Tại sao hệ thống giáo dục của Mỹ lại cho kết quả nghèo nàn, còn một số nước nghèo hơn Mỹ lại có kết quả tốt hơn vậy?

À thì… bạn đúng rồi.

Ireland và Việt Nam không giàu bằng Mỹ nhưng học sinh của họ lại làm tốt hơn. Thứ hạng của học sinh Mỹ nằm giữa Cộng Hòa Séc và Latvia. (Ảnh 1)

Đa số các câu trả lời khác đã đề cập tới vấn đề lớn nhất là sự kiểm soát của địa phương với giáo dục, nhưng họ quên đề cập tới một vấn đề còn lớn hơn nữa: địa phương giàu được hưởng điều kiện giáo dục tốt hơn địa phương nghèo.

Và nếu bạn nhìn vào bản đồ nước Mỹ thì đôi khi chúng lại nằm ngay sát nhau: nếu ở Grosse Point MI, bạn sẽ được hưởng điều kiện giáo dục tốt hơn Detroit nhiều.

Kiểu kiểm soát tại địa phương này có chủ ý và gần như chỉ xuất hiện ở Mỹ. Hầu hết cơ chế này đều cố tình đẩy nhóm học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến các trường ít uy tín một cách có hệ thống. Người ta cũng cố tình “thiết kế” các phòng giáo dục địa phương theo cách này.

Thứ hai là sự khác biệt giữa giáo dục công lập và tư nhân. Có rất nhiều trường tư ở Mỹ và hiện tượng kiểm soát tại địa phương ngày càng nặng nề theo đà nở rộ của các trường bán công do nhà nước thành lập. Những trường bán công đầu tiên rất tuyệt vời vì lúc đó chúng vẫn còn rất hiếm. Khi các trường cố gắng chuyển sang mô hình bán công, trường tư thường có những nhân sự tốt. Vì thế nhân lực của trường công không thể bì được với họ, và mọi người sẽ không muốn góp vốn cho trường công nữa.

Hãy làm một phép so sánh với Phần Lan – nước cũng từng nằm trong vùng màu vàng. Phần Lan đã cải cách hệ thống giáo dục của mình: xóa bỏ trường tư, dùng ngân sách quốc gia để đầu tư cho hệ thống trường học và yêu cầu những phẩm chất tốt hơn ở đội ngũ giáo viên. Muốn được trở thành giáo viên trung học ở Phần Lan cần phải có bằng thạc sĩ. Giáo viên ở đây cũng có thu nhập tốt hơn. Hàn Quốc (đứng số 9) có tỷ lệ giữa thu nhập cao nhất của giáo viên và thu nhập trung bình cao nhất trong các nước phát triển. Rất nhiều giáo viên ở Mỹ phải bỏ nghề vì thu nhập quá thấp.

Đúng thế. Mức lương giáo viên cao nhất ở Mexico lớn hơn so với Mỹ. (Ảnh 2)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *