Tại sao kháng thể từ máu của người cho lại không gây rắc rối lên cơ thể người nhận?

Khi truyền máu thì người ta luôn đảm bảo rằng cơ thể của người nhận sẽ không sinh ra phản ứng kháng lại máu của người cho vì kháng thể trong đó.

Nhưng còn người cho thì sao? Tại sao một người nhóm máu A có kháng thể kháng lại nhóm máu B lại có thể truyền máu cho một người nhóm máu AB? Hoặc là một người nhóm máu O có kháng thể với tất cả những nhóm máu còn lại, thế thì tại sao bọn họ lại là nhóm máu chuyên cho?

Khi người ta truyền máu, tổng thể của máu sẽ được phân ra thành các thành phần riêng biệt (hồng cầu, huyết tương, và tiểu cầu). Kháng thể kháng lại máu B trong người nhóm máu A chỉ có trong huyết tương. Vậy nên việc truyền hồng cầu A cho một người nhóm máu A hoặc AB vẫn an toàn vì họ chỉ nhận hồng cầu thôi. Tương tự với nhóm máu O. Nó là nhóm máu chuyên cho vì mọi người chỉ nhận hồng cầu O. Huyết tương A chỉ có thể đem cho người nhóm máu A và O bởi vì chúng là những nhóm máu duy nhất đối phó được với kháng thể kháng lại nhóm máu B. Huyết tương O chỉ có thể truyền cho người nhóm O vì nó có kháng thể kháng lại cả nhóm máu A lẫn B. Bạn hiểu ý tôi chứ?

P.S. Tôi làm việc trong ngân hàng máu nên nếu mọi người muốn hỏi gì thì cứ hỏi tự nhiên nhé!

>u/Pigrescuer (399 points)

Tôi có một câu hỏi hơi ngoài lề!

Vài tuần trước, tôi đi hiến huyết tương dưỡng bệnh (cho bệnh Covid), nhưng họ bảo tĩnh mạch của tôi không thích hợp để truyền huyết tương. Tôi đã từng truyền máu nhiều lần trong quá khứ, vậy thì lần này có gì khác biệt?

>>u/NotBaldwin (550 points)

Tuỳ vào phương pháp thì việc truyền huyết tương có thể cần phải lấy máu bạn ra, lọc huyết tương ra (bằng cách dùng máy điện di), rồi phần máu sẽ được trả lại qua tay kia của bạn. Họ sẽ cần một dòng chảy máu cao và nhanh cho việc này, nên tĩnh mạch to và rộng sẽ được ưa thích hơn.

Nếu tĩnh mạch bạn hẹp hoặc sâu, rủi ro về việc không đâm trúng mạch sẽ tăng lên, hoặc là chẳng may trong lúc đang làm thì tĩnh mạch bị đông máu.

>>>u/cosmicdogdust (23 points)

Tôi cũng có câu hỏi ngoài lề! Tôi có tĩnh mạch to rộng và nhóm máu O-. Cái nào sẽ hiệu quả hơn với tôi, hiến huyết tương, hiến hồng cầu, hay là tôi chỉ cần hiến toàn bộ máu là đủ? Có cái nào trong số đó thường được cần đến hay cần khẩn cấp hơn không?

>>>>u/kempez2 (37 points)

Hiến hồng cầu. Lúc nào cũng cần phải có hồng cầu của nhóm O- để trị bệnh băng huyết, v.v.

>u/fun_gram (26 points)

Tôi có câu hỏi này thắc mắc lâu rồi. Nếu có ai đó hút cần hoặc dùng thuốc liều mạnh rồi đi hiến máu, mấy cái cần cỏ với thuốc đó có được lọc ra không, hay là họ sẽ làm gì đó khác?

>>u/sebastiaandaniel (97 points)

Không, nếu vậy thì không được hiến. Bạn không được hiến máu nếu đã dùng ma tuý hoặc sử dụng những loại thuốc trị bệnh nào đó, trước khi hiến họ sẽ hỏi bạn.

>>u/LurkerNoLonger_ (22 points)

Khi đi hiến máu thì việc trung thực và có đạo đức là rất cần thiết, bởi vì những bịch máu này được sử dụng cho việc chăm sóc y tế và điều trị cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Các trung tâm hiến máu có làm kiểm tra máu có bệnh hay không, nhưng rất hạn chế, và LUÔN LUÔN có khả năng họ bỏ sót một nguy cơ nào đó.

>>>u/Bacardiologist (11 points)

Các trung tâm hiến máu có báo lại cho người hiến nếu họ phát hiện ra một nguy cơ nào đó không? Ví dụ như nếu có ai đó không biết họ bị viêm gan C hay HIV và khi kiểm tra máu hiến thì phát hiện ra, thì họ có gọi cho người hiến để thông báo không?

>>>>u/TasteMyLightning122 (6 points)

Có, họ sẽ liên hệ với người hiến. Việc để cho người hiến biết là rất quan trọng để họ có thể cẩn thận hơn khi truyền máu sau này. Thêm nữa, nếu có ai đó đi truyền máu và rồi vài tháng sau phát hiện ra họ bị bệnh gì đó, thì chúng tôi sẽ phải thông báo chuyện này cho tất cả những người đã nhận máu của người đó.

>u/Lalalanevermind (8 points)

Tôi nghĩ luật này là trên toàn thế giới, nhưng họ có viết là những người không đủ cân thì không nên hiến máu. Một cô bạn người Mĩ của tôi thiếu cân mà vẫn đi hiến, rồi bị ốm mấy ngày liền. Vậy là không có ai kiểm soát hay kiểm tra trước đó sao? (Lỗi là ở cô ấy vì đã đi hiến mà không nghĩ tới tác dụng phụ, và cũng không quá nghiêm trọng; nhưng tôi không biết liệu các nhân viên có để ý tới đièu đó không)

>>u/hornplayer94 (14 points)

Tôi làm tại một trung tâm hiến huyết tương. Chúng tôi được quy định là phải cân tất cả những người đến hiến để kiểm tra độ tin cậy và cũng để xem có thể lấy được bao nhiêu huyết tương một cách an toàn từ người hiến. Vì số huyết tương chúng tôi thu thập sẽ được mang đi làm thuốc, mọi bước trong quá trình kiểm tra và hiến đều tuân theo các quy định của FDA một cách nghiêm ngặt.

Tôi đã từng hiến máu toàn phần và hiến hồng cầu nhiều lần rồi, và người kiểm tra có vẻ không phiền việc tôi tự báo cáo cân nặng. Chắc vì tôi đã hiến trước đó, tôi cũng không rõ nữa. Tôi biết là các quy định của FDA về việc hiến máu hoặc các sản phẩm máu dùng trực tiếp cho người bệnh có thể hơi khác nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *