A: Lucas Mills
Bởi vì Jurassic World giống như McDonald’s của làng điện ảnh ấy: thời đại ngày nay, những nhà làm phim tập trung chủ yếu vào việc sẽ cho chúng ta xem cái gì hơn là sẽ làm thế nào để chúng ta xem được cái đó.
Nói dễ hiểu hơn, ví dụ thế này nhé: Cảnh con T-Rex đuổi theo chiếc Jeep trong Jurassic Park được tạo ra từ CGI (đồ họa vi tính), nhưng cảnh đó diễn ra vào ban đêm, và toàn bộ những thứ còn lại đều là thật (chiếc xe Jeep, đường, cây cỏ, hậu cảnh…v.v…). Và camera sẽ cho phép khán giả chú ý được rất nhiều về cách các nhân vật phản ứng với con khủng long trong cảnh phim.
Nếu cảnh quay đó nằm trong Jurassic World: con T-Rex, con đường, hầu như tất cả mọi thứ trừ diễn viên đều sẽ được làm bằng CGI. Bạn sẽ được xem con T-Rex nhiều hơn và phản ứng của nhân vật sẽ ít được chú trọng. Những nhà làm phim muốn cảnh này như một chuyến tàu lượn siêu tốc vậy: con T-Rex sẽ có những bước di chuyển nhanh, đa dạng và ấn tượng. Nó sẽ phá hủy nhiều thứ hơn trên đường đi của nó. Thời lượng con T-Rex CGI đó chiếm quá nhiều sẽ có rủi ro cao về việc để lộ những mặt “nhân tạo” của con dã thú, giống như một ảo thuật gia trình diễn với những động tác vô cùng chậm vậy. Khán giả dần sẽ phát hiện ra những mánh khóe kỹ xảo ấy và hiệu ứng kích thích thị giác sẽ mất đi. Hơn nữa, việc biểu cảm của nhân vật ít được quan tâm sẽ làm bạn mất đi cảm giác đồng cảm với nhân vật hơn trong những tình huống sống còn. Cảm xúc của khán giả không được bồi đắp đủ lớn, bạn xem cảnh phim đó, nhưng bạn không thật sự được sống trong đó. Vì vậy, bạn sẽ có nhiều thời gian để “soi lỗi” của mấy con khủng long hơn.
=======
A: Cyrus Ramsey (tôi bán và sửa chửa xe điều khiển R/C từ 2020 đến nay)
Tôi không nghĩ là nó (khủng long trong Jurassic Park) trông thật hơn mấy bản phim mới đâu, nếu bạn đặt 2 tấm ảnh so sánh trực tiếp. Hiệu ứng kỹ xảo của phần phim năm 1993 quả thật làm khán giả mắt chữ O mồm chữ A vào thời điểm đó (và ngược lại với niềm tin của nhiều người, chỉ có một số lượng ít cảnh trong phim là được làm từ CGI, những cảnh còn lại nhà sản xuất đều dùng những con robot khủng long thật để quay). Kỹ xảo trong Jurrassic World (2015) thật sự không tệ, nhưng xét ra mà nói, nó cũng không hề tốt hơn những phim cùng thời điểm ra mắt vào năm 2015. Nó vẫn đẹp và hoành tráng, nhưng nó không còn làm bạn há hốc mồm vì độ hoành tráng đó nữa. Hiệu ứng hình ảnh không tệ đi đâu – Chỉ là mọi thứ đã phát triển hơn thôi.
Jurassic Park lại như một kỳ quan hoàn toàn khác so với những bộ phim còn lại ở thập niên 90, và đến ngày nay hiệu ứng hình ảnh của nó, thật đáng ngạc nhiên, vẫn chưa có cảm giác lỗi thời. Jurassic World đẹp bằng với tất cả những phim khác của thập nhiên 2010, và với trình độ đồ họa vi tính đã phát triển như hiện tại, chúng ta đã quên đi rằng nó đáng ấn tượng đến thế nào.
Nếu Jurassic World được cho ra mắt vào thập niên 90, nó sẽ trở thành lịch sử, giống như phần phim gốc đã làm. Ngày nay, chúng ta bơi trong một biển phim CGI, và chúng ta thật sự đã bội thực với những hiệu ứng kỹ xảo như thế.
Theo: Phát Lê Nguyễn