Hồi xem ‘Royal Family’ tôi đã nghĩ đây chính là cực phẩm, trông không hề cũ chút nào. Và thực sự thì công nghệ đâu có vẻ là thay đổi nhiều đến thế trong 10 năm qua? Nhưng gần đây tôi đã xem lại nó trên YouTube và chịu, không thể xem nổi. Nhưng tôi cũng không thể lý giải được điều gì đã khiến bộ phim trở nên cũ rích như thế, do màu sắc ư?
Ví dụ cho mấy bồ dễ hiểu:
—
1. [+196] Cả một thập kỷ trôi qua thì công nghệ phải thay đổi nhiều chứ bồ. Ví dụ, chiếc iPhone đầu tiên ra mắt vào năm 2007. Nếu bồ so sánh nó với smartphone ngày nay thì chỉ riêng độ phân giải màn hình và camera thôi đã là hai thế giới khác nhau rồi. Chúng ta đã quen với màn hình siêu HD nên nội dung được quay ở chất lượng thấp trông sẽ tệ hơn (thử chơi game 8-bit trên trình mô phỏng xịn xò là hiểu). Những bộ phim truyền hình ngày nay được quay bằng máy quay tốt hơn, thu được độ phân giải cao hơn, và máy quay thường được gắn trên bộ ổn định thay vì cầm tay. Thêm vào đó, những kỹ thuật khác như ánh sáng hay xử lý hậu kỳ cũng được cải tiến, tất cả đều tăng thêm sự hiện đại cho chất lượng sản xuất hiện nay.
2. [+153] Rõ ràng là chất lượng sản xuất đã thay đổi hoàn toàn vào một thời điểm nào đó trong 10 năm qua. Giá trị sản xuất (hay còn gọi là “cái tầm”) của một bộ phim được cải thiện chóng mặt. Thành thật mà nói tui cảm thấy rất khó để xem những phim đã chiếu từ lâu vì lý do này.
ㄴ Ừa, giờ mà mở một phim như IRIS (2009) lên coi thì sẽ thấy cinematography có chút lạc hậu và rẻ tiền, nhưng vào thời điểm ra mắt thì đây lại là một tác phẩm đắt giá. Đơn giản là kỳ vọng của chúng ta đã thay đổi. Những bộ phim như vậy không còn đủ tiêu chuẩn để được cho là ‘một chương trình TV hay’ nữa, khán giả hiện nay đều sẽ mong đợi trình độ sản xuất có tầm ngay cả với k-drama.
3. [+120] Những kiểu tóc một trời một vực (đặc biệt là của diễn viên nam). Kiểu như bị sốc văn hóa hay gì á… khiến người xem không cảm được nhân vật.
4. [+77] Câu trả lời là tỷ lệ khung hình theo phong cách soap opera (thể loại phim ngàn tập vô cùng sướt mướt) và độ sâu trường ảnh (khoảng cách không gian). Lấy luôn ví dụ của chủ thớt đi, bộ phim này được quay ở tốc độ khung hình là 60 fps, cao hơn nhiều so với tốc độ khung hình phổ biến hiện nay là 24 fps (được sử dụng để có cảm giác điện ảnh hơn). Ngoài ra, họ còn thiếu tính năng làm mờ hậu cảnh (bokeh), gần như không thể thiếu trong các tác phẩm gần đây. Kỹ thuật này chắc chắn đã tồn tại ở Hàn vào 10 năm trước, chỉ là không được sử dụng rộng rãi cho phim truyền hình thôi chứ điện ảnh vẫn có nhé.
ㄴ Tui nghĩ đây chính là lời giải thích thực tế nhất cho lý do vì sao những bộ phim cũ với khán giả hiện đại lại trông lạc hậu đến thế. Hiển nhiên là kiểu tóc, thời trang hay cách nói chuyện sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng điều mà chủ thớt thực sự muốn hỏi là về kỹ thuật quay phim. K-drama từng không khác gì thể loại soap opera của Mỹ, nhưng giờ những tác phẩm của họ lại chẳng khác gì phim điện ảnh. Tất nhiên vẫn còn khá nhiều bộ phim (thường là phim dài kỳ và chiếu hàng ngày) vẫn được quay theo phong cách này, và nó có thể trông quê mùa cũ rích nếu người ta không quen với nó.
