Bản thân là một sinh viên ngành âm nhạc, đa số các giảng viên lớn tuổi tôi gặp đều rất phản cảm với nhạc thị trường. Nếu thầy hỏi chúng tôi là đã nghe qua một số ca khúc nghệ thuật chưa, nếu câu trả lời là chưa, thầy sẽ nói là ít nghe mấy bài “khẩu thủy ca”* thôi, đừng có hỏi đến cái gì cũng không biết. Chẳng lẽ chỉ những bài hát nghệ thuật đã tồn tại rất lâu mới được coi là âm nhạc chính thống?
*Khẩu thủy ca: những bài hát thường có lyrics không chỉn chu lắm nhưng vì bắt tai và dễ hát nên được mọi người già trẻ lớn bé hát suốt trong một khoảng thời gian.
Là một giáo viên dạy nhạc cũng khá trẻ, tôi hiểu quá rõ về hiện tượng này.
Giả sử bạn là một sinh viên ngành tiếng Trung, bạn không thèm đọc các tác phẩm nổi tiếng trong giáo trình đại cương, cứ đi đọc mấy cuốn như Tiểu thời đại, Pretty Woman, 50 Sắc thái, thầy của bạn không sốt ruột mới lạ đấy.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, những giáo viên này cứng nhắc quá, tôi có cách dạy (uốn nắn) thâm độc, nham hiểm hơn.
Bởi vì bình thường tôi lên lớp phong cách giảng dạy cũng hơi cười đùa cợt nhả, nên bọn học sinh của tôi rất không sợ chết, thường mở mấy bài khẩu thủy ca lên cho tôi nghe.
Thường gặp những thứ như:
Những ca khúc không chính thống thịnh hành trên youtube
Các bài nhạc phim bắt chước phong cách nhạc cổ điển
Một số bài hát thị trường đang hot
Tôi cũng giống thầy của các bạn thôi, tôi đều cảm thấy đa số các bài hát đấy không đáng để nghe.
Nhưng mà tôi sẽ không phản đối ngay lập tức
Tôi sẽ vui vẻ nghe nó, sau đó sử dụng nó như một bài tập nghe viết chính tả: thực hiện một vài phân tích đơn giản, bóc tách giai điệu và hòa âm của bài hát đó.
Các anh mà phân tích không được thì tôi cùng các anh phân tích.
Với mấy bài nhạc thị trường thì 15 phút là làm xong rồi (đơn giản vl)
Sau đó tôi cho sinh viên tự hát hoặc tự đánh đàn bài hát đó.
Học viên rất nhanh sẽ phát hiện, hát với đàn mấy bài này trông như đứa ngốc ý, học hát học đàn mấy bài này nhanh quá, không có tý tẹo cảm giác thành tựu gì cả.
Sau đó học viên sẽ nhận thấy rằng giai điệu + phần đệm của những tác phẩm này có tính lặp lại cao, hoà âm quá đơn giản và dễ đoán, không có sự thay đổi âm sắc, lời bài hát khó hiểu, chất lượng âm thanh không cao, vân vân…
Không có so sánh sẽ không có đau thương.
Thế nên là lúc này tôi sẽ cười tít mắt (ái chà chà) và so sánh những sai sót này với các bài hát/ tác phẩm nghệ thuật.
Ví dụ như:
• Các giai điệu đơn giản: quá nhiều ví dụ để so sánh luôn
Mozart “twinkle twinkle little star”, Beethoven “đang đang đang đàng”, bolero của Ravel, Beethoven symphony no 7 2nd movement,…. nhưng nghe không hề chán, kỹ thuật trong các bài hát này rất đáng để học hỏi.
• Nghệ thuật của ca từ: các bài hát của Schubert, Bach, arias của Mozart, v.v. Ví dụ, trong phân đoạn chỉ trích Judas trong “The Passion of Matthew”, đoạn điệp khúc sử dụng quy luật nhảy quãng lớn và chạy nhanh của bass đôi, cũng như âm thanh bố cục độc đáo của tiếng Đức (ví dụ: âm “click” của blitze) → Dùng sấm sét đánh chết kẻ phản bội, nghe rất ớn lạnh.
• Cảm xúc sâu sắc: Bach, Beethoven, Brahms, Schumann, Chopin … rất nhiều nhà soạn nhạc đều có tính cách phức tạp và các tác phẩm của họ chứa đầy những cảm xúc phức tạp và khó hiểu.
Ví dụ, Scherzo đầu tiên của Chopin. Chẳng có chút hài hước nào, thay vào đó là nỗi nhớ nhà bơ vơ, tự trách bản thân không thể về quê tham gia trận mạc, giận người dân địa phương coi thường quê hương, nỗi cô đơn nơi xứ lạ. ..
Trong một khoảnh khắc, các sinh viên đã bị tấn công bởi một lượng thông tin khổng lồ.
Sau này, kể cả khi các học viên vẫn cứ đàn, vẫn cứ nghe các bản nhạc khẩu thuỷ ca này thì cũng sẽ cảm thấy nó rất nhạt nhẽo.
Bọn họ biết rằng, có muốn nghe lại những bài này cũng không nghe được nữa
Đây mới là phương pháp giải quyết từ gốc rễ của vấn đề. Yeah
