựng và cơ giới hóa các binh chủng hợp thành .Tháng 3 năm 1934 .Lời kêu gọi của họ cuối cùng cũng được hồi đáp bằng việc thành lập lữ đoàn hỗn hợp đặc biệt số 1,một binh chủng hợp thành đầu tiên của người Nhật vào lúc những ý tưởng về binh chủng này mới chỉ được thử nghiệm trong thời bình tại Châu Âu .Khi cuộc chiến tranh Trung Nhật chính thức nổ ra năm 1937 ,Nhật chính thức gửi lữ đoàn này đến huyện Chahar ,phía Bắc Trung Quốc như một phần của lực lượng viễn trinh dưới quyền trung tướng Hideki Tojo.Thế nhưng khi bàn giao lực lượng vào tay ông này ,các chiến dịch sau đó bỗng chốc biến thành thảm họa , oshikazu Nishi ,Tojo là một người theo phái truyền thống và không mặn mà lắm trong việc tiếp thu các kinh nghiệp về học thuyết tập trung thiết giáp .Lờ đi những lời chỉ trích của chỉ huy lữ đoàn hỗn hợp số 1 Koji Sakai,Tojo phân tán lữ đoàn xe tăng và tiểu đoàn bộ binh nhằm tăng cường cho các đơn vị bộ binh khác –trái với nguyên tắc tập trung thiết giáp .Sau khi biết việc Tojo đã phân tán lực lượng của mình Sakai đã nguyền rủa Senpai của ông ta là “thằng ngu não nho “-một điều trái ngược với truyền thống của Nhật Bản về cách ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên của mình –là điều có thể hiểu được . Các lực lượng kháng cự Trung Quốc ,bao gồm những người từ Lộ Quân Trung Tâm đã được bàn giao những loại vũ khí chống tăng hiệu quả hơn nhiều so với những quân phiệt cục bộ tại địa phương .Trong trận Hân Khẩu tháng 10 năm 1937 ,chỉ huy sư đoàn 5 đã ra lệnh cho chỉ huy tiểu đoàn thiết giáp sô 4 tiến vào các hào chống tăng của quân Trung Quốc tại Nguyên Bình.Trong cuộc tấn công định mệnh này ,phía Trung Quốc đã sử dụng loại súng chống tăng 37 ly Pak 35/36 tiêu diệt hoàn toàn những chiếc xe tăng giáp mỏng của Nhật khiến cho 5 chỉ huy tử trận trong đó có ngôi sao sáng Shunkichi Hyakutake.(Đồng sự của ông là Isao Shigemi thì không sao ,sống suốt chiefu dài của cuộc chiến và được thăng cấp lên chức thiếu tướng cho đến khi ông ta lái một chiếc xe tăng tự sát đâm vào quân Mỹ trong trận Luzon năm 1945).
Cho dù Tojo cùng các sĩ quan dưới quyền ông ta chỉ đổ lỗi cho sự tác chiến kém hiệu quả của lữ đoàn tại Bắc Trung Quốc làm nguyên nhân thất bại ,quân đội vẫn cho rằng học thuyết binh chủng hợp thành là một học thuyết sai lầm .Thế là từ đó không còn những cuộc thảo luận gì về binh chủng hợp thành và các lực lượng thiết giáp được phân về hỗ trợ các lực lượng khác –điều mà các sỹ quan bộ binh phái truyền thống mong chờ từ lâu . Như hầu hết các nước phương tây ,trướng ngại vật ngăn Nhật Bản phát triển lực lượng thiết giáp chính là sự thiếu hụt tài nguyên hoặc sự cho phép từ phía nước ngoài ,thế nhưng sự hoài nghi và đối lập từ các sỹ quan phái truyền thống không chịu tiếp kiện sáng kiến mới và không muốn lực lượng của mình bị lép vế đã khiến các học thuyết mới không được úng dụng đúng cách .Tại phương Tây ,lực lượng thiết giáp được biên chế như thành phàn chủ chốt của lực lượng binh chủng hợp thành xe tăng-bộ binh –pháo binh ,thế nhưng tại Nhật Bản ,điều này xảy ra quá muộn.
Từ năm 1938 đến năm 1942 ,hầu hêt các đơn vị thiết giáp đều nằm dưới quyền chỉ huy của các sư đoàn truyền thống .Thi thoảng quân đội có thành lập một trung đoàn xe tăng có cơ cấu thêm một ít bộ binh và pháo binh được gọi là –senshadan –chiến xa đoàn ,thế nhưng chúng không tồn tại được lâu và không độc lập .Chức chăng chính của chúng giờ chỉ là những lực lượng dự bị chỉ được điều ra khi bộ binh cần đến .