ㄴ Lướt từ trên xuống xem có cao nhân nào đề cập đúng vấn đề không. Đây chính là đáp án nhé. Hơn cả công nghệ hiện đại, đó là độ sâu trường ảnh và tốc độ khung hình. Đây là hai điều tạo ra sự khác biệt rất lớn nhưng hầu hết người xem đều không nhận thức được là họ đang thấy cái gì.
ㄴ 100% tới công chiện.
ㄴ Tốc độ khung hình luôn là câu trả lời mà anh bạn thân của tui đưa ra mỗi khi được hỏi về vấn đề này. Anh ấy có sở thích quay trực tiếp các cuộc đua và biên tập lại những thước phim đó, sử dụng 60 fps làm tốc độ tiêu chuẩn thông thường. Ảnh đã ngay lập tức chỉ ra điều đó khi được tui cho xem đoạn clip mà chủ thớt đăng.
5. [+10] Một sự khác biệt lớn nằm ở diễn xuất. Diễn xuất của họ đã trở nên tinh tế hơn rất nhiều, cùng với những cảm xúc (có vẻ là) chân thật ở phía sau ống kính. Thế hệ diễn viên cũ thường sử dụng biểu cảm và cách nói kịch tính hơn để truyền tải cảm xúc.
6. [+8] Có rất nhiều thứ đã thay đổi vào khoảng 2014 – 2015 mà xuất phát điểm chính là thay đổi về loại máy quay và cách biên tập. Với những bộ từ trước năm 2014, hầu như tất cả đều có tốc độ khung hình là 60 fps. Đối với nhiều khán giả, họ sẽ thấy ngay sự “cũ kỹ” và “rẻ tiền” trong từng cảnh phim. Tôi nghĩ việc ngân sách hạn chế đã khiến các công ty sản xuất phải sử dụng công nghệ ít đắt đỏ nhất có thể.
Đến 2014, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Vào chính thời gian này, một vài bộ phim truyền hình bắt đầu thay thế phong cách soap opera bằng những góc quay sáng tạo và nhiều bảng màu đẹp mắt. Bộ phim đầu tiên mà tôi thấy hoàn toàn hiện đại và khá giống với những bộ phim gần đây là ‘Oh My Ghostess’ (2015). Cảm quan, chỉnh sửa màu sắc và góc quay đều rất hiện đại. Đến năm 2016, ‘Goblin’ ra mắt và thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Thậm chí 5 năm sau đó, ‘Goblin’ vẫn là một trong những bộ phim có nhiều thước quay đẹp nhất từng được sản xuất.
Tất nhiên cũng phải mất một khoảng thời gian để mọi bộ phim trở nên hiện đại hơn về cơ bản. Nhưng tôi nghĩ 2018 là năm mà mọi tàn tích của sự cũ kỹ được loại bỏ hoàn toàn khỏi k-drama. Thật ra thì cũng có một số tác phẩm đã đi quá xa khi lợi dụng ngân sách và công nghệ tiên tiến quá mức để khiến tác phẩm trở nên hào nhoáng. Nhưng dù sao thì tiến bộ này cũng đã mang về một lượng lớn khán giả đến với thế giới k-drama, những người vốn nghĩ k-drama chỉ là những vở soap opera bóng bẩy.
7. [+3] Chắc chắn là do chất lượng sản xuất rồi. Tui nhớ mình từng chết mê chết mệt ‘I Can Hear Your Voice’ của Lee Bo Young và Lee Jong Suk. Bộ phim có rating siêu khủng và mang lại Daesang cho Lee Bo Young. Tui đã thử xem lại gần đây nhưng phải drop vội vì chất lượng sản xuất thực sự quá cũ. Tuy nhiên cũng có một số tác phẩm như rượu ủ lâu năm vậy, điển hình là ‘Reply 1988’.
8. [+2] Tôi nghĩ hầu hết các bộ k-drama là sản phẩm của thời đại. Những tác phẩm này hoặc là tạo ra xu hướng, hoặc là bắt kịp xu hướng để kể những câu chuyện thu hút người xem. Phim nào cũng có những tình tiết cliché, nhưng đó lại những gì mà công chúng yêu thích trong khoảng thời gian đó…
Theo: Hallyuwood Vtrans