Sau khi chịu thất bại nặng nề dưới tay Hồng Quân của tướng Zhukov tại Nohonman –còn được biết là trận Khalkhin Gol và chứng kiến sự trỗi dậy của học thuyết Blitzkrieg của Đức tại mặt trận phía Tây năm 1940 lại khiến người Nhật nghĩ lại về việc cơ giới hóa binh chủng hợp thành .Vào tháng 4 năm 1941,quân bộ thành lập Bộ Cơ Giới Hóa nhằm nghiên cứu và bổ sung các kinh nghiệm còn thiếu .Vào ngày 24 tháng 6 năm 1942 ,ba sư đoàn xe tăng ra đời tại phía Bắc Trung Quốc .Vào ngày 4 tháng 7 ,Sư Đoàn thiết giáp số 1 và số 2 được kết hợp với Lữ Đoàn xe tăng thao diễn để lập nên Tập Đoàn Quân cơ giới tại Mãn Châu .Điều này dường như chứng to Nhật cuối cùng cũng đã sẵn sàng cho tác chiến thiết giáp .
Tuy nhiên ,trên thực tế điều này vẫn không đem lại kết quả gì .Mỗi sư đoàn tăng có bốn trung đoàn xe tăng ,một trung đoàn pháo cùng vài đơn vị chuyên dụng ,thế nhưng các sư đoàn lại chưa bao giờ nhận đủ thiết giáp cùng xe tải và vài trung đoàn buộc phải dùng ngựa để chuyên chở .Cuối cùng ,chúng cũng chỉ được coi là những đơn vị bán cơ giới .Cùng với việc ký kết hiệp định không xâm phạm lẫn nhau vào ngày 13 tháng 4 năm 1941 với Liên Xô ,vào cuộc tấn công Trân Châu Cảng diễn ra chỉ 8 tháng sau ,người Nhật buộc phải dành hết ưu tiên của mình cho Hải Quân .Không một chiếc xe tăng Nhật nào có thể đứng ngang hàng với xe tăng Đồng Minh , Type 97-Kai Shinhoto Chi-Ha-loại xe tăng nặng nhất được biên chế tại cấp độ sư đoàn ,nặng 15,8 tấn ,trang bị súng gia tốc cao 47 ly nhưng giáp lại chỉ dày đúng 1 inch .Trái ngược với xe tăng hạng trung M4A3 Sherman của Mỹ nặng 33 tấn ,có pháo chính 75 ly và giáp trước dày ít nhất 2,5 inch .
Trong khi cuộc chiến tranh với Liên Xô trên đất liền khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về sự bế tắc của cuộc chiến tranh Biên Giới Nhật Xô ,không còn có một đòi hỏi nào về việc thành lập một lực lượng thiết giáp trong những năm thập niên 30 .Trước đó ,quân đội Nhật đã rút hết từ trung đoàn này đến trung đoàn khác để yểm trợ cho mặt trận Đông Nam Á do đó đã giải tán Bộ Cơ Giới vào ngày 30 tháng 10 năm 1943 .Xa hơn nữa địa hình rừng núi tại Đông Dương và các đảo tại Thái Bình Dương không phù hợp cho các chiến dịch cần điều động nhiều xe tăng và thế là một lần nữa những chiếc xe tăng trở thành công cụ để hỗ trợ bộ binh .
Quân Nhật đã có hai lần vận dụng thành công việc tập trung thiết giáp trong chiến tranh ,một lần là trong chiến dịch Malaya diễn ra từ tháng 12 năm 1941 đến tháng 1 năm 1942 và lần hai là trong chiến dịch Ichigo nhằm đả thông phía Nam và phía Đông Trung Quốc năm 1944 .Cho dù quân đội cũng triển khai xe tăng tại Philippines thế nhưng thành công của chúng tại đây vượt hơn cả sự mong đợi .Khi tình thế quân Nhật trở nên bất lợi và nguồn hậu cần nhiên liệu trở nên gián đoạn ,nhiều chỉ huy bộ đã buộc phải tháo dỡ những chiếc xe tăng và biến chúng thành các ụ pháo hay lô cốt .Xe tăng Nhật tại Mãn Châu lkhông có triển vọng gì ,khi ba mũi nhọn hồng quân Liên Xô bao gồm xe tăng T-34/85 cùng những chiếc Il-10 Sturmovik vượt qua biên giới Mông Cổ ,Mãn Châu ,Liên Xô ngày 9 tháng 8 năm 1945 ,đã nhanh chóng đè bẹp các sư đoàn thiết giáp của Nhật trụ lại tại đây .Ba ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng ,vào một buổi sáng đầy sương mù ,thiếu tá Sueo Ikeda đã dẫn 40 chiếc xe tăng của Trung Đoàn Tăng số 11 bao gồm những chiếc xe tăng Type 97 và Type 95 tiến hành một cuộc phản công điên rồ chống lại lực lượng chiếm đóng Liên Xô trên đảo Shumshu thuộc quần đảo Kuril .Đã có nhiều ghi chép về trận chiến này thế nhưng liệu do quân Liên Xô kích động hay sự tuyệt vọng của quân Nhật hay do một sự hiểu nhầm nào đó thì đến bay giờ vẫn chưa có câu trả lời cho việc này .Tuy nhiên khi có một sự khó hiểu khác được đưa ra khi quân Nhật tiêu diệt và làm bị thương 1500 quân Liên Xô ,tiêu diệt Ikeda cùng cộng sự thì câu chuyện về lực lượng thiết giáp Nhật lại có một kết thúc không thể lý giải cho đến ngày nay .
Nguồn :https://www.historynet.com/why-japan-armored-warfare-failed.htm